Lên Cấm Sơn – Bắc Giang
Cấm Sơn, cái tên xã vùng cao này tôi đã nghe rất lâu từ hồi học ở trường với bài thơ “Lên Cấm Sơn” của nhà báo, nhà thơ Thôi Hữu viết từ 1948.
Hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang).
Tôi vẫn còn nhớ và bị ám ảnh những câu thơ mở đầu buồn bã, hiu hắt: “Tôi lên vùng Cấm Sơn/Đi tìm thăm bộ đội/Đây bốn bề núi, núi/Heo hút vắng tăm người/Đèo cao rồi lũng hẹp/Dăm túp lều chơi vơi…”.
Đã 75 năm rồi. Hôm nay theo một đoàn nghệ thuật tôi mới có dịp lên xã Cấm Sơn của huyện vùng núi Lục Ngạn đây. Dẫu biết rằng, Cấm Sơn cũng như bao vùng quê đất nước sau mấy chục năm đổi mới sẽ khác hoàn toàn ngày xưa nhưng quả thật tôi quá kinh ngạc trước một Cấm Sơn hùng vĩ, trù phú, tươi đẹp thế này. Trập trùng núi. Núi gần núi xa xanh biếc một mầu. Trập trùng cây. Cây ăn quả, cây lấy gỗ uốn lượn vòng vèo trải rộng dài theo triền suối triền núi.
“Sắp tới hồ rồi!”. Cô gái dẫn đường khẽ kêu lên. Vượt qua con đường ngoằn ngoèo dốc núi, xe ô-tô dừng lại trước bến – nơi có cầu gỗ bồng bềnh bắc qua hồ. Một dải nước mênh mông bao quanh những quả núi gần xa. Có cảm giác các quả núi rậm rạp cây cối ấy đột ngột từ dưới nước sừng sững nhô lên.
Nước trong vắt xanh thẳm phập phồng, bồng bềnh trong gió. Chiếc thuyền máy chạy vòng vèo lúc giữa hồ lúc men theo chân núi in bóng những hàng cây, những căn nhà ngói đỏ tươi và cả những đàn dê ngơ ngác từ sườn núi lạ lẫm nhìn xuống. Đàn cò trắng bỗng vụt ra từ đâu đó tung cánh chao đi chao lại giữa khoảng không vắng lặng. Đôi ba chiếc thuyền câu nằm im ven bờ để rồi nhè nhẹ trở ra giữa sóng nước. Thật kỳ thú lúc lúc lại gặp những hàng cây ngập nước, vài cô thiếu nữ mặc áo chàm, tiếng nước chảy thì thầm đâu đó và nghe tiếng chim lảnh lót rộn rã không biết từ nơi nào.
Video đang HOT
Chiếc ca-nô chở chúng tôi đi qua những con thuyền ngược xuôi trong bài ca lanh lảnh vút cao từ chiếc ra đi ô của ai đó: “Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc nhịp chèo ta bơi… Non xanh nước biếc, khoan nhặt mái chèo…”. Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã không nén nổi cảm xúc dào dạt viết nên bài ca “Hồ trên núi” khi ông đến nơi này năm 1971. Chúng tôi gặp những nhân chứng để giải đáp câu ca phiếm chỉ của nhạc sĩ: “Ai đắp đập, ai phá núi cho hồ nước đầy là mặt gương soi”. Một trong những nhân chứng ấy là cụ Giáp Trọng Kiên, 93 tuổi, một thời là Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Sơn, nay ở xã Sơn Hải cạnh hồ. Dẫu tuổi thượng thọ nhưng cụ rất minh mẫn, khỏe mạnh, kể chuyện vanh vách về lịch sử hồ. Suốt từ năm 1963 đến 1965, hàng vạn dân công khắp nơi đã tới đây đắp đập ngăn núi. Người dân bốn xã đã chuyển đi chỗ khác để tạo lòng hồ. Hồ Cấm Sơn có diện tích 2.600ha, đến mùa mưa lũ nhiều, nước dâng cao sẽ rộng tới 3.000ha. Chiều dài gần 30km, bề ngang rộng nhất 7km, hẹp nhất 200m, nơi sâu nhất 47m. Hồ này là nguồn cung cấp nước tưới chính sản xuất nông nghiệp cho nhiều xã của Lạng Sơn và Bắc Giang.
