Lễ khai giảng của các hoàng tử xưa diễn ra như thế nào?
Trước khi vào học, hoàng tử và các giảng quan phải mặc mũ áo đại triều, đến giữa giảng đường có đặt bàn thờ Khổng Tử làm lễ khai giảng.
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho thành lập Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông lại cho lập Quốc Tử Giám, trường học chính thức ở Việt Nam, nền giáo dục của nước ta bắt đầu từ đó.
Lễ khai giảng đơn giản
Sách Đại Nam hội điển sự lệ của triều Nguyễn ghi lại quy định của triều đình đối với lễ khai giảng năm học của các hoàng tử.
Trước khi vào học, hoàng tử và các giảng quan phải mặc mũ áo đại triều đến giữa giảng đường có đặt bàn thờ Khổng Tử làm lễ khai giảng. Tiếp đó, hoàng tử kính cẩn lễ lạy các thầy của mình bốn lạy và các thầy cũng lạy đáp lễ bốn lần. Sau đó, tất cả thay thường phục để bắt đầu học tập.
Việc học tập kéo dài cả ngày, bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài đến khi Mặt Trời lặn. Vào ngày lẻ, các hoàng tử sẽ được giảng Ngũ Kinh, ngày chẵn giảng Tứ Thư.
Trong đó, Tứ Thư, Ngũ Kinh thì đến ngày học kế tiếp phải thuộc lòng chính văn, thuộc kỹ Chư sử và Tính lý thì phải thông suốt, còn sử thì không cần học thuộc, chỉ cần nắm được ý chính.
Hàng tháng vào những ngày 30, mùng một các hoàng tử được nghỉ học. Những buổi chiều ngày mùng 6, 16, 26 phải đem sách học vào chầu ở điện Quang Minh để vua hỏi lại.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ảnh: Lê Hiếu.
Thầy giáo ngày xưa được đào tạo thế nào?
Dưới thời phong kiến, nhiều thầy giáo giỏi được mời dạy các hoàng tử, con quan. Nhiều người lại thành danh khi dạy học ở quê nhà.
Vậy, thầy giáo ngày xưa được đào tạo như thế nào? Họ gồm những ai? Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến ngày nay, suốt hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến, nước ta chưa có trường chuyên đào tạo về sư phạm.
Video đang HOT
Thầy giáo là những người tinh thông Nho học, tự mở trường dạy học sinh về chữ Nho và triết lý Khổng Tử. Có người đỗ đạt nhưng không ra làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Tiêu biểu trong số này phải kể tới thầy Chu Văn An.
Ông từng thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) dưới thời Trần, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà mở trường tư thục dạy học ở gần bờ sông Tô Lịch (Hà Nội). Nổi tiếng bởi tài năng và đức hạnh, danh tiếng vang xa, học trò theo thầy rất đông.
Sau này, dưới thời vua Trần Minh Tông (1300-1357), thầy Chu được mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám (hiệu trưởng), trực tiếp dạy học cho các hoàng tử, thái tử, con em quan lại cao cấp của nhà Trần.
Có thể khẳng định Chu Văn An chính là nhà giáo tiêu biểu, thành công nhất của nước ta trong thời phong kiến. Học trò của ông có rất nhiều người đỗ đạt cao, đảm nhận những chức vụ chủ chốt của triều đình như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát… Ông trở thành hình mẫu cho các nhà sư phạm sau này.
Nhiều nhà giáo danh tiếng của nước ta thời phong kiến vốn xuất thân là những trạng nguyên, tiến sĩ. Sau nhiều năm lăn lộn trên quan trường, vì lý do nào đó, họ từ quan về quê mở trường dạy học. Tiêu biểu trong số này phải kể đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà bác học Lê Quý Đôn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp…
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là nhà văn hóa nổi bật nhất của nước ta vào thế kỷ XVI. Sau nhiều năm lăn lộn trên quan trường, ông quy ẩn tại quê nhà, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại. Ông mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn).
Về sau, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).
Giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn cũng là tri thức lớn bậc nhất của nước ta trong thế kỷ XVIII. Sau khi đỗ đại khoa, ông vừa làm quan, vừa dạy học.
Thầy Lê Quý Đôn nổi tiếng là nhà bác học của thời đại bấy giờ, luôn nêu cao tấm gương hiếu học. Sử gia Phan Huy Chú từng viết trong Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “Ông có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách”.
La sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) cũng là một trong những nhà sư phạm tiêu biểu nhất của nước ta. Ông là trí thức nức tiếng ở thế kỷ XVIII, nổi tiếng về học vấn uyên thâm và đức độ. Ông từng ba lần được vua Quang Trung mời ra giúp nước, nhưng đều từ chối.
Hàng thế kỷ trôi qua, danh tiếng của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp vẫn mãi được kính trọng. Ông vừa là tấm gương hiếu học, vừa là người thầy danh tiếng, đã có công đào tạo được nhiều học trò xuất sắc.
Theo Zing
Hiệu trưởng người Nhật tại Việt Nam đề cao phong cách riêng
Ông Furuta Motoo - hiệu trưởng ĐH Việt Nhật - chia sẻ, trường không chờ đợi những sinh viên gò mình theo khuôn mẫu, mỗi người cần sáng tạo để có phong cách riêng.
Ông Furuta Motoo (67 tuổi), Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Việt Nhật. Đây là thành viên thứ 7 của ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Thưa ông Furuta Motoo, cơ duyên nào khiến ông trở thành hiệu trưởng của ĐH Việt Nhật?
- Tôi cảm thấy vinh dự khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng ĐH Việt Nhật. Từng nghiên cứu về Việt Nam từ những năm đầu 1970, tôi luôn mong muốn là cầu nối nhỏ giữa hai nước.
