Lễ trao giải Fair Play 2019 bị hoãn vì virus corona
Ban tổ chức giải Fair Play 2019 vừa thông báo hoãn lễ trao giải do dịch cúm mà virus corona gây ra đang có những diễn biến phức tạp.
Theo kế hoạch ban đầu, đêm Gala trao giải Fair Play 2019 sẽ diễn ra vào ngày 12/2 tại Nhà văn hóa Thanh Niên. Tuy nhiên, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, Ban tổ chức (BTC) giải quyết định hoãn ngày tổ chức Gala trao giải Fair Play 2019 để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng. Hiện tại, BTC giải vẫn chưa ấn định ngày tổ chức mới.
Trung vệ Chương Thị Kiều nén đau để tiếp tục thi đấu trong trận chung kết môn bóng đá nữ SEA Games 30. Ảnh: Quang Thịnh.
5 đề cử cho giải Fair Play 2019 bao gồm: 2 chiến sĩ Cảnh sát cơ động tỉnh Nam Định cấp cứu em bé trên SVĐ Thiên Trường, 2 CĐV không ngại xa xôi tiếp tế lương thực cho đội tuyển bóng đá nam và nữ tại SEA Games 30, phản ứng kịp thời của trọng tài Ngô Duy Lân trên sân Gò Đậu, tinh thần tập thể của U22 Việt Nam tại SEA Games 30, trung vệ Chương Thị Kiều nén đau chiến đầu cùng đồng đội.
Trong lần tổ chức gần nhất, giải thưởng này đã thuộc về nhóm cầu thủ Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu và cậu bé ung thư Nguyễn Bá Thiện Vinh. Đó là việc hoàn thành lời hứa mang chiếc cúp AFF 2018 về gặp cậu bé 33 tháng tuổi.
Theo Zing
Thầy giáo làng chỉ cần 50k/ngày và ước mơ tạo thật nhiều nhà vô địch SEA Games
Không chỉ bóng đá mà còn là thể thao đỉnh cao Việt Nam cần thêm những điều phi thường nhỏ bé, như câu chuyện sau đây về thầy giáo làng Danh Lê Tha. Người đã góp công đầu tạo nên 2 tuyển thủ nữ Việt Nam, 1 VĐV điền kinh cấp quốc gia từng dự SEA Games 2003.
Sau khi đến thăm và khám phá gần hết mọi ngóc ngách ở quê nhà tuyển thủ nữ Việt Nam - Chương Thị Kiều tại ấp Hòa Hiếu 1, ở xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang, tôi thắc mắc một điều rằng, tại sao vùng quê chỉ toàn đồng lúa, nơi mà người dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, lại có thể sản sinh ra được một trung vệ thép cho bóng đá nữ Việt Nam?
Hơn nữa, xuất phát điểm của Chương Thị Kiều lại là bơi lội. Điều mà đến giờ Kiều vẫn nổi tiếng khắp vùng, xen lẫn tiếc nuối từ các bác hàng xóm: "Giá như phong trào bơi lội hồi đó mà lên cao như đợt Ánh Viên thì Kiều có khi là Viên rồi".
Thầy Danh Lê Tha, người thầy đầu tiên của Chương Thị Kiều đến chung vui trong ngày cô học trò trở về thăm quê nhà, sau khi giành tấm HCV SEA Games 30 cùng đội tuyển nữ Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tùng
Thắc mắc đã có lời giải trong ngày Chương Thị Kiều trở về gia đình, khi người thầy đầu tiên của Kiều - ông Danh Lê Tha được mời tới bữa cơm chung vui.
Càng bất ngờ hơn, người thầy đó chính là chủ nhân của sân bóng cộng đồng đầu tiên tại xã Định Hòa.
Từ khoảng sân nhỏ ấy, không chỉ đã tạo bước khởi điểm cho Chương Thị Kiều, mà còn là tuyển thủ nữ futsal Việt Nam - Võ Thị Thùy Trinh, VĐV điền kinh quốc gia - Danh Giỏi và một HLV nổi danh khắp vùng Gò Quao - Cao Mô Ni. Đó là chưa kể một vài cán bộ thể thao cấp huyện cũng có tuổi thơ gắn bó với sân cát cùng thầy Danh Lê Tha, tên thường gọi là Sáu Six.
