Lễ hội 1.000 món ăn ngon xưa và nay ở Cần Thơ
Lễ hội như một cách để tìm về ký ức tuổi thơ, hoài niệm thời cha ông mở cõi, tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc.
Ngày 11/10, ông Lê Hải Phúc, Giám đốc Làng du lịch sinh thái Ông Đề (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho biết: “Từ ngày 22 đến ngày 27/10, Làng du lịch sinh thái Ông Đề sẽ tỗ chức “Lễ hội văn hóa ẩm thực 1.000 món ăn ngon xưa và nay”.
Khu vực chuẩn bị cho lễ hội đã sẵn sàng.
Đây là một sự kiện phi lợi nhuận nhằm bảo tồn, tôn vinh nét độc đáo, khác biệt của ẩm thực Việt Nam, trong đó có cả những món ăn ngon đang đứng trước nguy cơ thất truyền”.
Đặc biệt, thông qua lễ hội sẽ góp phần quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người, văn hóa Nam Bộ nói chung và ngành du lịch Cần Thơ nói riêng.
Lễ hội sẽ giới thiệu các loại bánh, món ăn đặc trưng và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, từng bước xây dựng thành thương hiệu quốc gia.
Đến lễ hội, du khách có dịp trải nghiệm nhiều hương vị hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực Nam bộ, đặc biệt là các loại bánh dân gian. Qua hương vị, hình dáng những chiếc bánh đã có xa xưa, nhiều người sẽ được tìm về ký ức tuổi thơ, sống trong không gian hoài niệm thời cha ông mở cõi, tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc.
Lễ hội có chủ đề “1.000 món ngon xưa và nay”, quy mô khoảng 100 gian hàng với hơn 1.000 món ăn, thức uống khác nhau, từ các món truyền thống thời xưa đến các món ngon thời nay, cùng nhiều sản phẩm đặc sản vùng miền trên phạm vi cả nước.
Đặc biệt, lễ hội sẽ diễn ra 3 cuộc thi nấu ăn đẹp mắt, hấp dẫn, cùng hệ thống ban giám khảo uy tín hàng đầu trong hiệp hội các đầu bếp chuyên nghiệp, hứa hẹn sẽ là điểm tham quan vô cùng đặc sắc và thú vị không thể bỏ qua.
Cùng tìm hiểu một số món ăn dân dã, truyền thống và đậm chất Tây Nam Bộ sẽ xuất hiện tại ngày hội sắp tới:
Thơm lừng bánh Xèo Bà Ngân
Video đang HOT
Từ lâu, bánh xèo được biết đến là loại bánh thơm ngon nổi tiếng tại miền Tây sông nước nói riêng và Việt Nam nói chung. Mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau làm nên nhiều hương vị riêng không thể hòa lẫn.
Tại Cần Thơ, bánh Xèo Bà Ngân tại rạch Ông Đề thơm ngon, giữ đúng vị nguyên bản truyền thống từ lâu đời.
Chiếc bánh Xèo Nam Bộ luôn to và tròn vành vạnh, nhân bánh là ít thịt mỡ, mấy con tép bạc, đậu xanh, ít giá và hành…
Màu sắc rực rỡ của món bánh xèo Bà Ngân.
Nguyên liệu làm bánh chỉ giản đơn và có thể các loại rau ăn kèm lại đòi hỏi sự chuẩn bị công phu hơn.
Các loại rau được hái như lá cải non, ít rau thơm và những loại rau đặc trưng chỉ ĐBSCL mới có và được dùng để ăn với bánh xèo như: đọt xoài, lá cách, bông điên điển…
Nước chấm bánh xèo được làm từ dừa tươi là một trong những đặc điểm thu hút quý khách gần xa thưởng thức và không thể nào quên.
Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt.
Món cá lóc nướng trui tại làng du lịch ông Đề.
Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị.
Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Bùi ngùi với lẩu mắm miền Tây
Đúng như tên của nó, lẩu mắm được chế biến từ mắm – đặc sản xứ này. Một nồi lẩu mắm đúng điệu miền Tây sẽ gồm có mực, tôm, cá biển, các loại rau dân dã, mắm cá sặc và mắm cá linh.
Mắm cá được ủ trong những chiếc lu sành trong khoảng thời gian dài để dậy vị và ngấm mùi. Lúc nấu lẩu thì pha loãng mắm cho vào hầm cùng phần nước súp được ninh từ xương heo.
Món lẩu mắm miền Tây luôn cuốn hút du khách.
Vị nước dùng ngọt ngào, thanh mát cùng mùi mắm đặc trưng. Trong nồi lẩu đúng điệu miền Tây còn có cà tím, khổ qua, nấm… làm cho màu sắc thêm phần hấp dẫn và ăn không ngấy.
Món lẩu mắm là món ăn dân dã nên chẳng kiêng loại thực phẩm nào. Thịt ba rọi, cá, tôm, tép, mực đều có thể bỏ chung vào một nồi lẩu. Rau củ thì có thể là bông súng, bông bí, rau đắng, bắp chuối, mùa nào thức đó.
Giản dị mà hào phóng hệt như tính cách người miền Tây vậy. Người miền Tây thường nấu lẩu mắm để tiếp đãi bạn phương xa ghé chơi. Hương vị độc đáo của món ăn này khiến thực khách xiêu lòng không ít, đi rồi vẫn quyến luyến bồi hồi.
Nếu bạn có dịp du lịch đến các tỉnh miền Tây sông nước, đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.
Lê Hải Phúc cho biết thêm: “Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đây là một sự kiện phi lợi nhuận.
Trong bối cảnh ngành du lịch vừa bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19, Lễ hội văn hóa ẩm thực 1.000 món ăn ngon xưa và nay như một lời tri ân khách hàng. Đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc hưởng ứng chủ trương từng bước phục hồi và phát triển du lịch trong tình hình mới của TP Cần Thơ”.
4 món "ăn là ghiền" ở Cà Mau vừa được vinh danh là gì?
Những món ăn, đặc sản gắn liền với đời sống lao động của nông dân Cà Mau được công nhận lọt tốp 100 món ăn, quà tặng đặc sản Việt Nam.
Ngày 27-8, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết Hội Kỷ lục gia Việt Nam vừa có quyết định công nhận lẩu mắm U Minh và cá lóc nướng trui được chọn vào tốp 100 món ăn đặc sản Việt Nam; khô cá sặc U Minh, ba khía Rạch Gốc được chọn vào tốp 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Lẩu mắm U Minh
Theo quyết định công nhận của Hội Kỷ lục gia Việt Nam, địa phương, các đơn vị, tổ chức sở hữu các sản phẩm thuộc tốp 100 có trách nhiệm phối hợp để quảng bá món ăn, đặc sản địa phương.
Cá lóc nướng trui
Thông tin trên đã tạo được sự phấn khởi của đông đảo người dân vùng cực Nam của Tổ quốc. Lão nông Nguyễn Văn Minh (67 tuổi; ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho hay trước đây 4 món ăn nêu trên gắn liền với cuộc sống của người dân lao động, giờ đã vươn mình thành đặc sản được vinh danh.
Ba khía Rạch Gốc
"Nếu có chiến lược phát triển bài bản, tôi tin rằng những món ăn, đặc sản bình dân trên sẽ góp phần thu hút, giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước" - ông Minh chia sẻ.
Mùa nước nổi miền Tây: Đặc sản đa dạng, món ngon đầy mâm Mùa nước nổi luôn được nhiều bà con miền Tây trông đợi. Khi đó, hàng loạt các sản vật sông nước sẽ xuất hiện nhiều... Bông súng mắm kho "Muốn ăn bông súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm". Nếu có dịp đến với vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang bạn đừng quên thưởng thức món bông súng...