Lễ tốt nghiệp của chàng trai người Việt duy nhất tại ĐH Debrecen
Cận cảnh buổi trao giải của các bác sĩ tương lai tại ĐH Debrecen ở Hungari. Và đã có duy nhất một học sinh người Việt Nam được danh dự tham gia buổi lễ tốt nghiệp long trọng này nhé.
Trường của Quang Minh thành lập từ năm 1912, lễ tốt nghiệp diễn ra trong tòa nhà Viện trưởng đồ sộ và “đẹp lão” như một nhà hát Opera lâu đời. Quang Minh cùng tất cả các tân bác sĩ, không phân biệt người Hungari hay nước ngoài đều mặc lễ phục tốt nghiệp màu đen, với chiếc calô mũi nhọn vểnh lên như mỏ chim. Trông mọi người giống như vừa bước ra từ chủng viện, đứng thành hàng ngay ngắn trên đại sảnh. Và rồi, một tiếng chuông vang lên, mọi người lập tức im lặng. Hai nhân viên mặc áo choàng đen cầm giá đỡ huy hiệu của Viện đại học xuất hiện, trịnh trọng mở đường cho một đoàn giáo sư mặc áo choàng xanh lá cây, viền vàng bước vào. Đích thực là một đoàn “giáo sĩ” trang nghiêm bắt đầu cử hành lễ trong “ngôi đền giáo dục”.
Trang trọng và cổ kính
Quang Minh cầm trên tay tấm bằng, đứng cùng mẹ và vị giáo sư.
Mỗi tân bác sĩ chỉ được mời hai người thân ngồi vào hàng ghế riêng, gần khu vực các giáo sư. Chung quanh cô Oanh (mẹ của Quang Minh), các phụ huynh khác ai nấy đều mặc y phục màu đen, tay cầm hoa. Còn lại, bạn bè và người thân khác chỉ được đứng ở hành lang và các ban công tầng lầu quanh đại sảnh. Tất cả không ai bảo ai đều đứng lên chào đoàn các giáo sư.
Ba vị lãnh đạo cao nhất của nhà trường là ông viện trưởng Viện đại học, ông hiệu trưởng và ông hiệu phó trường Y được mời lên bàn chủ tọa đoàn, phía trước một lá quốc kỳ lớn. Không cần backdrop, không cần panô, biểu ngữ, sự hiện diện của các giáo sư và chủ tọa đoàn đã mang đến hình ảnh tiêu biểu của lễ tốt nghiệp Đại học. Một MC nói vài lời, quốc ca Hungary trỗi lên trầm hùng, sau đó vị viện trưởng đọc lời chào mừng các tân khoa một cách ngắn gọn.
Kế đến, vị hiệu trưởng trường Y mời hai sinh viên, một Hungary, một nước ngoài lần lượt bước tới chủ tọa đoàn để đọc lời thề. Đó lời thề Hipocrat nổi tiếng của các bác sĩ, nhắc nhở họ làm việc vì lòng nhân ái và những ý tưởng cao thượng. Quang Minh và các tân khoa đặt bàn tay úp vào tim, tuyên thệ một cách hùng dũng và thiêng liêng. Sau lời thề, lập tức, toàn bộ người dự cùng vỗ tay hưởng ứng như sấm.
Và rồi, giây phút mọi người chờ đợi đã tới, lễ trao bằng cho các tân khoa bắt đầu. Đích thân cả ba vị lãnh đạo đại học cùng đứng suốt buổi lễ để chào mừng từng tân bác sĩ khi họ lần lượt tiến đến chủ tọa đoàn.
Video đang HOT
Theo thứ tự vần tên, ban tổ chức xướng danh từng người để hiệu trưởng trao ống đựng bằng bác sĩ, cái ống khá to màu nhung đen sang trọng, trước khi trao bằng, đều đọc kỹ tên ghi trên chiếc ống chứ không phải trao một cách máy móc, qua loa.
Trao xong, ông Hiệu trưởng trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố quý vị bây giờ là bác sĩ!”. Sau đấy, cả ba vị ở chủ tọa đoàn đều bắt tay, nói lời khen với từng tân khoa. Một cách rất nghiêm trang và tình cảm, trước khi rời chủ tọa đoàn, các tân bác sĩ bước đến trước hàng ghế của các giáo sư để nghiêng người hoặc cúi đầu chào trang trọng. Mỗi lần họ chào xong, đám đông người thân và bạn bè liền vỗ tay, hò reo, sôi động như pháo.
Quang cảnh của buổi lễ tốt nghiệp đầy long trọng của các bác sĩ tương lai.
Nhìn thấy con mình lên nhận bằng, mẹ của Quang Minh không giấu nổi dòng nước mắt. Sáu năm đèn sách liên tục, không bị “đúp” năm nào, Quang Minh trở thành một tấm gương sáng cho các bạn sinh viên Việt Nam đang theo học tại Debrecen.
Chàng trai Sài Gòn này, nguyên là học sinh giỏi trường chuyên Lê Hồng Phong, trở thành người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bác sĩ tại đây. Từ nhỏ, bạn ấy đã mơ thành bác sĩ, tha thiết xin ba má sắm cho một chiếc kính hiển vi để tìm tòi, khảo cứu. Và rồi, gia đình đã sẵn sàng thắt lưng buộc bụng cho Minh du học ngành y. Quang Minh đã không phụ lòng gia đình, thầy cô và bè bạn. Bạn ấy học giỏi, được thầy cho tham gia nghiên cứu và làm trợ giảng nhiều năm nay và đã được nhà trường đồng ý học tiếp tiến sĩ. Quang Minh quyết chí đeo đuổi ngành Y sinh học phân tử (Medical Biomolecular) để góp phần chữa bệnh ung thư.