ĐH Việt Nhật là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang phát triển toàn diện. Có thể nói giữa hai nước vào đầu thế kỷ 20 có phong trào Đông du thì vào thế kỷ 21 có ĐH Việt Nhật.
Chính phủ Nhật Bản, nhiều đại học hàng đầu của Nhật Bản đang tích cực hợp tác với Việt Nam và ĐH Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng Đại học Việt - Nhật.
Ông Furuta Motoo - hiệu trưởng ĐH Việt Nhật.
- Là người đứng đầu ĐH Việt Nhật, ông sẽ phát triển trường theo những định hướng nào?
- Có ba định hướng tôi muốn xây dựng để phát triển ĐH Việt Nhật. Thứ nhất, xây dựng trường theo mô hình đại học xuất sắc, hướng đến trở thành trường đại học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có năng lực thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam.
Thứ hai, ĐH Việt Nhật hướng đến mô hình trường đại học mới chưa có tại Việt Nam, một trường có tính tự chủ cao.
Và thứ ba là ĐH Việt Nhật sẽ chú trọng những lĩnh vực liên ngành gồm cả ngành Tự nhiên và ngành Xã hội, kết hợp giữa hợp tác trong những lĩnh vực tiên tiến mà Nhật Bản có thế mạnh với định hướng đào tạo ra những sinh viên có tầm nhìn rộng.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ sẽ bắt đầu từ "Khoa học bền vững", trong đó bao gồm 6 chương trình là Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano và Kỹ thuật hạ tầng. Lý do ông chọn lựa 6 chương trình đào tạo này?
- Tôi lựa chọn những lĩnh vực đã có kinh nghiệm hợp tác giữa Nhật Bản và ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong đó, các lĩnh vực như Khu vực học, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ nano đều có những tích lũy giao lưu học thuật.
Hai lĩnh vực còn lại là Chính sách công và Kỹ thuật hạ tầng chưa có kinh nghiệm giao lưu nhưng qua trao đổi giữa ĐH Quốc gia Hà Nội và các trường Nhật Bản thấy nhu cầu của Việt Nam và phía Nhật bản có thể cung cấp được giáo viên, chương trình giảng dạy nên đã đưa vào thực hiện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - Nguyễn Kim Sơn - dự lễ khai trường ĐH Việt Nhật.
- ĐH Việt Nhật phải chăng sẽ đào tạo ra những sinh viên người Việt mang khuôn mẫu Nhật Bản?
- Tôi cho rằng giáo dục sau đại học không phải là gò học viên vào một khuôn mẫu có sẵn, mà là liên kết những bông hoa của nhiều loài hoa khác nhau, làm sao nhận biết khi nào sự sáng tạo của từng học viên sẽ khai hoa.
Vì vậy, ĐH Việt Nhật chưa có lịch sử đào tạo lại chính là một lợi thế. Điều chúng tôi chờ đợi ở các bạn không phải là cố gắng gò mình vào khuôn mẫu "kiểu ĐH Việt Nhật", mà là ý thức rằng mỗi bạn chính là ĐH Việt Nhật, từ đó hãy sáng tạo nên phong cách riêng của nhà trường".
- Đã nhiều năm tìm hiểu về giáo dục Việt Nam, ông quan tâm đến điều gì để từ đó phát triển ĐH Việt Nhật theo hướng phù hợp nhất?
- Tôi cho rằng một đặc điểm của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là coi trọng giáo dục chuyên sâu, tập trung đào tạo một số lĩnh vực hẹp. Tuy nhiên, mô hình đại học như vậy phù hợp trong xã hội tương đối ổn định như ở Nhật Bản.
Như các bạn biết, ngày nay xã hội đang thay đổi rất nhanh, nhiều khi con người phải "đi biển không có la bàn". Muốn vậy thì "tầm nhìn xa" của con người rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng kiến thức cốt lõi vững chắc là yêu cầu rất quan trọng trong việc đào tạo của các trường đại học.
ĐH Việt Nhật sẽ hướng tới triết lý giáo dục khai phóng, giúp học viên trang bị những kiến thức cơ bản vững chắc để có thể đối phó được với các vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay đặt ra.
Ngoài những kiến thức khoa học cốt lõi nhất, học viên tại ĐH Việt Nhật có thể tự chọn các môn học theo định hướng khác nhau để có thể trau dồi kiến thức theo định hướng mong muốn. Nói cách khác, sinh viên được đào tạo theo mô hình đại học khai phóng sẽ rèn luyện năng lực tự học ngay trong quá trình học và dần duy trì sự tự học đó suốt đời.
Sinh viên đào tạo theo mô hình này khi ra trường có thể không làm tốt được ngay, phải mất thời gian làm quen với các công việc cụ thể nhưng các em sẽ thích nghi rất nhanh với các yêu cầu công việc hay sự thay đổi của thời đại. Những sinh viên như thế có thể thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống.
ĐH Việt Nhật được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 21/7/2014. Ngày 9/9, trường tổ chức lễ khai giảng khóa thạc sĩ đầu tiên.
ĐH Việt Nhật có mục tiêu sớm trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế, được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần gia tăng giá trị đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Trường cũng hứa hẹn trở thành trung tâm giao lưu văn hóa, học thuật và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Theo Zing
Ngày tựu trường của học sinh trên thế giới Ngày tựu trường ở một số nước được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động có ý nghĩa, trong khi những nước khác tổ chức rất đơn giản hay thậm chí không có lễ khai giảng. Phần Lan không có ngày khai giảng cố định. Năm học mới bắt đầu vào nửa đầu tháng 8. Các trường sẽ thông báo lịch khai...