LCK đề xuất dự luật hỗ trợ lương cho các tuyển thủ dự bị, thu nhập tối thiểu không dưới 5 triệu won/vòng đấu
Một tuyển thủ dự bị thuộc LCK sẽ được đảm bảo mức thu nhập lên tới 5 triệu won (~103 triệu VNĐ) cho mỗi lần được đăng ký thi đấu.
Mới đây, Ban tổ chức giải hệ thống giải đấu LMHT chuyên nghiệp Hàn Quốc – LCK, đã bất ngờ công bố về một dự luật được đề xuất liên quan đến vấn đề thu nhập tuyển thủ. Cụ thể, giới lãnh đạo của LCK đang tính đến việc duyệt chi một khoản tiền hỗ trợ tài chính cho các tuyển thủ thuộc dạng “dự bị dài ngày”.
Đối tượng được hướng đến trong các dự luật này là những tuyển thủ góp mặt trong danh sách đăng ký tham dự giải đấu của các mùa LCK và LCK CL (giải hạng 2), nhưng không được thi đấu thường xuyên, và nhận mức lương thấp hơn rất nhiều so với những tuyển thủ nằm trong danh sách 5 người thi đấu chính thức.
T1 Oner
Hiện tại, có 30 cái tên thuộc hệ thống giải đấu chuyên nghiệp được liệt kê vào danh sách “cần hỗ trợ”, trong đó bao gồm Oner (T1), HyBriD (KT Rolster), Umti (Fredit BRION) cùng 27 tuyển thủ khác, tổng cộng 30 người.
Theo dự kiến, LCK sẽ duyệt chi số tiền 5 triệu won cho mỗi lần các tuyển thủ “đủ điều kiện hỗ trợ” được góp mặt trong danh sách thi đấu của LCK hoặc LCK CL ở mỗi vòng đấu. Ví dụ, khi được đăng ký trong đội hình thi đấu ở lượt đấu thứ nhất vòng bảng LCK Mùa Hè 2021, thì T1 sẽ được trợ cấp 5 triệu won (khoảng 103 triệu VNĐ)/người/vòng đấu. Nếu Oner có trong danh sách đăng ký ở 4 vòng đấu, thì số tiền sẽ là 20 triệu won (khoảng 434 triệu VNĐ). Số tiền này sẽ được trao cho T1 sau mỗi giai đoạn của giải đấu, và dĩ nhiên việc chi trả cho tuyển thủ sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Ban tổ chức giải.
Video đang HOT
Dự luật này xuất phát từ việc thể thức lên/xuống hạng của hệ thống giải đấu LCK bị hủy, giải đấu hạng 2 CK (Challengers Korea) bị thay thế bằng LCK CL (LCK Challengers League). Về cơ bản, giải đấu CK trước đây là sân chơi dành cho các tổ chức thể thao điện tử chuyên nghiệp tương tự như LCK, nhưng ở đẳng cấp thấp hơn, các đội tuyển Bbq Olivers hay Kongdoo Monsters, thậm chí là Liiv SANDBOX, Griffin và DAMWON Gaming đều thuộc các tổ chức độc lập từng góp mặt tại CK.
Nhưng kể từ khi LCK chuyển sang vận hành theo mô hình nhượng quyền thương mại, các đội tuyển muốn thi đấu ở LCK thì phải nộp phí, bỏ thể thức lên/xuống hạng, thì CK cũng bị thay thế bằng giải LCK CK – Giải đấu với sự góp mặt chủ yếu của các đội học viện và đội trẻ thuộc các tổ chức tham dự LCK.
Tuyển thủ Umti của Fredit BRION
Điều này dẫn đến một vấn đề là khá nhiều tuyển thủ thuộc các tổ chức cũ (như Bbq) rơi vào cảnh thất nghiệp, do đội tuyển của họ rút khỏi giải đấu. Để níu giữ sự nghiệp, nhiều tuyển thủ tên tuổi một thời lựa chọn gia nhập các đội LCK hoặc đội học viện, chấp nhận việc phải ngồi dự bị hoặc đóng vai trò “điểm danh cho đủ quân số”, để có thể nhận mức lương khiêm tốn cũng như được hỗ trợ trong việc stream hoặc xây dựng thương hiệu.
Và lẽ dĩ nhiên, các tổ chức ở LCK không có lý do gì để chi trả cho những vị trí dự bị mức lương ngang bằng với các tuyển thủ thi đấu chính thức. Hơn nữa, các tổ chức thuộc tầm trung trở xuống tại LCK cũng không quá dư dả về mặt tài chính để cung cấp mức thù lao ổn định cho những tuyển thủ này.
Chính vì thế, Ban tổ chức LCK đã đề ra dự luật này như một phương án để hỗ trợ tài chính giúp các tuyển thủ chuyên tâm vào công việc phát triển sự nghiệp. Dĩ nhiên, với điều kiện đặt ra như trên, phía Riot Hàn và BTC giải sẽ yên tâm về tính minh bạch trong việc chi số tiền này. Bởi đây là khoản tiền hỗ trợ dành riêng cho tuyển thủ, còn về mặt hợp đồng pháp lý, đội tuyển chủ quản vẫn sẽ phải trả lương cho họ, với mức lương tối thiểu theo như luật lệ giải đấu và giao kèo giữa 2 bên. Sẽ không có lý do gì để các đội tuyển chấp nhận “nuôi báo cô” một tuyển thủ nào đó chỉ vì mong muốn được trợ cấp số tiền trên.
