Lễ khai giảng kiểu mới: Nhiều địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng
Việc Bộ GD-ĐT thống nhất tổ chức khai giảng năm học 2015-2016 thống nhất trên toàn quốc vào sáng 5/9 là quyết định được các lãnh đạo nhà trường, giáo viên, các phụ huynh ủng hộ và tán thành. Đến thời điểm này, các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ khai giảng ngày mai 5/9.
Ông Đoàn Văn Hương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn cho biết, trong năm học mới 2015-2016, toàn tỉnh có 80.208 học sinh từ bậc mầm non đến THPT. Khó khăn lớn nhất ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn đang gặp phải đó là cơ sở vật chất trường học hiện tại cơ bản đáp ứng điều kiện tối thiểu dạy và học, còn một số không nhỏ các nhà trường cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
Học sinh trường phổ thông dân tộc Nội trú Bắc Kạn.
Đối với Giáo dục mầm non số phòng học tạm, phòng học nhờ, mượn còn nhiều. Chủ yếu ở các điểm trường mầm non phải mượn nhà họp thôn, trụ sở của xã. Hiện nay, toàn tỉnh còn 295 phòng học mượn, học tập trong đó huyện Ba Bể có 91 phòng học tạm. Chủ yếu các trường mầm non tại các phân trường là mượn nhờ nhà họp thôn, ở các điểm trường có số học sinh ít và thay đổi theo các năm.
Việc tổ chức ăn bán trú một số trường còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu về nhà bếp, nhà ăn… Một số trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện thiếu cơ sở vật chất. Cùng với đó, do đặc thù tỉnh miền núi nên địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, học sinh đi học xa nhà nên việc tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém còn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện cho các học sinh tới trường, Sở GD-ĐT đã yêu cầu các trường tư vấn cho học sinh mua sách giáo khoa, tài liệu học tập, giấy, vở; vận động quyên góp quần áo, sách vở cho học sinh vùng khó khăn; thực hiện được yêu cầu “3 đủ” đối với học sinh: “đủ ăn, đủ quần áo, đủ sách vở”…
Đặc biệt, ngành giáo dục đã tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về tổ chức Lễ khai giảng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, để ngày khai giảng thực sự là “ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”. Ngày khai giảng được triển khai đơn giản, thiết thực và ý nghĩa. Khai giảng được tiến hành đồng loạt vào sáng ngày 5/9.
Tuyên Quang: Lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang, năm học mới 2015 – 2016, toàn tỉnh có trên 184.000 học sinh các bậc học với 148 trường mầm non, 149 trường tiểu học, 157 trường THCS và 29 trường THPT. Với việc chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt, các trường học trên địa bàn tỉnh đang quyết tâm nhằm hướng tới một năm học mới với nhiều thắng lợi mới trong công tác dạy và học.
Về công tác tổ chức khai giảng năm học 2015-2016, các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đồng loạt tổ chức vào buổi sáng 5-9-2015.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho biết, nội dung của buổi lễ chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự là ngày hội đối với các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo một chương trình lễ khai giảng thống nhất trong toàn tỉnh về cả nội dung, thời gian tổ chức. Ở một số trường có điều kiện, Sở khuyến khích tổ chức văn nghệ, các trò chơi dân gian linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn phù hợp với học sinh.
Video đang HOT
Học sinh trường Dân tộc nội trú THCS Chiêm Hóa Sơn La.
Sơn La: Chung tay xây dựng hỗ trợ cho bếp ăn bán trú cho học sinh
Cùng với cả nước, hàng vạn thầy và trò các trường trên địa bàn tỉnh Sơn La tưng bừng, phấn khởi khai giảng năm học mới 2015-2016 vào ngày 5/9 với tinh thần: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI).
Lãnh đạo ngành GD-ĐT Sơn La Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực của học sinh; quan tâm chăm lo đến học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh vùng cao, vùng sâu vùng xa; huy động nguồn lực xã hội cùng vào cuộc chung tay xây dựng hỗ trợ cho bếp ăn bán trú cho học sinh yên tâm học tập; huy động cao nhất tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường.
