Leipzig – Thành phố đầu tiên của Đức mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Leipzig là thành phố đầu tiên của nước Đức mở văn phòng tại Việt Nam ngay tại Vườn Ươm Doanh Nghiệp Đức German Business Incubator Vietnam (33 Lê Duẩn, quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Ngày 7/12, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cho biết, Leipzig – thành phố đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Đức đã chính thức mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư giữa Leipzig và Việt Nam và giúp kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước.
Buổi lễ khai trương văn phòng diễn ra vào ngày 6/12, ở Vườn ươm Doanh nghiệp Đức – German Business Incubator Vietnam tại Ngôi nhà Đức – Deutsches Haus Thành phố Hồ Chí Minh, với sự góp mặt của hơn 120 đại biểu đại diện cho các cơ quan và doanh nghiệp của Đức, Việt Nam và thành phố Leipzig.
Phó Thị trưởng thứ nhất TP. Leipzig phát biểu tại buổi lễ.
Theo ông Torsten Bonew, Phó Thị trưởng thứ nhất thành phố Leipzig, việc thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm nhấn quan trọng nhằm thắt chặt quan hệ giữa Việt Nam và Leipzig, đặc biệt trong các lĩnh vực như hợp tác thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo, sản xuất ôtô, giáo dục đào tạo, nghiên cứu và hợp tác phát triển.
Video đang HOT
Leipzig được mệnh danh là thành phố tiêu biểu của Châu Âu năm 2019 và nổi lên như một điểm sáng về thương mại và đầu tư tại Bang Saxony, CHLB Đức.
Với hơn 500.000 cư dân đang sinh sống và làm việc, Leipzig là một trong những thành phố lớn của bang Saxony. Các chỉ số kinh tế cũng như số lượng người lao động có việc làm của thành phố trong những năm gần đây phát triển rất khả quan.
Leipzig sở hữu các hạ tầng cơ sở hiện đại và thuận tiện cùng với các ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất ô tô, logistics, y tế, công nghệ thực phẩm hữu cơ, năng lượng và môi trường, 47% lượng hàng hóa sản xuất tại Leipzig để phục vụ cho xuất khẩu. Doanh nghiệp tại đây được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh, ngang tầm quốc gia và khu vực.
Các đại biểu cắt băng ra mắt Văn phòng đại diện của Tp. Leipzig ( Đức) tại Tp. Hồ Chí Minh.
Việt Nam và Leipzig luôn có mối quan hệ bền chặt và tốt đẹp trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong mối quan hệ kinh tế, giáo dục đào tạo cũng như trong phương diện trao đổi văn hóa.
Trên cơ sở đó, Thành phố Hồ Chí Minh và Leipzig đã ký biên bản hợp tác chiến lược vào năm 2015 nhằm củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp của mình. Nội dung chủ đạo trong biên bản hợp tác được ký kết chính là tăng cường hợp tác kinh tế, y tế, giáo dục, năng lượng và môi trường, phát triển bền vững, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Hoài Nam
Theo Tintuc
Bàn về tự chủ đại học giữa Đức và Việt Nam
Ngày 23/10, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam cho biết, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) sẽ tổ chức Hội thảo về tự chủ đại học với chủ đề "University autonomy - how to govern a university?" vào ngày 25- 26/10 tại TP. Đà Nẵng.
Hợp tác giáo dục giữa DAAD và Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh minh họa:vdz.edu.vn)
Theo Đại sứ quán CHLB Đức cho biết, Hội thảo lần này với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia đến từ CHLB Đức và Việt Nam để cùng thảo luận về chủ đề này. Hội thảo có 45 đại diện của 27 trường đại học Việt Nam trong đó có 20 Hiệu trưởng, Hiệu phó và thành viên của hội đồng khoa học trường. Thông qua các bài thuyết trình và các cuộc thảo luận các thành viên sẽ có cơ hội học hỏi lẫn nhau cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế. DAAD muốn đóng góp một phần cho quá trình cải cách trường đại học tại Việt Nam.
Tự chủ đại học tại các trường đại học của Việt Nam hiện đang là chủ đề bàn luận chính trong cải cách giáo dục đại học. Trong đó vấn đề tự chủ tài chính với các trường đại học được thảo luận nhiều.
Tuy nhiên, tự chủ của các trường đại học được hiểu chính xác như thế nào và làm sao để tự chủ thành công cũng chính là những chủ đề quan trọng cần bàn đến tại Hội thảo lần này như: Một cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức chất lượng, tạo được sự cân bằng giữa Ban lãnh đạo trường và các khoa, viện của một trường đại học tự chủ cần phải như thế nào? Tự chủ đóng vai trò gì trong việc thu hút và thúc đẩy nguồn lực khoa học và nguồn lực quản lý giỏi? Các trường đại học tự chủ được trao quyền ở phạm vi nào trong việc phát triển chương trình học, trong nghiên cứu khoa học hoặc trong hội nhập quốc tế?
Kể từ khi thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội năm 2003, DAAD đã tài trợ khoảng 60 triệu Euro từ ngân sách của Chính phủ Đức cho các chương trình học bổng, hợp tác, cựu học viên, liên kết giảng dạy, các khóa đào tạo, các lớp tiếng Đức, trao đổi khoa học cũng như các mạng lưới liên kết chuyên môn.
Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã nhận được học bổng của DAAD để học tập và nghiên cứu tại Đức. Quan hệ hợp tác khoa học bền chặt được thể hiện qua con số tăng cao về hợp tác liên kết giữa các trường đại học với nhau. Đồng thời số sinh viên Việt Nam sang Đức học tập cũng liên tục tăng và con số này năm 2017 tăng hơn 14% so với năm trước. Tổng cộng có khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại các trường đại học Đức. Phần đông trong số họ có thành tích học tập rất tốt.
Với nhiệm vụ và các chương trình hỗ trợ của mình, DAAD cố gắng đóng góp để sự trao đổi hợp tác khoa học giữ Việt Nam và Đức tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai. Trong đó phải kể đến việc hỗ trợ xây dựng cơ cấu trường đại học, đào tạo nhân lực cũng như hiện nay là hỗ trợ cải cách giáo dục đại học.
Theo cpv.org.vn
Doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề để '2 bên cùng có lợi' Quan hệ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp là quan hệ tự thân vì lợi ích của cả hai bên, nhưng thực tế lại chưa chặt chẽ và hiệu quả Các đại biểu tham dự hội thảo - T.T Đó là nội dung chính trong hội thảo "Nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu của...