Video đang HOT
Sau bữa cơm chung vui tại nhà Chương Thị Kiều, tôi theo chân thầy Danh Lê Tha về nhà thăm sân bóng, nơi mà thầy tự hào: "Sân bóng đầu tiên ở vùng. Tất cả học trò tui đều xuất phát từ cái sân cát này nè".
Khoảng sân chừng 50x30m của thầy Danh Lê Tha.
Cuộc hội thoại sau đây mở ra thêm nhiều ý nghĩa mà có lẽ không chỉ riêng bóng đá, mở rộng ra là thể thao đỉnh cao Việt Nam cần thêm những "ông giáo làng" như thế này, để có thể sớm phát hiện được những tài năng trẻ, đóng góp cho nền thể thao nước nhà.
Những điều nhỏ bé luôn có thể sẽ là khởi đầu cho những kỳ tích, những sự phi thường.
Sân bóng này l ậ p t ừ bao gi ờ v ậ y th ầ y? Tại sao thầy lại lập ra sân?
Hồi trước tôi làm nông rồi chạy xe ôm ở Gò Quao. Đi nhiều nên thấy nhiều, các xã khác đều có sân banh mà ở chỗ tui không có cái nào. Trẻ con nó không có sân chơi, trong khi mấy chỗ khác tui thấy đông quá chừng. Mà tinh thần thể thao ở chỗ tui đâu có thiếu, cũng đông đó. Nghĩ đi nghĩ lại thì cũng phải có chỗ chơi thể thao cho tụi nhỏ, không thì hư mất.
Vậy là tôi quyết tâm về làm một cái. Hồi đó mảnh vườn có mít, xoài cũng đang sắp lên rồi, mà "máu" quá, vẫn chặt hết đi. Bỏ ra đâu khoảng 1,6 cây vàng để san phẳng, làm cát. Đó là năm 1998, 1999. Giá vàng hồi đó, một chỉ bằng 40 vạ lúa, mỗi vạ là 20kg, tính ra giờ cũng có giá.
Lập sân xong tụi nhỏ đá quá chừng, đá từ tờ mờ sáng cho đến đêm tối mịt mới chịu nghỉ. Tôi lập sân banh sau 4 tháng thì hoàn vốn, vậy là miễn phí luôn. Tụi bây thích đá nhiêu đá. Phần tôi chỉ bán nước thôi. Mỗi ngày cũng được cỡ 50 ngàn đồng, đủ 2 ông bà mua con cá cho bữa cơm. Giờ các con tôi cũng có công việc cả rồi, còn thằng út cũng tự lo được cho nó. Nên nhiêu đó đủ rồi.
Giữa trưa vẫn có một nhóm trẻ đá bóng tại sân.
Em nghe nói th ầ y có d ạ y đá bóng cho tr ẻ con trong vùng luôn. Th ầ y có h ọ c qua l ớ p đào t ạ o bóng đá nào chưa?
Mình biết gì dạy đó thôi chứ không có học qua trường lớp nào cả. Sau tôi thì giờ có mấy anh được học bài bản hơn rồi, như thằng con đầu tôi đang dạy thể chất Đại học trên Kiên Giang, rồi học trò cũ Cao Mô Ni, hồi U11 từng được bốc lên thành phố mà khóc quá nên về. Mấy năm rồi Cao Mô Ni đưa mấy đứa tiểu học Gò Quao vô địch tỉnh rồi vô địch quốc gia luôn đó (năm 2016, Hội khỏe Phù Đổng).
Đơn giản là tôi dạy tụi nhỏ cách đá mu ra sao, đá lòng như thế nào. Mỗi năm có mấy dịp như 1/6 quốc tế thiếu nhi thì đem quân lên huyện để đá. Tôi cũng hay được mấy anh trên huyện nhờ lên làm HLV đủ các môn, cứ thiếu người là tôi làm.
Tôi hay nói với tụi nhỏ là, bây không học hành tử tế thì thi cái gì. Ý tui nói là học đá banh để thi đấu với người ta đó. Mà đá banh là phải có mục tiêu rõ ràng. Chuyền bóng được cho đồng đội đã hãy tính chuyện sút vào gôn người ta. Chứ đá kiểu đá bỏ thì đá làm chi. Như đi học cũng phải thi đậu mới được lên lớp chứ.
Mà học miết không có chỗ dụng võ cũng như không. Nên có đợt thiếu giải quá, tôi tự đi tìm tài trợ để tổ chức giải, đá chơi luôn.
