Lễ khai giảng ở trường quốc tế
Không văn nghệ, không xếp hàng theo lớp, Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội (ISPH) tổ chức khai giảng chỉ trong 30 phút, sáng 30/8.
10h30 ngày 30/8, lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội (ISPH) mới bắt đầu. Từ hơn 9h nhiều gia đình đã đưa con tới. Với trang phục tự do, hầu hết thành viên trong trường dự sự kiện quan trọng đầu tiên của năm học.
Nhiều phụ huynh, học sinh chụp ảnh lưu niệm trong lúc chờ đợi lễ khai giảng. Thành lập năm 2018 và tuyển sinh từ năm nay, trường ISPH mới có 8 lớp cho học sinh từ 5 đến 12 tuổi. Học phí lớp 1 thấp nhất, gần 380 triệu đồng, lớp 8 là hơn 515 triệu đồng.
Một số khác vào phòng bán đồng phục của trường để thử đồ, chuẩn bị cho ngày học chính thức 3/9.
Đúng 10h30, lễ khai giảng bắt đầu. Trong năm đầu tuyển sinh, trường chưa tới 100 học sinh (trong đó 10 em Việt Nam), nhưng hội trường 200 chỗ ngồi chật kín vì phụ huynh đến dự cùng con, mỗi gia đình có 1-3 người đi cùng. Nhân viên nhà trường không bắt buộc có mặt. Điều này trái ngược với lễ khai giảng của đa số trường Việt Nam.
Lễ khai giảng không có phần văn nghệ chào mừng, không tặng quà, hoa hay đánh trống báo hiệu năm học mới. Giám đốc giáo dục của trường phát biểu chào mừng trong gần 6 phút. Sau đó, hiệu trưởng khối tiểu học và THCS lên giới thiệu về các giáo viên, trợ giảng của từng lớp.
Ở dưới, phụ huynh nhắc nhở con ghi nhớ giáo viên lớp mình. Giống như các trường quốc tế khác, phụ huynh không được cho số điện thoại của giáo viên. Thay vào đó, email của thầy cô cùng app quản lý học sinh được công khai trên màn chiếu trong lễ khai giảng để phụ huynh ghi lại và theo dõi.
Sau 30 phút ở hội trường, học sinh và phụ huynh cùng lên lớp học để làm quen, nhắc nhở các hoạt động trong tuần học tiếp theo.
Học sinh lớp 2 (6 tuổi) vào lớp cùng bố mẹ. Các em có thể sử dụng các vật dụng được giáo viên chuẩn bị trong lớp ngay từ lúc này.
Cô Sarah Wildbore, phụ trách lớp 2, hướng dẫn học sinh chơi trò giới thiệu tên để làm quen và tạo không khí gần gũi.
Chị Nguyễn Thị Hà Ngân (33 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ buổi khai giảng không lễ nghi nhưng vẫn ý nghĩa và ấm cúng. “Việc được cùng con vào lớp học, được nghe thông tin về thầy cô, dịch vụ của trường khiến tôi có cảm giác an tâm ngay từ buổi đầu tiên tới trường. Giữa thầy cô và phụ huynh có sự gắn kết thực sự”, chị Ngân nói.
Học sinh đập tay với giáo viên trong trường trước khi ra về. Lễ khai giảng ở ISPH cũng giống như ở nhiều trường 100% vốn đầu tư nước ngoài khác ở Hà Nội như Trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS), Anh Việt Hà Nội (BVIS). Học sinh không phải tập luyện trước. Buổi lễ cũng chỉ diễn ra nhanh gọn, chủ yếu giúp học sinh, phụ huynh làm quen với giáo viên và nhân viên của trường.
Dương Tâm – Ngọc Thành
Theo VNE
Đã hội nhập thì nên thừa nhận, khuyến khích trường quốc tế
Theo thống kê, mỗi năm các bậc phụ huynh đã chi 3 - 4 tỉ USD cho con em đi du học nước ngoài. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn được học các trường quốc tế.
Ngày 29/8, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm: "Trường quốc tế - nhu cầu, thực trạng, quản lý và chính sách". Đến dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban dân nguyện Quốc hội - Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng; Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO.
Đại diện các trường quốc tế tại Hà Nội và nhiều phóng viên báo đài trung ương, địa phương cũng đến dự.
Theo thống kê, trong những năm qua, mỗi năm các bậc phụ huynh đã chi 3 - 4 tỉ USD cho học sinh đi du học nước ngoài. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn được học các trường quốc tế.
Điều này phản ánh một nhu cầu có thật của xã hội. Chính vì vậy, các trường có yếu tố quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội.
Mời độc giả theo dõi video Luật sư Trương Thanh Đức, chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Theo giaoduc.net
GS. Trương Nguyện Thành: Loạn trường quốc tế - Nhập nhằng thật giả Theo GS. Trương Nguyện Thành, đã là trường quốc tế thì vấn đề kiểm định chất lượng phải do một tổ chức quốc tế đánh giá mới khách quan, đúng chuẩn. Chưa bao giờ danh xưng "quốc tế" từ mẫu giáo đến đại học lại được chuộng như hiện nay, đó có phải là điều đáng suy nghĩ, thưa ông? GS. Trương Nguyện...