Điện Biên: Phát động phong trào học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa
Đến thời điểm này, các trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, học sinh nhập học đúng quy định, sẵn sàng cho ngày tựu trường.
Ông Đào Hoài Nam, Trưởng phòng GD-ĐT TP. Điện Biên Phủ, cho biết: “Công tác chuẩn bị năm học mới tại TP. Điện Biên Phủ cơ bản hoàn tất. Hiện thành phố có 35 trường (33 trường công lập và 2 trường mầm non tư thục) với 398 lớp, 12.195 học sinh. 100% đơn vị trường học đã tổ chức sửa sang cơ sở vật chất trường lớp học khang trang, sạch đẹp.
Riêng đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phòng chỉ đạo các trường huy động sách giáo khoa trong thư viện cho các em mượn sử dụng. Đồng thời, phát động phong trào học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách vở khi tới trường”.
Quảng Ninh: Tổ chức lễ khai giảng theo 5 nội dung
Theo tin từ Sở GD-ĐT Quảng Ninh, để học sinh không bị đầy nắng, dầm mưa vất vả trong ngày khai giảng năm học mới 2015-2016, Sở GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức khai giảng năm học mới theo tinh thần đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đúng nghi lễ và ý nghĩa ngày khai giảng.
Theo đó, chương trình khai giảng sẽ được thực hiện theo 5 nội dung: Đón học sinh đầu cấp; chào cờ, hát Quốc ca; đọc thư của Chủ tịch nước; đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai giảng. Sở GD-ĐT cũng lưu ý các cơ sở giáo dục không tổ chức các hoạt động tập thể như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian… sau khi đánh trống khai giảng.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh sẽ đồng loạt tổ chức khai giảng vào sáng ngày 5/9. Và chương trình khai giảng sẽ kết thúc trước 9h00′ cùng ngày.
Năm nay, học sinh năm nay sẽ được hưởng lễ khai giảng kiểu mới với thời gian chỉ trong vòng 1h đồng hồ.
Hà Nội: 1,7 triệu học sinh khai giảng vào cùng 1 ngày
Với quy mô hơn 1,7 triệu học sinh Hà Nội tập trung khai giảng vào một ngày 5/9.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, với quy mô học sinh đông nhất cả nước, việc tổ chức khai giảng trong cùng một ngày là một nét mới và các nhà trường phải bàn kỹ việc tổ chức như thế nào cho hợp lý. Chúng tôi đã yêu cầu nhà trường phối hợp với địa phương, ngành điện và đề nghị CATP Hà Nội hỗ trợ để đảm bảo an toàn, trật tự xung quanh khu vực trường học trong ngày khai giảng.
Ở bậc học mầm non, nội dung lễ khai giảng sẽ do các địa phương xây dựng phù hợp với lứa tuổi. Còn tại các bậc học phổ thông, giáo dục thường xuyên, lễ khai giảng không thể thiếu nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước. Sau khai giảng, tiết học đầu tiên của THCS, THPT là nếp sống thanh lịch văn minh. Các lãnh đạo đến dự sẽ không đọc diễn văn mà sẽ thay bằng hành động đánh trống, tặng hoa, phát biểu ngắn gọn.
Theo Hồng Hạnh Dân trí
Học sinh phải tăng mức đóng BHYT: Làm sao để bớt nặng gánh?
Để thuận tiện cho các gia đình tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, lãnh đạo Bộ Y tế đề xuất tùy từng điều kiện từng gia đình, nhà trường có thể thu làm nhiều đợt.
Năm học mới 2015-2016 là năm đầu tiên BHYT học sinh, sinh viên thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT với một số điểm mới.
Theo đó, từ năm học này, mỗi năm, một học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến bậc đại học đóng 434.700 đồng. Trong khi đó, năm học 2014-2015, mỗi một học sinh, sinh viên nộp 289.800 đồng để mua thẻ BHYT.
