Lê Trọng Tuấn: Người “chèo đò” đặc biệt

Theo dõi VGT trên

Sống trong bóng tối từ khi 3 tháng tuổi, 12 tuổi mới biết đến trường lớp, nhưng với nghị lực phi thường, cậu bé Lê Trọng Tuấn đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành người “chèo đò” đặc biệt “chở” những số phận không may mắn đến tương lai.

Sinh ra ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay từ khi 3 tháng tuổi cậu bé Lê Trọng Tuấn đã mất đi đôi mắt sáng vì biến chứng của căn bệnh sởi. Lớn lên trong bóng tối và không được đi học như bạn bè cùng trang lứa là một thiệt thòi lớn cho cậu bé tuổi ăn tuổi học như Tuấn.

Cũng may vào năm 2000, Tuấn được Hội Người mù huyện Đông Sơn giới thiệu xuống Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề cho người mù Thanh Hóa để học lớp tiền hòa nhập. Và cơ hội được học tập, giao lưu, trò chuyện với thầy cô, bạn bè nơi đây đã thắp sáng mơ ước lớn lao trong Tuấn, giúp cuộc đời Tuấn bước sang một trang mới với niềm tin, động lực và khát khao về một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Lê Trọng Tuấn: Người chèo đò đặc biệt - Hình 1

Tuấn chia sẻ: “Lúc xuống trung tâm học tôi đã 12 tuổi, lần đầu tiên được biết tới trường, tới lớp, biết tới thầy, cô và có cả những người bạn đồng cảnh chia sẻ khó khăn, tôi thấy rất vui và háo hức. Cũng từ đây tôi khát khao về một cuộc sống ý nghĩa, một cuộc sống để sống để thấy mình không vô nghĩa”.

Đến với lớp hòa nhập của Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề cho người mù Thanh Hóa, Tuấn được làm quen với những chấm nhỏ nổi trên tờ giấy với những quy tắc riêng, được gọi là chữ nổi Braille. Sau một năm kiên trì, nỗ lực phấn đấu và khổ công luyện tập, Tuấn đã có thể đọc và viết tương đối thành thạo, được trung tâm giới thiệu ra Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội để học. Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn nên Tuấn trở về địa phương học hòa nhập cùng với các bạn mắt sáng. Đây quả là vấn đề vô cùng khó khăn!

Sách vở là phương tiện đến với thế giới xung quanh của con người, nhất là với những người khiếm thị. Vậy nhưng khi về quê học, khó khăn lớn nhất của Tuấn lại chính là sách. Sách học còn thiếu, đấy là chưa kể đến sách tham khảo hay nâng cao.

Tuấn chia sẻ: “Trong trường không có sách giáo khoa và tài liệu học cho người khiếm thị, chính vì vậy, tôi phải nhờ bạn bè đọc từng bài học trong sách giáo khoa để chép sang chữ nổi Braille lấy tài liệu học. Có những quyển sách tôi phải chép ròng rã mấy tháng trời mới xong…”.

Lê Trọng Tuấn: Người chèo đò đặc biệt - Hình 2

Thầy Lê Trọng Tuấn đang hướng dẫn cho các học sinh của mình.

Có thể nói, chữ Braille giống như một thứ công cụ không thể thiếu được trong cuộc sống của những người không thể nhìn thấy ánh sáng như Tuấn. Được học chữ nổi đã giúp Tuấn biết đọc, biết viết, mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức, đem lại cơ hội được học tập cùng với các bạn mắt sáng bình thường khác dù có đôi chút khó khăn.

Video đang HOT

Sau những cố gắng, năm 2012, Lê Trọng Tuấn tốt nghiệp THPT với tấm bằng loại ưu cùng với giải Nhất cuộc thi viết văn Onkyo Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và được tuyển thẳng vào Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh. Tuấn chọn ngành công tác xã hội để theo học nhằm được gần gũi với những người có cảnh ngộ giống như mình, và để sau này ra trường có thể giúp những người yếu thế trong xã hội.