Cỡ năm 2005, 2006, tui chủ động đi tìm doanh nghiệp tài trợ để lập ra cái giải bóng đá nữ ở huyện Gò Quao, chào mừng ngày 8/3. Lần đó cũng là lần duy nhất đến giờ luôn. Ở xã Định Hòa là có đội rồi, tui đứng ra lập đội riêng theo tên doanh nghiệp.
Đá hay quá chừng, mấy đứa nhỏ mới 9-10 tuổi mà ăn người ta 2, 3 chục trái vậy đó, tới mức có một ông hình như làm bên Bình Điền Long An mới tới hỏi, nếu đội của ổng chơi bóng đá nữ thì lấy quân từ đội tui nha. Mà về sau họ không nói gì nữa nên cũng thôi.
Dù có nhiều lời mời "làm ăn" trên mảnh đất này, nhưng thầy Lê Tha vẫn gạt phắt đi: "Đâu có được ông nội ơi! Không có sân chơi mấy đứa nhỏ ở đây co giò hết thì làm sao? Rồi tụi nó riết quên thể dục thể thao luôn sao?".
Vậy khoảng thời gian 2005 đó cũng là lúc Chương Thị Kiều bắt đầu đá bóng ở sân của thầy phải không?
Đúng rồi. Mà ban đầu, mấy thầy cô trên Tao Đàn không có chấm Kiều đâu, chấm Võ Thị Thùy Trinh rồi 2 đứa khác, mà 2 đứa đó không đi. Đúng cái hôm đó thì Kiều nó mới lội sông qua đá banh, đang thở phì phò nghe tôi hỏi có đi không, nó cũng nói "đi thầy". Vậy là tui kêu: "Đi về gói đồ đi rồi đi".
Về sau mới hay là ban đầu Kiều lên thành phố học bơi, thể dục nhịp điệu, rồi sau đó mới chuyển sang đá banh được. Nghe kể thì nó cũng cố gắng để ban đầu là có cái suất được ăn cơm ở đội.
Nghĩ lại thì cũng tốt cho tụi nó hơn chứ. Vì đi đá với tui, tui lo được có mấy ký bún chan với nước canh chua là hết rồi. Mà mấy đứa chơi thể thao hay toàn nhà nghèo không à.
Nhà Chương Thị Kiều có anh hai Tới với chị ba Loan cũng đi đá banh rồi đó chứ. Anh hai nó là tui cũng muốn giới thiệu cho người ta đưa lên thành phố luôn đó chứ. Tính ra anh Hai của Kiều có tố chất nhất nhà. Bắt gôn, đá trung vệ hay lắm. Nhưng mà thằng đó lên tới tỉnh đá là run rồi, sắp đá rồi mà trốn hoài.
Không như con em út, hồi mới bé xíu dẫn nó đi đá banh với con trai, vô đá mà người ta muốn lạy nó luôn. Khỏe quá. Có lần Kiều nó còn đứng trên sân rồi kêu: Mấy chú ơi, đá mạnh chút đi.
Em nghe kể ban đầu thầy muốn hướng Kiều đi bơi hơn là đá banh. Tại sao vậy thầy?
Tùy vào thể chất tụi nhỏ mà. Như Chương Thị Kiều thuộc dạng giò số 11, tức là thẳng băng, độ nhanh có, lực cũng có, mỗi thứ một nửa. Đá banh thì hay nhất phải mấy đứa giò quam (vòng kiềng), mấy đứa đó khéo dữ lắm, thiên về kỹ thuật. Còn loại giò quẻm, chân đi cứ bè ra hai bên là có tốc độ nhưng lại không khéo, đá banh dễ mất bóng, tranh chấp khó lắm.
HCV môn bơi lội của Chương Thị Kiều nằm cạnh tấm thẻ cầu thủ ở giải đấu châu Á.
Hồi lâu lắm rồi, từ sân của tôi thì có Danh Giỏi là VĐV điền kinh, lên tới quốc gia thôi thì ngừng, sau SEA Games 2003 ở Việt Nam nè là nó về rồi, hết tuổi thi đấu. Cũng mong là sau này có thêm vài đứa nữa được như Kiều, làm cả nhà nó được tự hào. Quan trọng là tụi nó có thêm tấm gương để mà phấn đấu, không khóc nhè lúc lên thành phố như nhiều đứa trước.
Ban đầu mình cũng bỡ ngỡ trong cách dạy tụi nhỏ, vì bản thân có học hành gì đâu. Giống hồi tui dẫn Kiều đi thi bơi, mình cũng không biết nhiều, không rành khi nào bơi kiểu nào, cứ kêu bơi guồng đi, bơi đại đi, nhảy xuống nước là bơi thôi.