Thuyền máy chúng tôi lướt trên sóng nước trong âm thanh ngày càng rộn rã của những du khách vừa tới trên các con thuyền ngược xuôi, trong không gian mờ ảo sương khói mùa thu và cả trong bài ca lúc gần lúc xa vừa cất lên.
Cấm Sơn - Hạ Long trên cạn, điểm du lịch sinh thái thú vị ở Bắc Giang
Hồ Cấm Sơn - một địa danh khá nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang mà nếu bạn có cơ hội về thăm Bắc Giang thì đừng quên ghé thăm hồ dù chỉ một lần.
Cấm Sơn là điểm du lịch hấp dẫn ở Bắc Giang, với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, mặt nước phẳng lặng, những hàng cây in bóng xuống mặt hồ, thấp thoáng lại thấy những bóng người chèo thuyền độc mộc ngồi câu cá, tạo nên một cảnh tượng lý thú. Nơi đây được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.
Hồ Cấm Sơn cách trung tâm thành phố Bắc Giang trên 50km.Từ thành phố Bắc Giang bạn có thể tới hồ Cấm Sơn, chạy theo Quốc Lộ 31 để tới thị trấn Chũ (Lục Ngạn), từ đây theo tỉnh lộ 289 đi khoảng 3km sẽ đến Ủy ban xã Kiên Thành, tiếp tục đi thêm khoảng 15km nữa là tới hồ Cấm Sơn hoặc có thể đi theo cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn đến huyện Chi Lăng thì rẽ vào đường tỉnh 243 và đến khu vực đập hồ Cấm Sơn.
Hồ Cấm Sơn nằm thuộc địa phận các xã: Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn và Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; giáp ranh với hai huyện Hữu Lũng và Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một địa danh du lịch hấp dẫn để tham quan, nghỉ mát.
Hồ Cấm Sơn vốn là một công trình đại thủy nông lớn thứ tư của cả nước, có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ nước cho việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt hồ trung bình rộng 2.600ha, nhưng đến mùa hè, mưa nhiều, diện tích mặt hồ được nới rộng lên tới hơn 3.000ha. Chiều dài của hồ gần 30km, bề ngang nơi rộng nhất 7km, chỗ hẹp nhất 200m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo. Vì là hồ trên núi, nên bờ của hồ chính là những dãy núi trùng điệp bao bọc, những rừng cây xanh mướt, tạo nên một không gian thiên nhiên trong trẻo, xanh mát vô cùng ấn tượng. Cư dân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng xung quanh hồ chủ yếu là đông bào dân tộc. Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo tạo nên những cảnh quan sơn thủy hữu tình.
Chính vì vậy mà có câu:
"Áo chàm xuống núi bơi thuyền;
Khăn nam phân phất như tiên dưới trần".
Tới hồ Cấm Sơn, du khách sẽ thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ khi di chuyển bằng thuyền. Cảm giác chòng chành khi mới xuống thuyền dần nhường chỗ cho sự thích thú trước không gian ngày càng rộng mở của hồ. Ngoài ra du khách sẽ được nghe người dân sống quanh hồ Cấm Sơn kể Người dân sống quanh hồ Cấm Sơn đến nay vẫn truyền tụng những câu chuyện huyền thoại, ly kỳ về sự tích núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, núi Kỉn, làng Mấn, đảo Lăn Lóc... Những câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho từng dãy núi, khu rừng bao bọc xung quanh mặt nước trở nên hữu tình ít nơi có được.