Với mong muốn được gần gũi và giúp đỡ những người khuyết tật, nhưng khi tốt nghiệp ra trường Tuấn lại một lần nữa rơi vào trạng thái hụt hẫng khi không xin được việc làm vì là người khiếm thị.

Trời không phụ lòng người, một cơ duyên khác đã đưa Tuấn trở lại mái trường xưa – Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề cho người mù Thanh Hóa với cương vị là giáo viên dạy chữ nổi Braille cho các em khiếm thị.

Đây thực sự là niềm mong ước cháy bỏng của Tuấn, bởi những năm tháng miệt mài học tập, anh luôn ấp ủ một ước mơ, sẽ có một ngày được đứng trên bục giảng dạy các em nhỏ có chung hoàn cảnh như mình. Và thật tuyệt vời khi anh được trở lại nơi đã cho anh một niềm tin, một mục tiêu để hướng tới.

Lê Trọng Tuấn cho hay: “Mái trường xưa một lần nữa lại giang tay đón tôi. Tôi thấy rất hạnh phúc khi được trở về với các em nhỏ đồng tật thân yêu. Giờ đây tôi đã là một giáo viên dạy chữ Braille, tôi biết mình phải làm thế nào để có thể giúp các em vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống”.

Ai đó đã từng nói “Người mù mà không biết chữ nổi thì có nghĩa là bị mù thêm một lần nữa”. Do đó, những người mù trong độ tuổi lao động, học tập, nhất thiết phải được học chữ Braille. Bởi chữ Braille chính là phương tiện, điều kiện hữu ích nhất giúp người mù học tập, lao động và trở thành những người thực sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vì vậy, trong mỗi tiết học thầy Tuấn luôn cố gắng giảng giải, động viên các em học sinh phấn đấu học tập cũng như anh đã mang tất cả kiến thức của mình truyền đạt lại cho các em. Mỗi khóa học qua đi, thầy lại rút ra được nhiều kinh nghiệm, thu được những kết quả tốt hơn.

Không chỉ dạy các em học sinh cấp 1 học chữ nổi Braille, thầy Tuấn còn tham gia dạy lớp tin học cho người khiếm thị với 8 học viên theo học và dạy chữ nổi Braille tắt cho 15 học viên…

Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa Phạm Ngọc Quyết cho biết: “Thầy Tuấn là một giáo viên có nghị lực và ý chí tuyệt vời mà rất ít người khiếm thị có được. Anh rất yêu nghề và thực sự muốn gắn bó với nghề, gắn bó với các em nhỏ đồng tật. Những gì mà anh đã trải qua cùng với lòng hăng say lao động, cảm thông, chia sẻ với người đồng tật cho thấy anh thực sự là một tấm gương nhà giáo dạy chữ Braille tiêu biểu”.

Quả thật, thầy giáo Lê Trọng Tuấn chính là tấm gương tiêu biểu cho những người giàu nghị lực, không chịu khuất phục trước số phận. Thầy không chỉ là tấm gương để cho những bạn trẻ khuyết tật khác nhìn theo, tiếp nối mà còn là tấm gương sáng để cho những người trẻ bình thường noi theo.

Hồng Việt

Theo CAND

Bộ chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật

Tại Khoản 3 Điều 27 Luật người khuyết tật qui định "Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia" va giao Bô GD&ĐT "Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille cho người khuyết tật" tai khoan b, muc 3, Điêu 50, Luât Người khuyết tật.

Bộ chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật - Hình 1

Thực hiện quyền giáo dục đối với người khuyết tật, Chính phủ đã kí quyết định 1019/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 với hoạt động cụ thể về trợ giúp tiếp cận giáo dục cho người khuyết tật "Nghiên cứu xây dựng và phổ biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ phổ thông sử dụng thống nhất trong toàn quốc; xây dựng tài liệu ký hiệu ngôn ngữ cho các cấp học phổ thông." Để tiếp tục thúc đẩy và tăng cường quyền của người khuyết tật theo Công ước của Liên hợp quốc, Chính phủ tiếp tục kí quyết định 1100/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật" trong đó có nội dung "Nghiên cứu xây dựng và phổ biến hệ thống ký hiệu ngôn ngữ phổ thông sử dụng thống nhất trong toàn quốc. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tài liệu kí hiệu ngôn ngữ cho các cấp học phổ thông."

