Lên chức bà nội vẫn đi thi đại học

Theo dõi VGT trên

Dù đã nghỉ hưu và có 2 cháu nội, năm nay 56 tuổi, bà Nguyễn Thị Phong vẫn quyết tâm đi thi đại học bởi lẽ, với bà, đây là cách để thấy mình không tụt hậu với lớp trẻ.

Lên chức bà nội vẫn đi thi đại học - Hình 1

Thí sinh Nguyễn Thị Phong: “Đi thi là để thử sức mình, để thấy mình không tụt hậu với lớp trẻ”.

Trường THCS Hưng Bình (Tp Vinh, Nghệ An) là địa điểm thi tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học – Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh. Sáng nay, điểm thi này trở nên sôi động hơn bởi lẽ xuất hiện một thí sinh khá đặc biệt. Đặc biệt bởi lẽ, tính tới thời điểm này, thí sinh Nguyễn Thị Phong (quê ở xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã bước qua tuổi 56.

Gặp chúng tôi sau khi hết giờ làm bài, thí sinh đã lên chức bà nội này khá e dè. “Có chi mô cháu, bác chỉ muốn đi thi để thử sức mình thôi’, bà Phong phân bua. Sau một hồi thuyết phục, thí sinh đặc biệt này mới đồng ý trò chuyện với chúng tôi, bởi “Các cháu làm bác ngại quá, lỡ không đỗ đại học thì xấu hổ lắm”.

Lý do đến với kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay của bà cũng đơn giản lắm, bà bảo, đi thi là để thử sức mình đến đâu, để xem mình có tụt hậu nhiều so với lớp trẻ ngày nay hay không. 56 tuổi, đã nghỉ hưu được mấy năm nay và đã có đến 2 đứa cháu nội thế nhưng bà không ngờ khi đề đạt ý kiến đi thi đại học, con trai, con dâu và chồng bà lại nhiệt tình ủng hộ đến thế. Cô con dâu công tác trong Sài Gòn còn gửi về cho bà 3 bộ đề thi khối C để mẹ chồng ôn luyện. “Thực ra thì mình cũng già rồi, không có nhiều thời gian để ôn luyện mô. Chủ yếu là tôi cố gắng giải hết các đề thi trong 3 bộ đề con dâu gửi cho thôi. Nhiều tuổi rồi, đầu óc cũng không còn nhanh nhạy như trước kia nên ôn cũng khó”.

Lên chức bà nội vẫn đi thi đại học - Hình 2

Thí sinh 56 tuổi trong “vòng vây” của các phóng viên.

Sinh ra trong một gia đình hiếu học, ông nội là thầy đồ dạy chữ Nho, bố là quân y sỹ, các chú đều thành đạt trên con đường học vấn, bà Phong cũng được thừa hưởng trí thông minh và lòng hiếu học của gia đình. Thi đậu vào Trường ĐH Thủy Lợi nhưng do nhận được giấy báo trúng tuyển quá muộn nên không được nhập học, bà Phong lên Nông trường 3-2 (đóng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) làm công nhân rồi học lên và được phân công làm kế toán của nông trường. Năm 1978, bà lấy chồng, có với nhau 1 đứa con trai thì “hai người hết duyên”. Bà nuôi con một mình.

Được một thời gian dài, bà quyết định xin nghỉ chuyển vào Đà Lạt sinh sống. Được cái, anh con trai Nguyễn Tử Ngọc Anh học rất giỏi, 2 lần đạt danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia nên bà được an ủi phần nào cho cái cảnh nuôi con một mình. 4 năm trước, bà trở về quê, gá nghĩa với một người đàn ông đã có vợ. Con cái thành đạt (hiện con trai bà là Giám đốc Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Sài Gòn), đáng lẽ bà có thể an nhàn mà chăm cháu nội, hưởng phúc tuổi già. Thế nhưng, khi cuộc sống không còn gì đáng để phàn nàn, bà quyết định đi thi đại học, để tiếp tục giấc mơ đèn sách đã lỡ của mình. Những tưởng ý định của mình sẽ bị chồng và các con phản đối nhưng không, khi biết ý định của bà, mọi người đều hết sức ủng hộ và động viên bà đi thi.