Nếu về Cấm Sơn du lịch vào mùa Hạ có lẽ là thời điểm du lịch hồ Cấm Sơn đẹp nhất. Bởi lúc này không gian thoáng đãng, không nhưng có thể ngắm cảnh, mà còn được cắm trại và tắm hồ nữa đấy, vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồi Lục Ngạn đỏ rực khi mùa vải chín. Thưởng thức những quả vải và hòa vào không khí của một mùa thu hoạch của người dân vùng đồi. Bên cạnh đó, mùa Thu ở Cấm Sơn cũng là thời điểm lý tưởng nên du lịch hồ Cấm Sơn, bởi lúc này nhiệt độ mát mẻ, ít mưa, cây cối đang thay lá, tạo nên một không gian thiên nhiên trong lành và vô cùng lãng mạn. Không chỉ vậy, lòng hồ Cấm Sơn bao la cho nhiều cá tôm, vào những đêm trở trời, những chiếc vó của đồng bào dân tộc nơi đây có thể bắt được vài trăm kg cá một mẻ, đã từng có những con cá nặng đến 40 - 50kg.
Vì thế, du ngoạn hồ Cấm Sơn, nhất định phải thưởng thức những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn của vùng đất này như tôm hồ rang hoặc nướng, gà đồi luộc thơm mùi lá chanh, thịt lợn bản thái miếng to nướng trên than hoa đỏ au; măng rừng luộc chấm muối ớt và nhâm nhi chén rượu men lá cay nồng trên đảo nhỏ... vô cùng ngon lành và đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây.
Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn. Những làn sương sớm phủ màu trắng đục huyền ảo trên mặt hồ dần tan vào sóng nước khi mặt trời ló rạng. Mặt hồ gợn sóng lấp lánh trong nắng sớm, vài chiếc thuyền nan lướt qua, chợt nao nao một nỗi niềm bâng khuâng xa vắng như văng vẳng câu ca của nhạc sĩ Phó Đức Phương "Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc, nhịp chèo ta bơi...". Hồ Cấm Sơn giống như một bức tranh thiên "sơn thủy hữu tình", khi tới đây, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những dãy núi cao, nhưng hàng cây xanh mướt đang in bóng xuống mặt hồ phẳng lặng, điểm thêm là hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, nhấp nhô giữa mặt hồ tạo cảm giác giống như bạn đang sống trong một Hạ Long thu nhỏ trên mảnh đất Bắc Giang.
Hiện nay, Bắc Giang đang đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch "xanh" với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân, trong đó hồ Cấm Sơn là một trong những điểm đến được tỉnh Bắc Giang chú trọng, quan tâm quảng bá xúc tiến du lịch.
Sẽ thật thú vị khi du khách đặt chân tới hồ Cấm Sơn, bạn nên đi dạo một vòng để khám phá phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời tại đây. Sau đó thuê một chiếc thuyền máy để du ngoạn tới những hòn đảo nhỏ và cùng ngắm nhìn mây trời, núi non hùng vĩ tại hồ Cấm Sơn. Ngoài việc khám phá thiên nhiên, du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị ở hồ Cấm Sơn như: Bơi thuyền, leo núi, câu cá... rất lý thú. Được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận bầu không khí trong lành, cảm nhận vẻ đẹp và thấy yêu quý thiên nhiên hơn. Lúc này, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ khi đứng trước một bức tranh thủy mặc làm nao lòng người. Cũng có lý khi có người đã ví hồ Cấm Sơn giống như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ cho miền sơn cước Lục Ngạn. Chính bởi những điều thú vị đó mà giúp khu du lịch hồ Cấm Sơn trở thành điểm du lịch "hot" ở Bắc Giang, thu hút được rất nhiều bạn trẻ tới dã ngoại, cắm trại vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ.
Đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang Cách Hà Nội khoảng 50 km, Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, gần kề các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Tỉnh có tiềm năng du lịch không nhỏ, đang chờ được đánh thức. Bắc Giang được thiên nhiên ưu đãi, có đủ núi, sông, đồng bãi, bốn mùa đều có hoa thơm trái ngọt. Tỉnh đang trở thành...