Thực hiện chủ trương giáo dục người khuyết tật của Đảng và Nhà nước, ngày 30 tháng 1 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành "Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 của ngành giáo dục", trong đó có nhiệm vụ "Biên soạn hệ thống ngôn ngữ ký hiệu phổ thông và chữ nổi Braille thống nhất sử dụng trong các cơ sở giáo dục." Để thực hiện nhiệm vụ này, nguyên Thứ trưởng, Trưởng ban BCĐ GDTKT&TECHCKK - Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phê duyệt công văn số 367/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2018, giao Vụ Giáo dục Tiểu học là đầu mối và phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ chức năng khác Xây dựng Thông tư Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ kí hiệu Việt Namvà ý nghĩa của nó với người khuyết tật và cộng đồng nhằm giúp các nhà quản lý, giáo viên, các tổ chức, cá nhân quan tâm hiểu hơn về ngôn ngữ kí hiệu, tạo một môi trường bình đẳng, hòa nhập của người khuyết tật Việt Nam.

Giới thiệu về ngôn ngữ kí hiệu

Ngôn ngữ kí hiệu được tu sĩ Juan Pablo Bonet sử dụng dạy học cho người khiếm thính từ những năm 1620 tại Tây Ban Nha. Đến năm 1755 tu sĩ người Pháp, Charles Michel Albe de L'epee đã gặp những người Điếc lớn tuổi để học hỏi cách sử dụng ngôn ngữ kí hiệu tự nhiên. Sau đó Ông đã làm dấu theo trật tự ngôn ngữ nói trong quá trình dạy học cho học sinh điếc của mình. Phương pháp này tiếp tục được phát triển bởi học trò của ông là R.A Sicard. Đến đầu thế kỉ 19, Thomas Hopkin Gallaudetđa dạy học người Điếc theo cach làm dấu theo trật tự ngôn ngữ nói tai Mỹ. Đến những năm 1960, William Stokoe và các cộng đa nghiên cứu và khẳng định: ngôn ngữ kí hiệu là một ngôn ngữ riêng, có quy luật, đặc tính riêng. Cho đên nay hâu hêt cac trương hoc danh cho tre Điêc va khiêm thinh trên Thê giơi đa sư dung ngôn ngữ kí hiệu như loai hinh ngôn ngữ chinh trong day hoc.

Ở Việt Nam, linh mục Azemar người Pháp đa mơ trường học đầu tiên dành cho trẻ điếc năm 1886 tai Lai Thiêu, Thuân An, Binh Dương. Ở đây cả ngôn ngữ kí hiệu vầ ngôn ngữ nói trong dạy học cho trẻ điếc đa đươc sư dung. Đến những năm 90, ngôn ngữ kí hiệu được quan tâm nhiều hơn trong dạy học cho trẻ điếc. Trước nhu cầu đó, tư nhưng năm 1995, Trung tâm giáo dục tre co tật học, nay là Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia được sự hỗ trợ của các tổ chức PSBI,World Concern, RADA BARNEN, CRS,... đã tiến hành thu thập khoảng 1700 kí hiệu tương đối giống nhau được sử dụng trong cộng đồng người Điếc ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quang Binh, thành phố Hồ Chí Minh, Đa Năng, Lâm Đông, Binh Dương, Đồng Nai, Nghệ An,.... Các nghiên cứu, khảo sát sau đó cũng chỉ ra rằng chỉ có dươi 30% số kí hiệu hoàn toàn giống nhau, 46% gần giống nhau và 24% số kí hiệu khác nhau. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc dạy học cho học sinh điếc, học sinh khiêm thinh trong các cơ sở giáo dục có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. Bên cạnh đó, ngôn ngữ kí hiệu của người Điếc cũng luôn đươc phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp, lao động của họ.