Lên chức bà nội vẫn đi thi đại học - Hình 3

Người phụ nữ lên chức bà nội vẫn quyết tâm thi đại học nhận được nhiều sự khâm phục từ các bạn trẻ.

Được tiếp thêm sức mạnh, bà khăn gói xuống Vinh dự thi vào Trường ĐH Khoa học – Xã hội và Nhân văn TPHCM. Chồng già yếu, các con lại ở xa nên bà tá túc ở nhà một người quen để đi thi. Suốt mấy ngày qua bà nhận được rất nhiều cuộc điện thoại hỏi thăm của các con và người thân ở xa.

Dự thi ở phòng thi toàn các cháu bậc con, bậc cháu, bà cũng hơi “khớp” nhưng với bản lĩnh đã được tôi luyện qua gian khó cuộc sống, bà nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để làm bài. Chỉ đến khi tiếng trống hết giờ thi vang lên, thí sinh Nguyễn Thị Phong mới chịu buông bút. Cô Đặng Thị Thu – giám thị phòng thi cho biết: “Khi thấy thí sinh Nguyễn Thị Phong bước vào phòng thi tôi rất ngạc nhiên. Nhưng khi biết được mục đích dự thi của bác, tôi hết sức khâm phục. Thực tế, không phải ai cũng can đảm và có quyết tâm cao như bác Phong, nhất là đối với phụ nữ ở tuổi “toan về già” như thế này”.

“Môn Văn tôi chỉ tự tin làm được câu 2 và câu 3b thôi. Riêng câu “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu” tôi làm khá tốt. Câu này 3 điểm nhưng tôi nghĩ là khá khó đối với phần lớn các thí sinh bởi lẽ trải nghiệm cuộc sống của các cháu còn ít. Tôi thuận lợi hơn các cháu bởi mình đã trải qua thực tế xã hội và có trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Tuy nhiên, môn Văn tôi chỉ tự tin được hơn 50% thôi. Tôi nghĩ mình có thế mạnh ở môn Lịch sử và sẽ làm bài môn này tốt hơn. Đi thi với các cháu mới thấy mình cũng đã tụt hậu nhiều rồi”, bà Phong chia sẻ.

“Nếu đỗ đại học, bác có đi học không?”, chúng tôi hỏi, bà trả lời ngay lập tức: “Có chứ”. Bà cho biết, nếu đỗ đại học sẽ đón cả chồng vào Nam để tiện chăm sóc tuổi già cho ông.

Hoàng Lam

Theo dân trí

"Cái bẫy" của sự đổi mới giáo dục chắp vá?

Chừng nào đổi mới GD 2 chưa được làm rõ và thống nhất thì mọi nỗ lực đổi mới bộ phận chỉ có thể đem lại một phiên bản mới của đổi mới GD 1, và do đó chúng ta vẫn luẩn quẩn trong "cái bẫy" của sự đổi mới chắp vá.

Video đang HOT

Mô hình GD... chưa từng có trong lịch sử

Bản chất của tiến trình đổi mới giáo dục nước ta trong 26 năm qua là chuyển từ một nền GD phục vụ kinh tế kế hoạch hóa sang nền GD vận hành, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đó là mô hình GD... chưa từng có trong lịch sử. Bởi thế, Việt Nam phải tự tìm lấy lời giải từ quá trình tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo. Quá trình này được cụ thể hóa bằng những đổi mới từng phần, trước từng vấn đề nẩy sinh, trong từng giai đoạn phát triển của GD.

Hiển nhiên, trước tính phức tạp và hoàn toàn mới của bài toán này, việc tìm tòi bước đi bằng quá trình đổi mới từng phần là cần thiết và đúng đắn những kết quả đạt được là quan trọng. Tuy nhiên, cái giá phải trả là sự luẩn quẩn trong đổi mới, nghĩa là sự tích tụ của những vấn đề nẩy sinh.

Các yếu kém về chất lượng và hiệu quả, về cơ cấu phát triển, về công bằng xã hội đã tích tụ lại trong một quá trình phát triển thiên về xử lý tình huống và đang đặt GD trước những thách thức gay gắt của một bối cảnh kinh tế- xã hội đã khác trước rất nhiều.