Dự luật này được cho là sẽ giúp LMHT Hàn Quốc thu hút nhiều tài năng trẻ hơn, bởi các tuyển thủ sẽ được xác định tâm lý rằng một khi đã tham gia đấu trường chuyên nghiệp, họ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề thu nhập và tiền bạc
Mặc dù mới là ý tưởng đề xuất, nhưng dự luật này đã nhận được khá nhiều sự đồng tình và tán thưởng của cộng đồng LMHT Hàn Quốc cũng như quốc tế. Phần lớn ý kiến đều cho rằng sự nghiệp tuyển thủ vốn rất ngắn ngủi, nên việc được hỗ trợ tài chính khi được đăng ký trong danh sách tham dự LCK – LCK CL sẽ là một động lực lớn để tuyển thủ tập trung vào chuyên môn. Cùng với đó là thúc đẩy các tài năng trẻ bước chân vào con đường thể thao điện tử chuyên nghiệp, mà không phải lo lắng về viễn cảnh tài chính trong tương lai.
Cựu sao WE chính thức được cấp phép lao động, Cerberus Esports sắp trình làng ngoại binh đầu tiên tại VCS
VCS Mùa Hè 2021 nhiều khả năng sẽ chứng kiến màn ra mắt của ngoại binh đầu tiên trong lịch sử giải đấu.
Cách đây ít phút, đội tuyển Cerberus Esports đã chính thức công bố thông tin về việc tuyển thủ Kim "Poss" Min-cheol - Người chơi đường trên đến từ Hàn Quốc, đã chính thưc được thông qua "Giấy phép lao động" tại Việt Nam.
Cụ thể, phía CES cho hay, việc cấp phép lao động của Poss đã được phê duyệt bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng nghĩa với việc tuyển thủ này chính thức có quyền lao động, làm việc, ký hợp đồng lao động hợp pháp tại Việt Nam. Poss gia nhập Cerberus Esports từ đầu năm 2021, nhưng không có trong danh sách đăng ký tham dự các trận đấu thuộc khuôn khổ VCS Mùa Xuân 2021. Trước đó, tuyển thủ này từng có thời gian thi đấu cho Team WE thuộc LPL.
Thông báo này cũng đồng nghĩa với việc nhiều khả năng, Cerberus sẽ đăng ký Poss vào danh sách tuyển thủ tham dự giải đấu VCS Mùa Hè 2021. Nếu danh sách đăng ký này được Ban tổ chức giải thông qua, thì có tới 99% khả năng Poss sẽ trở thành ngoại binh đầu tiên trong lịch sử được thi đấu tại VCS.
Trước đó, vào năm 2020, Team Flash thậm chí đã chiêu mộ thành công cựu tuyển thủ SKT T1 - Profit. Tuy nhiên, ngôi sao người Hàn này đã không thi đấu bất kỳ một trận nào cho FL, nguyên nhân được đưa ra là do vướng mắc về luật ngoại binh của VCS, cũng như chưa xin được giấy phép lao động. Profit sau đó đã chia tay FL trong tình cảnh "không kèn không trống" để trở về Hàn Quốc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Profit từng khiến nhiều fan LMHT Việt "mừng hụt" với danh hiệu "ngoại binh đầu tiên của VCS"
Sau trường hợp của Profit, nhiều ý kiến cho rằng BTC VCS nên điều chỉnh lại bộ luật liên quan đến ngoại binh, tạo điều kiện để LMHT Việt Nam có cơ hội chào đón những ngôi sao tầm cỡ thế giới cập bến giải đấu này. Rất có thể, điều này đã trở thành hiện thực, bởi nếu không được VCS thông qua, thì CES chắc chắn cũng sẽ không tốn công nhọc sức để xin giấy phép lao động cho Poss.
Ngoài ra, họ cũng đã chia tay tuyển thủ LL, và Poss cùng Pun sẽ là 2 cái tên án ngữ khu vực đường trên của Quái Khuyển trong mùa giải mới. Chắc chắn người hâm mộ VCS sẽ có lý do để mong chờ vào màn ra mắt của Poss, để được chiêm ngưỡng tài năng của một tuyển thủ Hàn Quốc từng có thời gian chinh chiến tại LPL - Giải đấu được mệnh danh là khốc liệt bậc nhất thế giới.
Lứa tuyển thủ "thế hệ vàng của LCK" từng sánh vai cùng Faker giờ ra sao? Hầu hết các siêu sao gắn liền với thời đại hoàng kim của LCK đều đã từ giã đấu trường chuyên nghiệp. Khi Quỷ Vương Faker, ở tuổi 25, vẫn còn đang miệt mài chinh chiến để tìm cho mình chiếc cúp vô địch CKTG lần thứ 4 thì những huyền thoại của làng LMHT thế giới từng một thời "so kè danh...