Theo SGTT
Những cô gái gốc Việt từ "lò" Harvard
Bất chấp việc tuyển chọn đầu vào khó khăn, nhiều cô gái gốc Việt đã mạnh mẽ bước vào cửa đại học danh giá nhất thế giới là Harvard.
Thành công để giúp người
Susan Liễu đã tốt nghiệp ngành xã hội học tại Đại học Harvard và hiện tại đang làm chủ một doanh nghiệp sản xuất sôcôla.
Susan nói rằng từ nhỏ bạn ấy đã học ở trường công, và bạn ấy nghĩ rằng, sau này cũng sẽ theo học đại học ở một trường công lập, thế nhưng vào mùa hè trước năm cuối trung học, một bộ phim mà Susan xem đã thay đổi quyết định đó.
Susan kể rằng: "Legally Blonde" là cuốn phim nói về một cô gái mà thoạt đầu mọi người đều không nghĩ là cô ấy có thể vào học tại ngành Luật của Đại học Harvard, nhưng rồi cô ấy đã cố gắng hết sức mình và đã được chấp nhận vào trường."
"Cô ấy đã chứng minh cho mọi người thấy là cô có thể làm được điều đó. Sau khi xem xong bộ phim mình đã cười thật to và nói rằng nếu cô ấy có thể làm được điều đó thì tại sao mình lại không thử sức và xem kết quả ra sao".
Susan cũng đã từng sang Việt Nam với mong muốn tìm hiểu về đất nước và con người ở đó cũng như tìm cơ hội giúp đỡ những người nông dân Việt Nam. Tại Việt Nam bạn ấyđã hoàn thành một bài nghiên cứu về phương thức canh tác hiệu quả và bền vững đối với cây cacao.
Cô gái nhiều hoài bão ấy không chỉ đam mê làm việc từ thiện mà bạn ấy và chị gái Wendy còn là những doanh nhân rất trẻ khi họ khởi sự kinh doanh lúc mới 16 tuổi với những thỏi sôcôla do chính tay họ làm ra.
Hiện tại công việc kinh doanh của họ rất thành công, món sôcôla với hương vị khác lạ của hai chị em hiện được bán ở nhiều cửa hàng Whole Food nổi tiếng, và một số cửa hàng ở khu vực Bay Area. Susan cũng cho biết hiện công ty của bạn ấy đang thảo luận về việc trích lợi nhuận để đóng góp vào quỹ học bổng nhằm giúp con cái của những người nông dân ở Việt Nam có cơ hội tới trường.
Con cá nhỏ giữa đại dương
Cô gái gốc Việt khác là Isabella Nga tốt nghiệp hạng ưu ngành Chính sách Y tế và Thần kinh học tại Trường Đại học Harvard và chuẩn bị tiếp tục theo học ngành Y của Đại học Stanford vào mùa thu năm nay.
Theo Isabella để được chấp nhận vào những trường đại học hàng đầu của Mỹ thì điểm số và thành tích học tập là quan trọng, nhưng không phải là điều duy nhất. Isablla cho rằng điều quan trọng hơn cả là bạn phải có quyết tâm và có niềm đam mê.
Đó là niềm đam mê những điều mình đang làm, đam mê giúp đỡ người khác, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn và giúp đỡ gia đình, giúp đỡ cộng đồng. Được lựa chọn vào Harvard đã là một điều khó, nhưng để trụ vững và theo kịp với những yêu cầu học tập ở đây cũng không dễ dàng.
Theo Isabella, môi trường học tập ở Harvard mang tính cạnh tranh rất cao, và đối với một người nhập cư như bạn ấy sẽ càng gặp phải nhiều khó khăn hơn. Mặc dù ở bậc trung học cô đạt thành tích xuất sắc và tham gia rất nhiều hoạt động trong trường với tư cách là chủ tịch hội học sinh, nhưng khi vào Harvard chỉ như một con cá nhỏ trong đại dương.
Mới đây nhất là cô gái Alexandria Huỳnh, 17 tuổi, vừa được Đại học danh tiếng Harvard trao học bổng toàn phần để làm tiến sĩ về miễn dịch học.
Trường Y của Harvard trao cho Huỳnh học bổng toàn phần cộng thêm cả tiền lương. Ngoài ra, bạn ấy còn được hai trường đại học hàng đầu khác ở Mỹ là Yale và Đại học Pensylvania đề nghị nhận học bổng. Huỳnh đang bước những bước đi đầu tiên ở "lò" đào tạo Harvard với niềm ước mơ sẽ thành công để giúp đỡ người già.
Theo Dân Việt
Nữ sinh 9X Việt được hai đời tổng thống Mỹ tặng bằng khen Cô nữ sinh Nguyễn Thị Mỹ Ý (sinh năm 1996, quê Đà Nẵng) được hai đời Tổng thống Mỹ G.W.Bush và Barack Obama ký tặng bằng khen về những thành tích xuất sắc trong học tập. Mỹ Ý là con của anh Nguyễn Phước Hòa (SN 1949) và chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, quê Đà Nẵng. Chúng tôi gặp khi gia đình nghỉ...