Lúc đó đâu có rõ người ta quy định kiểu bơi các loại đâu. Vậy là năm đầu, Kiều nó bơi nhất nhưng phạm quy, người ta trao giải nhì an ủi vậy. Về học lại là năm sau rinh giải nhất luôn. Dần dần sau đó tui cũng đi hỏi người này người kia về quy định, cách dạy sao cho đúng.
Có sân chơi th ể thao cho tr ẻ em ở vùng, nhưng thành l ậ p đ ộ i, đưa các em đi đá r ồ i cao hơn là hư ớ ng nh ữ ng em có t ố ch ấ t theo chuyên nghi ệ p,... Nh ữ ng vi ệ c này có khó khăn gì t ừ ph ụ huynh không th ầ y?
Đâu phải khi không cha mẹ chúng nó gửi con cho mình đem đi đá banh đâu. Tui bèn làm cách này, mấy lần bỏ tiền túi cho phụ huynh đá luôn. Nhất là giải cho chị em chứ mấy anh, mấy chú đá suốt ngày rồi.
Cũng chỉ 1, 2 trăm ngàn thôi, còn lại... 10 lít rượu rồi 4, 5 con gà là hùn vô chung vậy đó. Chứ giờ không cho mấy bả chơi thì sao bả cho con bả chơi đá banh được. Dân ở đây cũng máu thể thao lắm. Cứ có giải là lập tức xuất hiện biết bao nhiêu đội. Vui mà.
Thầy Danh Lê Tha với ước muốn mọi sân bóng cộng đồng đều có lớp đào tạo miễn phí.
Th ầ y góp s ứ c cho xã h ộ i nhi ề u v ậ y, đã bao gi ờ th ầ y t ự h ỏ i mình s ẽ nh ậ n l ạ i gì chưa? Vì v ớ i m ứ c thu nh ậ p 50 ngàn đ ồ ng/ngày thì sao mà s ố ng đư ợ c th ầ y?
Tính chi mấy chuyện đó. Vậy được rồi. Cậu tính thử đi, 50 ngàn/ngày thì mỗi tháng cũng được hơn 1 triệu đồng, mỗi năm cũng 12 triệu phải không? Giờ nè, tui mà cho thuê đất, thì giá thuê cũng được có 5 triệu đồng/năm thôi.
Có lần một công ty lượng thực xuống hỏi thuê đất tôi, họ cho giá hẳn 8 triệu/năm luôn. Mà suy đi tính lại, tôi mới nói nói: "Đâu có được ông nội ơi! Không có sân chơi mấy đứa nhỏ ở đây co giò hết thì làm sao? Rồi tụi nó riết quên thể dục thể thao luôn sao?".
Họ nói quá nên tui phải ngồi lại để tính cho rõ với họ như này. Tui cứ để cái sân vậy, thu 50 ngàn tiền nước mỗi ngày, một tháng được 1 triệu rưỡi, 10 tháng là đã hơn cái tiền cho thuê đất rồi đó, sao tui chịu.
Xin được cảm ơn những chia sẻ của thầy!
Sân bóng cộng đồng của thầy Danh Lê Tha (Sáu Six) có địa chỉ ở ấp Hòa Hiếu 1, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Số điện thoại liên lạc: 085 535 5277.
Theo tìm hiểu của người viết, thầy Lê Tha rất kỹ tính với những chương trình từ thiện và chưa bao giờ đồng ý nhận tiền hỗ trợ từ nhiều đơn vị. Lý do được thầy chia sẻ thật: "Phải làm đúng người, đúng hoàn cảnh".
Mọi hỗ trợ dành cho sân bóng cộng đồng theo như mong muốn của thầy chỉ là thêm vài trái bóng số 5, vì "banh bóng đá trúng cây bị xước, bể hoài".
Theo Trí Thức Trẻ
HLV Mai Đức Chung: "Cô Bích Hạnh được thưởng mức A- là xứng đáng!" Xung quanh thông tin bà Trần Thị Bích Hạnh được thưởng mức cao (A-), từ phần thưởng dành cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cho ngôi vô địch nội dung bóng đá nữ SEA Games 30, HLV Mai Đức Chung mới đây một lần nữa khẳng định mức thưởng dành cho bà Bích Hạnh là xứng đáng. Trao đổi với phóng...