Nguyên nhân cơ bản của những yếu kém dai dẳng này là do thiếu một tầm nhìn tổng thể, thiếu một kế hoạch đồng bộ, dẫn đến cách đổi mới chắp vá như Đại hội X của Đảng đã chỉ ra.

Đó là bức tranh chung về đổi mới GD nước ta trong 26 năm qua với những thành công và bất cập của nó. Chúng ta sẽ gọi đó là đổi mới giáo dục 1.0, với các phiên bản 1.1, 1.2, 1.3 v.v...tương ứng với những đổi mới từng phần của tiến trình đổi mới này.

Thành công của nó là đã định hình được những đường viền cơ bản của một "thế giới quan" về GD trong điều kiện thực tiễn, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng.

Bất cập của nó là sự chắp vá, dẫn tới cái bẫy của sự đổi mới, mà biểu hiện cụ thể là sự tích tụ những yếu kém về chất lượng và hiệu quả cùng những tiêu cực trong quản lý và điều hành, khiến GD trở nên tụt hậu trước những yêu cầu mới của phát triển kinh tế-xã hội.

Đổi mới và sự...bỏ quên?

Đó là chủ trương được khẳng định tại Đại hội XI của Đảng. Chủ trương này nói lên quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một mô hình phát triển mới của GD.

Một mặt khắc phục cái bẫy của sự đổi mới chắp vá trong 26 năm qua. Mặt khác tạo tiền đề để GD thực sự góp phần vào việc thực hiện một trong các đột phá chiến lược là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực ra chủ trương về việc xây dựng một mô hình phát triển mới của GD đã có từ Đại hội Đảng X. Trên cơ sở phê phán sự chắp vá trong đổi mới, Đại hội X đã yêu cầu: "Chuyên dân mô hình GD hiên nay sang mô hình GD mở - mô hình xã hôi học tâp với hê thông học suôt đời".

Yêu cầu này đã bị... bỏ quên suốt 5 năm qua. Nói cho đúng, nó chưa đi vào được cuộc sống. Nguyên nhân là do cho đến năm 2008 nước ta vẫn là nước thu nhập thấp, mô hình phát triển kinh tế chủ yếu vẫn là mô hình phát triển theo chiều rộng bối cảnh đó không đặt ra yêu cầu bức bách về học suốt đời.

Cái bẫy của sự đổi mới giáo dục chắp vá? - Hình 1

Lễ khai giảng năm học mới tại một trường học.

Tuy nhiên, giờ đây nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình. Để không bị mắc kẹt trong "cái bẫy" của nước thu nhập trung bình, một nhiệm vụ cấp bách đang được đặt ra là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Mô hình tăng trưởng mới sẽ chủ yếu là mô hình phát triển theo chiều sâu, dựa trên sự phát huy của nhân tố năng suất tổng hợp, bao gồm tiến bộ khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý hiện đại. Sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng này vừa là tiền đề, vừa là yêu cầu để chủ trương về một mô hình GD mở với hệ thống học suốt đời được hiện thực hóa và đi vào cuộc sống.

Như thế, nhìn các chủ trương phát triển GD của Đảng trong sự vận động biện chứng gắn liền với bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước, có thể nói bài toán đổi mới căn bản, toàn diện nền GD quốc dân quy về bài toán xây dựng mô hình GD mở- mô hình xã hội học tập với hệ thống học suốt đời.

Đổi mới GD căn bản, toàn diện

Khái niệm học suốt đời đã được đưa vào chính sách GD Việt Nam từ năm 1993 trong NQTW4 (khóa VII). Đề án xây dựng xã hội học tập cũng đã được triển khai từ năm 2005 theo QĐ 112 của Thủ tướng CP. Tuy nhiên, rất nhiều rào cản đang vướng chân trên con đường vận động của GD Việt Nam hướng tới hệ thống học suốt đời.

Bản thân khái niệm học suốt đời vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và rõ ràng. Nó thường được đánh đông với GD không chính quy, GD giành cho người lớn, GD ngoài nhà trường. Cách hiểu đó khác xa với cách hiểu được công nhận rộng rãi giờ đây trên thế giới, theo đó học suốt đời bao gồm học chính quy, không chính quy và phi chính quy, trong mối quan hệ bình đẳng, liên thông và chuyển đổi lẫn nhau.