Ghi nhận của phóng viên, vào đầu năm học mới, đóng nhiều khoản chi phí (tiền sách vở, đồng phục, học phí, cơ sở vật chất....) khiến phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, năm nay, bảo hiểm y tế nâng mức đóng càng làm phụ huynh thêm nặng gánh.
Chị Đỗ Thị Hòa (Hoàng Mai, Hà Nội) than thở: "Với những hộ gia đình khá giả, việc chi thêm vài trăm nghìn đồng để mua bảo hiểm y tế cho con ngay từ đầu năm học là chuyện trong tầm tay. Tuy nhiên, những gia đình có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, thêm gần 200 nghìn cũng khiến chúng tôi đau đầu".
Cùng tâm trạng, chị Nguyễn Thị Lan (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đang có hai con học tiểu học, đóng rất nhiều khoản phí đầu năm. Với mức đóng bảo hiểm y tế như vậy, gánh nặng lại đè nặng lên vai phụ huynh. Do đó, tôi mong cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ, san sẻ cho những gia đình khó khăn".
Nâng mức đóng bảo hiểm y tế, nhiều gia đình nặng gánh
Giải thích về việc tăng mức thu đối với bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên, ông Lê Văn Khảm, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho biết, theo quy định, thu BHYT từ ngày 1.1 đến 31.12 của năm đó. Tuy nhiên, do thẻ BHYT của học sinh, sinh viên năm 2014-2015 có thời hạn vào ngày 30.9.2015, nên các trường đều thông báo mức đóng BHYT mới (15 tháng). Do đó, số tiền, học sinh, sinh viên phải đóng là 543.375 đồng.
Ngoài ra, BHYT cũng đề ra phương án năm nay đóng 3 tháng một đợt, còn năm sau chia làm hai đợt, mỗi đợt đóng 6 tháng. Nếu đóng BHYT theo phương án này vẫn đúng luật, tạo điều kiện cho các gia đình.
Bên cạnh đó, nếu gia đình có điều kiện có thể đóng cùng một lúc 15 tháng. Theo đó, tùy từng điều kiện của từng gia đình, nhà trường có thể thu khác nhau.
Nhiều người thắc mắc về mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên cao. Ông Khảm cho rằng, tất cả các nội dung trong Luật đều được bàn thảo rất kỹ.
"Bảo hiểm xã hội và BHYT đã soi chiếu dưới nhiều góc cạnh khác nhau mới đưa ra quyết định mức đóng của HS-SV tăng từ 3% lên 4,5%", đại điện Vụ Bảo hiểm y tế cho hay.
Ngoài ra, mức đóng bảo hiểm tăng thể hiện sự thống nhất trong mức đóng của BHYT - mọi người đóng mức đóng như nhau.
Cũng theo ông Khảm, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm được mở rộng nhiều (nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh). Vì vậy, mức đóng của người tham gia bảo hiểm cũng phải mở rộng theo. Đặc biệt, đối với HS-SV, ngoài việc nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, quyền lợi của các em còn được hưởng hơn những người khác. Cụ thể: HS - SV được dùng một phần kinh phí để chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường.
Trong trường hợp, HS-SV thuộc hộ nghèo đã tham gia BHYT theo hộ nghèo vẫn được cấp thẻ BHYT miễn phí. Hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%. Ngược lại, những gia đình khác có điều kiện kinh tế khá giả hơn phải tham gia BHYT theo hình thức HS-SV.
Để thuận tiện cho các gia đình, ông Khảm đề xuất cách thu tiền đóng bảo hiểm y tế nên hướng tới sự thuận tiện cho gia đình học sinh. Nhà trường nên thông báo cho gia đình học sinh biết và đồng thuận.
Theo Danviet
TP HCM: Đưa giáo dục truyền thống vào lễ khai giảng VOV.VN -Trường THPT Nhân Việt lồng ghép việc giáo dục tinh thần yêu nước, nhân cách sống qua lễ khai giảng với chủ đề "Tổ quốc và mẹ". Cùng với các địa phương trên cả nước, lễ khai giảng năm học mới của các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức đồng loạt vào ngày 5/9 với nhiều...