Lei Jun: Doanh thu của Xiaomi trong năm 2019 vượt mức 28,4 tỷ USD
Tròn 10 năm kể từ khi Xiaomi thành lập, công ty đã đạt được những cột mốc ấn tượng trong tăng trưởng kinh doanh.
Xiaomi – Apple của phương Đông và gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, đã và đang làm rất tốt trong việc phát triển thị trường smartphone trong thời gian qua. Không chỉ kinh doanh mảng smartphone, Xiaomi còn bành trướng mở rộng kinh doanh sản xuất sang nhiều lĩnh vực khác. Kể từ khi công ty bắt đầu chuyển sang mô hình kinh doanh offline, hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng trưởng theo cấp số nhân.
Điều này đã đưa Xiaomi lọt vào top 5 trong bảng xếp hạng nhà sản xuất smartphone toàn cầu, đồng thời giữ vững vị trí trong top 5 tại thị trường quê nhà. Đối với thị trường Ấn Độ (thị trường smartphone lớn thứ hai trên toàn cầu), Xiaomi đã đứng đầu trong nhiều quý liên tiếp. Nhìn vào mảng kinh doanh TV thông minh của Xiaomi, thương hiệu này nhận được nhiều đánh giá tích cực tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Hơn nữa, các dòng thiết bị như đồng hồ thông thông minh Xiaomi và các thiết bị khác đang hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng khả quan trên thị trường. Gần đây, Lei Jun – Giám đốc điều hành của Xiaomi, đã chính thức đăng tải số liệu bố doanh thu của công ty trong năm 2019.
Theo bài đăng của Lei Jun Weibo, Xiaomi được thành lập vào năm 2010. Trong hai năm đầu tiên, doanh thu của công ty đã đạt 10 tỷ NDT (khoảng 1.4 tỷ USD). Tuy nhiên, phải mất thêm 5 năm, Xiaomi mới có thể chạm mốc 100 tỷ NDT (khoảng 14.2 tỷ USD) vào năm 2017. Điểm ấn tượng chính là, việc nâng giá trị doanh thu tăng từ 100 tỷ NDT lên mốc 200 tỷ NDT đã không ‘ngốn’ quá nhiều thời gian so với thời điểm 2010.
Cụ thể, vào cuối năm 2019, doanh thu của Xiaomi đã chính thức vượt mức 200 tỷ NDT (tương đương 28,4 tỷ USD). Dưới góc nhìn của vị CEO Lei Jun, ông tin rằng quá trình kinh doanh tròn 10 năm của Xiaomi, đã chứng minh sức mạnh của kỷ nguyên ‘Internet’.
Vài ngày trước, đã có báo cáo rằng doanh thu hàng năm của Tập đoàn Xiaomi cho năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, dự kiến sẽ vượt quá 200 tỷ RMB. Chi phí R & D của nó dự kiến sẽ vào khoảng 7 tỷ RMB. Xiaomi cũng tuyên bố rằng Tập đoàn Xiaomi sẽ tiếp tục theo mục tiêu ban đầu của mình và sẽ tiếp tục đầu tư vào Nghiên cứu và Phát triển.
Theo đó, Xiaomi sẽ tiếp tục tập trung vào nhóm 5G AIoT để mở rộng lợi thế của mình trong lĩnh vực loT (Vạn Vật Internet) và ước tính chi phí R & D của Xiaomi sẽ vượt mức 10 tỷ RMB vào tháng 12/2020.
Theo FPT Shop
Lei Jun và câu chuyện "con lợn bay" mang tên Xiaomi
"Thậm chí một con lợn cũng có thể bay được nếu nó đứng ở trung tâm của một cơn lốc", đó chính là lời nhận định của nhà đồng sáng lập Xiaomi - Lei Jun khi nói về thành công của "Chim phượng hoàng Trung Quốc" Xiaomi.
Đến với chủ đề "nhân vật công nghệ" của tuần này không ai khác chính là Lei Jun - người được mệnh danh là "Steve Jobs" của Trung Quốc. Người ta thường hay nhắc đến Lei Jun như là "linh hồn" sống của Xiaomi, người từng đưa thương hiệu của "điện thoại giá rẻ" lên đỉnh cao của thị trường smartphone ở Trung Quốc. Thế nhưng bất kỳ con đường nào dẫn đến vinh quang cũng có vô số những trắc trở và gập ghềnh. Và con đường mà Lei Jun đồng hành cùng Xiaomi cũng có những thăng trầm đầy bất ngờ.
Video đang HOT
Kẻ ôm mộng về một đế chế công nghệ riêng của Trung Quốc
Dành cho những ai chưa biết, tên phiên âm tiếng Hàn - Việt của Lei Jun là Lôi Quân. Ông được sinh ra ở Xiantao - một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hồ Bắc và theo học Đại học Đại Vũ chuyên ngành Khoa học máy tính. Với một niềm đam mê rực lửa, chàng thanh niên trẻ đã ôm mộng lớn thay đổi nền công nghệ Trung Quốc bằng một thương hiệu định hướng thị trường bản địa "hàng tốt giá rẻ", và rồi Xiaomi được ra đời trong sự kỳ vọng của ông cùng rất nhiều người dân Trung Quốc khác.