Ngôn ngữ kí hiệu của mỗi nước đều khác nhau, nhưng lại có chung 5 thành tố cơ bản đó là: (1) Vị trí làm kí hiệu (Location); (2) Hình dạng bàn tay (Handshape); (3) Chuyển động của tay (Movement); (4) Chiều hướng của lòng bàn tay (Orientation) va (5) Sự diễn tả không bằng tay (Non-manual expression).

Đồng thời, ngôn ngữ kí hiệu cũng có cấu trúc ngữ pháp riêng, không giống như ngữ pháp của ngôn ngữ nói. Ví dụ:

Ngôn ngữ nói - Ngôn ngữ kí hiệu

Tôi ăn táo. ----> Tôi/ táo/ ăn.

Ai nghỉ học hôm nay? ----> Hôm nay/ nghỉ học/ ai?

Tôi không ăn táo. ----> Tôi/ táo/ ăn/ không.

Năm 2019, Bộ chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật đã bước đầu thống nhất được 408 kí hiệu cơ bản đang trong quá trình lấy ý kiến nhằm thống nhất sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự đồng thuận của cộng đồng người Điếc để tiếp tục thống nhất, tạo điều kiện cho người khuyết tật nói chung, người khiếm thính nói riêng có đủ lượng kí hiệu cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và hòa nhập cộng đồng.

Ý nghĩa của Bộ Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật

Theo báo cáo điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam năm 2016 của Tổng cục thống kê với sự hỗ trợ kĩ thuật của Unicef, Việt Nam có 2,83% trẻ em khuyết tật trong độ tuổi 2 - 17, trong đó trẻ em khiếm thính chiêm ti lê 0,22% trên tông dân sô, tương đương khoảng 211,000 trẻ em (ước tính theo số liệu thống kê điều tra dân số Việt Nam 2017). Như vậy có thể thấy được nhu cầu rất lớn về việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giáo dục trẻ khiếm thính ở các cơ sở giáo dục. Bộ chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu ra đời sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu dạy và học cho học sinh khiếm thính, nhằm đảm bảo quyền và cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng cho các em.

Ngôn ngữ kí hiệu được "nghe" bằng mắt nên tận dụng được khả năng vượt trội về thị giác, khắc phục các khó khăn về nghe nên sẽ giúp học sinh khiếm tính thuận lợi trong việc tiếp cận, lĩnh hội thông tin và kiến thức. Bởi vậy, Bộ Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu là căn cứ thống nhất để các cơ sở giáo dục sử dụng trong quá trình dạy và học cho học sinh khiếm thính. Đồng thời, Bộ Chuẩn cũng sẽ là cơ sở để các nhà chuyên môn thống nhất sử dụng các kí hiệu trong quá trình xây dựng học liệu trong giáo dục trẻ khiếm thính, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong thời kì công nghệ 4.0.

Bộ Chuẩn ra đời góp phần phổ biến ngôn ngữ kí hiệu trong cộng đồng, giúp cho các lực lượng khác trong xã hội dễ dàng tiếp cận với ngôn ngữ kí hiệu và sẵn sàng tham gia, hỗ trợ giáo dục trẻ khiếm thính.

Như vậy có thể khẳng định, Bộ Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu ra đời là cơ sở nền tang bước đầu, tao điều kiện cần thiết để trẻ khiếm thính nói riêng, người khuyết tật nói chung tiếp cận, tham gia giáo dục bình đẳng và có chất lượng.

Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Viên Khoa hoc Giáo dục Viêt Nam

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành
08:01:04 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?
06:53:48 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?Cặp diễn viên Vbiz bị phát hiện lén hẹn hò ở châu Âu cuối cùng cũng công khai hậu nghi vấn phim giả tình thật?
07:42:19 02/02/2025
Jennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớpJennie công khai kể chuyện đâm đầu yêu trai hư, V (BTS) bị réo gọi vì loạt chi tiết trùng khớp
07:37:24 02/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trực thăng Mỹ từng khiến 2 máy bay hủy hạ cánh trước vụ tai nạn thảm khốc