Rào cản vê khái niêm này là nguyên nhân côt lõi dân đên những rào cản khác, cụ thể là các rào cản về thể chế, về cơ cấu hệ thống, về chương trình GD, về quản lý, tài chính, đào tạo giáo viên, trong việc xây dựng một hệ thống học suốt đời đích thực ở nước ta.

Về bản chất, xây dựng hệ thống học suốt đời là chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất của GD. Nó đòi hỏi sự đoạn tuyệt với mô hình GD truyền thống trên nhiều phương diện. Nhà giáo không còn là nguồn cung cấp tri thức mà trở thành người dẫn dắt tới các nguồn tri thức. Người học không còn chỉ là học sinh, sinh viên trong trường mà là bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi.

Việc dạy và học chuyển trọng tâm từ tri thức sang năng lực, trong đó ưu tiên là năng lực sáng tạo, áp dụng, phân tích, tổng hợp tri thức, năng lực làm việc theo nhóm, năng lực học cách học, năng lực phê phán v.v... Công tác đánh giá không còn nhằm loại trừ ai mà có mục đích chính là chỉ ra cách học thích hợp và định hướng cho người học con đường tiếp tục trong học tập. Chẳng còn ai bị bỏ rơi, người nào cũng có cơ hội học tập đến cùng suốt cuộc đời mình.

Xét như vậy thì, dù rằng chúng ta đã nói rất nhiều và nói thường xuyên về học suốt đời nhưng GD nước ta vẫn đang giẫm chân trong mô hình truyền thống với nhà trường khép kín trong công thức 2- 4- 8 (ý nói 2 bìa sách giáo khoa, 4 bức tường lớp học, 8 giờ làm việc hành chính quan liêu). Việc học hướng tới thi cử, người học chỉ chăm chăm có một tấm bằng để sử dụng trong suốt cuộc đời.

Mô hình truyền thống thích hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và đang trở thành rào cản trong bước chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Vì thế, đổi mới căn bản nền GD quốc dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước chính là sự chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình học suốt đời theo nghĩa đích thực của nó.

Điều đó kéo theo sự đổi mới toàn diện nền GD quốc dân, từ cơ cấu hệ thống, tổ chức nhà trường, chương trình GD, đến công tác quản lý, cơ chế tài chính, đào tạo giáo viên.

Như thế đổi mới căn bản, toàn diện nền GD quốc dân sẽ là một giai đoạn phát triển mới về chất trong tiến trình đổi mới GD. Nó là đổi mới GD 2, với một mô hình phát triển đã được xác định ngay từ đầu, trong một tiếp cận tổng thể và tầm nhìn dài hạn.

Dĩ nhiên, để thực hiện đổi mới GD 2 cần có lộ trình phù hợp, trong đó quan trọng nhất là xác định các khâu đột phá. Đó là đổi mới cơ chế quản lý GD và cải cách đào tạo giáo viên.

Cơ chế quản lý GD "lấy nhà trường làm trung tâm"

Trong hơn 25 năm đôi mới vừa qua, khi chúng ta phát triên GD chủ yêu theo chiêu rông ở mọi lĩnh vực, chúng ta đã có cơ chê thích hợp. Đây là cơ chê tương đôi đơn giản, tương thích với đổi mới GD 1, tâp trung vào các chính sách cởi trói, dỡ bỏ các ràng buôc vô lý của môt Nhà nước bao câp. Thành công của cơ chê này là đã giải phóng năng lượng vôn có trong các lĩnh vực kinh tê- xã hôi, trong đó có GD, đem lại nguôn lực và đông lực cho phát triên.

Giờ đây, khi đât nước đã trở thành môt nước thu nhâp trung bình, lại hôi nhâp sâu rông với thê giới, thì hê thông kinh tê-xã hôi trở thành phức tạp và đa dạng hơn trước rât nhiêu. Bản thân GD cũng đã khác xa vê quy mô phát triên, vê mạng lưới trường lớp, với yêu câu cao hơn vê chât lượng và hiêu quả, cùng hê thông chính sách phong phú và quan hê quôc tê rông mở. Hôi nhâp quôc tê vê GD cũng đặt GD trước những thách thức mới.

Trong khi đó, cơ chê vân hành hê thông vân chủ yêu là cơ chê cởi trói, tìm cách tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các tắc nghẽn. Cơ chê này có vân dụng mô hình quản lý công mới, được từng bước nâng câp thành các phiên bản 1.1, 1.2 v.v..., nhưng chủ yêu trong khuôn khô của môt cải cách từng phân, môt đôi mới chắp vá, không còn phù hợp với giai đoạn phát triên mới vê chât. Đặc trưng cơ bản của cơ chê này là lây nhà quản lý làm trung tâm.

GD nước ta vẫn đang giẫm chân trong mô hình truyền thống với nhà trường khép kín trong công thức 2- 4- 8 (ý nói 2 bìa sách giáo khoa, 4 bức tường lớp học, 8 giờ làm việc hành chính quan liêu). Việc học hướng tới thi cử, người học chỉ chăm chăm có một tấm bằng để sử dụng trong suốt cuộc đời.

Cơ chê này cũng mới chỉ tâp trung chủ yêu vào môi quan hê giữa Nhà nước và nhà trường. Chúng ta hình như quên mât rằng, cùng với tiên trình đôi mới, bên cạnh Nhà nước đã dân hình thành hai khu vực mới là thị trường và xã hôi dân sự.

Như thê, cơ chê mới, ngoài viêc xử lý khéo léo tính phức tạp và đa dạng của hê thông, còn phải tính đên vai trò và tác đông của cả ba khu vực- Nhà nước, thị trường, xã hôi dân sự- trong đời sông kinh tê- xã hôi nói chung, trong GD nói riêng. Nó phải thay cơ chế cởi trói bằng cơ chế trao quyền. Từ đó, chuyên cách tiêp cân từ cơ chê quản lý lây nhà quản lý làm trung tâm, sang cơ chê quản lý lây nhà trường, nhà giáo, người học làm trung tâm.

Cơ chê mới sẽ khác vê chât với cơ chê trước đây.

Đó sẽ là cơ chê tương thích với đổi mới GD 2. Nó không dừng lại ở sự cởi trói nữa mà phải hướng tới viêc trao quyền, tạo ra môt không gian khoáng đạt, dân chủ và kỷ cương trong GD, nơi hê thông GD được tái câu trúc. Nhà giáo chân chính sông được bằng lương, các cơ hôi học tâp theo nhu câu xã hôi và nhu câu cá nhân được rông mở.

Cải cách đào tạo giáo viên

Kể từ năm 2000 đến nay, đào tạo giáo viên ở Việt Nam bước vào tiến trình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD phổ thông. Điểm mạnh nổi trội của Việt Nam là có chính sách giáo viên nhất quán, trong đó xây dựng đội ngũ nhà giáo luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các chiến lược phát triển GD.

Tuy nhiên, điểm mạnh đó vẫn bị đóng khung trong các giới hạn của đổi mới GD 1. Bằng chứng là, mặc dù đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nhưng đào tạo giáo viên ở nước ta vẫn đang luẩn quẩn trong "cái bẫy" của sự đổi mới chắp vá. Nghĩa là cho đến nay chúng ta vẫn mắc kẹt trong một mô hình đào tạo cũ, đã lỗi thời, mô hình đào tạo 1.0, với những đặc trưng sau đây:

1/ Mô hình giáo viên với nhiệm vụ chính là truyền thụ kiến thức trên lớp học. 2/ Hệ thống đào tạo giáo viên khép kín với những nhà trường chuyên ngành đóng khung trong một mô hình đào tạo cứng nhắc, ít gắn kết với cộng đồng và nhà trường phổ thông. 3/ Quá trình đào tạo giáo viên vẫn không có sự gắn bó giữa đào tạo ban đầu với đào tạo tiếp tục, giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Mô hình đào tạo giáo viên khép kín và chia cắt nói trên, tương thích với mô hình GD truyền thống, trong đó việc học hướng tới thi cử, nhà trường phổ thông gói gọn trong công thức 2-4-8. Mô hình này sẽ trở thành rào cản khi chuyển sang mô hình GD mở với hệ thống học suốt đời, trong đó nhà trường được tổ chức đa dạng, tự chủ, dân chủ, canh tân và sáng tạo trong dạy và học. Nhà giáo là nhà sư phạm chuyên nghiệp với một phổ vai trò phức tạp trong lớp học, trường học và cộng đồng.

Vì thế, cần xây dựng và triển khai một mô hình đào tạo giáo viên mới, mô hình đào tạo với những đặc trưng mới sau đây:

1/ Mô hình giáo viên chuyên nghiệp có năng lực xử lý tin cậy và phù hợp trước những tình huống khác nhau, vì lợi ích của người học và đạo đức nghề nghiệp. 2/ Hệ thống đào tạo giáo viên phải là hệ thống mở trong tuyển sinh, trong đào tạo, trong quan hệ với nhà trường phổ thông, trong hội nhập quốc tế. 3/ Quá trình đào tạo giáo viên phải là quá trình liên tục, trong đó các giai đoạn đào tạo (đào tạo ban đầu, giai đoạn tập sự, đào tạo tại chức, đào tạo tiếp tục, phát triển đội ngũ, tham gia các nghiên cứu khoa học về giáo dục) nằm trong quan hệ gắn bó, bổ sung cho nhau.

Hiển nhiên mô hình đào tạo này là bước chuyển về chất so với mô hình đào tạo trước đây. Bước chuyển này hiện được coi là cải cách đào tạo giáo viên trên thế giới, để giáo viên tương lai thực sự là giáo viên của thế kỷ 21, đủ năng lực ứng phó trước những thách thức đang đặt ra đối với GD trước những thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội.

Kết luận

Bài viết này là sự tiếp cận bài toán đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục nước ta dưới cái nhìn tổng thể về tiến trình đổi mới GD từ năm 1986 đến nay. Sự khác biệt cơ bản ở đây là đổi mới giáo dục 2 vượt qua cách đổi mới chắp vá trước đây bằng một tiếp cận tổng thể, toàn hệ thống, trong đó cần thiết xác định ngay từ đầu mô hình mới của sự phát triển GD.

Nếu trong đổi mới giáo dục 1, tư duy chủ đạo là tư duy cục bộ, từng phần, thì trong đổi mới giáo dục 2, tư duy chủ đạo là tư duy tổng thể, toàn cục. Sự chuyển đổi về tư duy này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi cần tìm lời giải cho bài toán đổi mới căn bản, toàn diện nền GD quốc dân.

Tuy nhiên, đây là điều nói thi dễ, làm thì khó. Trong một thời gian dài hơn 25 năm, khi tư duy theo kiểu dò dẫm tiến dần từng bước đã trở thành thói quen, thì dấu ấn của nó vẫn còn dai dẳng trong cách thức hoạch định chính sách của chúng ta.

Một ví dụ cụ thể là cách làm hiện nay trong việc xây dựng chương trình GD phổ thông sau 2015. Cho đến nay, chưa lúc nào và chưa ai làm rõ vị trí và vai trò của chương trình này trong bức tranh tổng thể của đổi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân.

Tư duy chủ đạo trong xây dựng chương trình GD phổ thông sau 2015 vẫn là tư duy cục bộ. Vì thế, có nhiều rủi ro là việc xây dựng chương trình này sẽ mắc lại những sai lầm của việc xây dựng chương trình GD phổ thông năm 2000, nghĩa là thiếu sự gắn kết toàn hệ thống.

Bài viết này xin dừng lại với một khuyến nghị: Chừng nào đổi mới GD 2 chưa được làm rõ và thống nhất thì mọi nỗ lực đổi mới bộ phận chỉ có thể đem lại một phiên bản mới của đổi mới GD 1, và do đó chúng ta vẫn luẩn quẩn trong "cái bẫy" của sự đổi mới chắp vá.

Theo Phạm Đỗ Nhật Tiến

Tuần Việt Nam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025
22:51:10 21/01/2025
Biến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey BieberBiến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey Bieber
21:34:01 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?

'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?

Thế giới

07:32:30 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump chia sẻ những hiểu biết của mình về chuyện yêu đương của con trai.
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Sao âu mỹ

07:16:30 22/01/2025
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng khi tạo dáng, khiến 1 bộ phận khán giả không hiểu anh muốn làm điều gì trước ống kính.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.