Xiaomi chính là ấp ủ to lớn từ rất lâu của Lei Jun, ông đã đặt rất nhiều tâm huyết vào "đứa con" còn non trẻ này. Điều này thể hiện rõ ở việc ông đã từng mạo hiểm cùng ban lãnh đạo Xiaomi đến khu vực bị động đất cùng rất nhiều rủi ro về việc rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân Fukishama ở Nhật để chờ gặp lãnh đạo của Sharp hỏi mua màn hình điện thoại. Ông nhận được nhiều sự ngưỡng mộ cùng sự đánh giá cao từ các nhà tư vấn trong giới bởi sự quyết đoán, nhiệt huyết và tài giỏi.
Trước khi thành lập Xiaomi, Lei Jun là một nhà "đầu tư vàng" chính hiệu khi ông đã khởi nghiệp ở Công ty phần mềm Kingsoft sau đó tham gia nhiều thương vụ đầu tư ở các công ty công nghệ như công ty YY Inc, UC Web và Joyo.vn sau này được bán lại cho Amazon.com.
Một "Steve Jobs" made in China
Không phải ngẫu nhiên mà Lei Jun được ưu ái đặt cho cái tên "Steve Jobs của Trung Quốc" như vậy. Theo như ông chia sẻ, Steve Jobs thực sự là người đã truyền rất nhiều cảm hứng cho con đường phát triển Xiaomi của mình và chính ông cũng rất kính trọng và ngưỡng mộ vị huyền thoại của Apple này.
Thế nhưng, một đặc điểm khác ở Lei Jun khiến nhiều người liên tưởng đến vị CEO quá cố của Táo khuyết chính là phong cách thời trang lẫn hình thức diễn thuyết.
Luôn xuất hiện trước công chúng trong bộ trang phục đơn giản với quần jeans, áo thun đen mở nút và giày thể thao trắng, không quá khó để mọi người nhận ra đây cũng chính là trang phục quen thuộc mà Steve Jobs rất ưa thích.
Chưa dừng ở đó, trong các buổi diễn thuyết ra mắt sản phẩm mới, Lei Jun cũng áp dụng câu nói vô cùng đặc trưng của Steve Jobs "One more thing" ở cuối mỗi buổi lễ khiến nhiều người cảm giác như một "Steve Jobs" được hồi sinh trên sân khấu vậy!
Không chỉ là một bản sao Steve Jobs được xây dựng lên bởi Lei Jun, ta còn có thể thấy một phiên bản Apple "made in China" khác đằng sau hình bóng của Xiaomi. Có thể nói như vậy là vì chiến lược quảng bá, định hướng sản phẩm theo hơi hướng sự độc đáo của Xiaomi đều được dẫn dắt dựa trên nền tảng của Apple.
Thế nhưng vị CEO Xiaomi đã từng lên tiếng ngầm phủ nhận đồng thời nhấn mạnh vào giá trị thực sự khác biệt giữa Apple và Xiaomi rằng: "Nếu Jobs sống ở Trung Quốc, tôi nghĩ ông ấy sẽ chẳng thể nào thành công. Jobs là người luôn theo chủ nghĩa hoàn hảo trong khi đó văn hoá người Trung Quốc lại nhấn mạnh tới những thứ tầm trung mà thôi".
Câu nói trên từng gây ra khá nhiều sự chỉ trích từ cộng đồng iFan. Thế nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận được những bước thành công đầu tiên mà Lei Jun đã tạo dựng cũng không hề thua kém gì gã khổng lồ Apple kia từng làm.
"Thậm chí một con lợn cũng có thể bay..."
Thực ra trên đây là lời nhận định của chính nhà đồng sáng lập Xiaomi - Lei Jun khi được hỏi về sự thành công của Xiaomi.
Kể từ khi được thành lập, trong vòng chưa đầy 3 năm, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đã đạt giá trị vốn thị trường 4 tỷ USD và chiếm được nhiều cảm tình từ người tiêu dùng. Lei Jun cũng có quyền tự hào khi Xiaomi lần lượt có những gặt hái đầy ấn tượng vào những ngày đầu ra mắt. "Tân binh" của chúng ta từng là startup có giá trị nhất thế giới, là một nhà đầu tư Trung Quốc nổi bật tại Ấn Độ chỉ sau hai gã khổng lồ Alibaba và Tencent.
Và ngay cả chính CEO của Xiaomi - ông Lei Jun cũng đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp khi được Forbes xếp hạng thứ 87 những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản lúc bấy giờ là 13.2 tỷ USD.
Phân tích thêm về triết lý "con lợn bay" thú vị ở trên, ông Lei Jun đã ngầm khẳng đinh sự thành công mà Xiaomi đã đạt được không gì khác ngoài việc "đúng vị trí, đúng thời điểm". Bởi lẽ khi một thương hiệu phù hợp xuất hiện ở một thị trường đang khan hiếm sản phẩm giá rẻ thì Xiaomi xuất hiện với những tiêu chí hoàn hảo đã có thể dễ dàng nhận được sự quan tâm và yêu thích của người dùng.
Mặt khác, nhiều người lại xem Xiaomi là "một câu truyện cổ tích" vốn không có thật của làng công nghệ. Họ hoài nghi về sự thành công ấy liệu sẽ kéo dài được bao lâu khi công ty khẳng định mục tiêu hoạt động là "không theo đuổi doanh số". Nhưng vị CEO tài ba họ Lôi lại bình thản và tự tin rằng Xiaomi vẫn là chú lợn lớn giữa cơn lốc to, vẫn có thể bay lên tầm cao hơn vào bất cứ lúc nào.
Cú vấp ngã chí mạng, câu chuyện cổ tích kết thúc...!?
Có lẽ khúc rẽ ngang đầy đột ngột trên con đường vốn tưởng chỉ có hoa hồng của Xiaomi đã xuất hiện vào năm 2016. Khi ấy doanh số smartphone của công ty giảm xuống còn 41 triệu, so với con số 70 triệu của năm trước thì đây đúng là một sự lao dốc đầy thê thảm.
Chính vì tình hình kinh doanh sa sút đã đẩy công ty từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 5 trong danh sách những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc. Khi ấy, người ta đã thực sự nghĩ rằng đây hẳn là trang cuối của câu chuyện cổ tích kì diệu Xiaomi.
Lý giải về cú ngã chí mạng này chính nằm ở chuỗi cung ứng liên quan đến sự tăng trưởng nhanh chóng của công ty. Đồng thời, Xiaomi đã quá phụ thuộc vào kinh doanh trực tuyến khiến thương hiệu không thể tiếp cận với đa dạng các khách hàng khác nhau. Từ những lỗ hổng ấy đã tạo cơ hội cho các đối thủ như Samsung, Vivo, OPPO vươn lên dẫn đầu thị trường.
Thế nhưng, Lei Jun lại một lần nữa chứng minh năng lực thực sự của mình khi đã dẫn dắt công ty "lội ngược dòng" một cách ngoạn mục. Trong vòng 2 năm, một đế chế đang chênh vênh đã có thể vực lên trở lại đỉnh vinh quang. Vào đầu năm 2018, bằng những chiến lược bứt phá, Xiaomi lại được mệnh danh là "Phượng hoàng Trung Hoa" vì đã có sự phát triển nhanh chóng và ấn tượng.
Strategy Analytics cũng vô cùng bất ngờ và dự đoán Xiaomi hoàn toàn có khả năng vượt mặt Oppo, Huawei và Apple trong các năm tới để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Samsung. Và thực chất đế chế Xiaomi vẫn chưa lụi tàn, Lei Jun vẫn đang tiếp tục viết tiếp những trang "cổ tích" đời thực cho Xiaomi.
Từ chức chủ tịch Xiaomi Trung Quốc
Sự việc tuyên bố rời khỏi vị trí chủ tịch Xiaomi Trung Quốc của Lei Jun vào cuối năm qua đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và thắc mắc của mọi người đặc biệt là cộng đồng fan Xiaomi. Nhưng thực chất ông vẫn giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO Xiaomi. Nhiều người cho rằng ông đột ngột ra quyết định từ chức là vì doanh thu smartphone đang dần giảm sút so với năm trước.
Không chỉ riêng Lei Jun, sau cuộc cải tổ ban lãnh đạo đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong các vị trí. Có thể nói động thái này cho thấy đội ngũ quản lý kỳ cựu của Xiaomi dường như có ý định dần rời khỏi các vị trí tiền nhiệm để tạo cơ hội cho một thế hệ đội ngũ quản lý trẻ và tiềm năng.
Theo Lei Jun cho biết, năm 2020 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với công ty. Bởi những sự thách thức trong việc cải tiến hoạt động kinh doanh 5G của Xiaomi. Dường như "phượng hoàng lửa Trung Hoa" đã chuyển sang chiến lược "hệ sinh thái" khi công ty dần tập trung vào các sản phẩm gia đình và công nghệ thông minh có kết nối với Internet hơn là các mặt hàng smartphone thông dụng.
Liệu rằng Xiaomi còn có thể bay lên cao hơn nữa trong cơn lốc "thị trường" vô cùng phong phú và hỗn độn? Hãy để Lei Jun trực tiếp trả lời câu hỏi trên trong tương lai
Theo cellphones
Xiaomi sẽ đầu tư 7 tỷ USD vào 5G, AI và IoT trong 5 năm tới Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Xiaomi đang cố gắng tập trung vào phát triển AIoT trong tương lai với khoản tiền đầu tư R&D khủng. Theo techradar, Xiaomi có kế hoạch đầu tư hơn 50 tỷ nhân dân tệ (7,18 tỷ USD) vào AI và các công nghệ internet thế hệ thứ năm trong năm năm tới. Gã khổng...