Trực thăng Mỹ từng khiến 2 máy bay hủy hạ cánh trước vụ tai nạn thảm khốc

Thế giới

10:30:49 02/02/2025
Các trực thăng quân sự đã buộc ít nhất 2 máy bay phải hủy bỏ việc hạ cánh xuống Sân bay Quốc gia Reagan vào tuần trước khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/1.
'Đứng ngồi không yên' với nhan sắc trẻ trung của Hoa hậu Đặng Thu Thảo

'Đứng ngồi không yên' với nhan sắc trẻ trung của Hoa hậu Đặng Thu Thảo

Người đẹp

10:28:06 02/02/2025
Đầu năm mới, Hoa hậu Đặng Thu Thảo khiến cộng đồng mạng đứng ngồi không yên bởi nhan sắc mặn mà, vóc dáng thon gọn.
Tận dụng 6 củ hỏng này, trồng thành những cây cảnh thủy canh siêu đẹp

Tận dụng 6 củ hỏng này, trồng thành những cây cảnh thủy canh siêu đẹp

Sáng tạo

10:22:34 02/02/2025
Bạn muốn sở hữu một góc xanh tươi mát mà không cần tốn quá nhiều chi phí? Bạn muốn tận dụng những vật liệu có sẵn trong nhà để tạo nên những điều kỳ diệu? Vậy thì đừng bỏ qua những loại cây trồng này.
Mang một vật phẩm từ 4 năm trước trở lại, miHoYo giúp game thủ có thể gây ra 1 tỷ sát thương chỉ trong 1 giây?

Mang một vật phẩm từ 4 năm trước trở lại, miHoYo giúp game thủ có thể gây ra 1 tỷ sát thương chỉ trong 1 giây?

Mọt game

10:21:58 02/02/2025
Đây là cách để game thủ Genshin Impact gây ra 1 tỷ sát thương chỉ trong nháy mắt! miHoYo đem một cổ vật trở lại, tuy nhiên vô tình tạo ra siêu bug?
Sắp về thành phố thì con trai đột nhiên biến mất, cả nhà hốt hoảng đi tìm rồi sững sờ với câu hét của con

Sắp về thành phố thì con trai đột nhiên biến mất, cả nhà hốt hoảng đi tìm rồi sững sờ với câu hét của con

Góc tâm tình

10:17:42 02/02/2025
Tôi không ngờ con trai lại nói câu đó. Mẹ tôi bật khóc, ôm lấy cháu trai mà nước mắt rơi lã chã. Tôi là con gái độc nhất của bố mẹ. Lúc tôi thi đại học ở xa, bố mẹ lo lắng vô cùng.
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"

4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"

Netizen

10:08:29 02/02/2025
Sau khi ăn 4 con sò điệp với giá 1,4 triệu đồng, một tài khoản ẩn danh đã đăng lên mạng xã hội để kêu gọi mọi người né quán này ra nha .
Để rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chết

Để rượu cúng ngoài bờ rào, người 'vợ hờ' bị đấm chết

Pháp luật

10:00:36 02/02/2025
Vào đêm giao thừa, Thành cãi nhau với vợ hờ về việc để rượu cúng ngoài bờ rào. Thành đấm vợ hờ khiến nạn nhân tử vong sau đó.
Tin vui đầu năm của nhiều sao Việt

Tin vui đầu năm của nhiều sao Việt

Sao việt

09:44:23 02/02/2025
Một số nghệ sĩ, người nổi tiếng của Vbiz đã chọn dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ để chia sẻ niềm vui tới người hâm mộ.
Bi hài sao nữ hàng đầu tăng đến 9kg sau Tết

Bi hài sao nữ hàng đầu tăng đến 9kg sau Tết

Sao châu á

09:41:37 02/02/2025
Vào ngày mùng 4 Tết, nữ diễn viên Trương Hinh Dư bất ngờ lên mạng xã hội than thở chuyện cô tăng cân đến 9kg chỉ trong 1 tháng sau Tết.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Sức khỏe

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định

Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định

Tin nổi bật

09:13:47 02/02/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đang xác minh một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội về vụ việc một tài xế ô tô bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy.