Lấy ý kiến về quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài
Bộ GD-ĐT ngày 20.11 công bố dự thảo Quyết định ban hành quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục.
Thực hiện tự nguyện
Quy định này áp dụng cho các trường phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề, viện nghiên cứu… nhằm giúp người dạy, người học tăng cường năng lực ngoại ngữ, có khả năng tiếp cận, khai thác các nguồn tài liệu khoa học và chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
Một tiết học toán bằng tiếng Anh của Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: Đ.N.T
Dự thảo quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài thực hiện phải xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện của người học, người dạy, vận dụng linh hoạt ở nhiều mức độ, trình độ khác nhau, phù hợp với điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo và năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học (dạy học hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài; dạy học song ngữ – là hình thức kết hợp vừa sử dụng tiếng nước ngoài vừa sử dụng tiếng Việt để dạy học).
Bên cạnh đó, yêu cầu giáo viên phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ và dạy đúng chuyên ngành được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo phù hợp, được hưởng chế độ thù lao cho việc dạy bằng tiếng nước ngoài.
Video đang HOT
Theo quy định của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020″, năng lực ngoại ngữ tối thiểu của giáo viên phổ thông dạy bằng tiếng nước ngoài phải cao hơn năng lực ngoại ngữ yêu cầu cần đạt của học sinh trong cấp học 2 bậc; người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc C1 của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ châu Âu hoặc tương đương.
Chỉ áp dụng với các môn tự nhiên
Riêng đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD-ĐT quy định hoặc phê duyệt.
Dự thảo cũng cho biết, đối các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự lựa chọn hoặc phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo để dạy bằng tiếng nước ngoài một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, những nội dung kiến thức, kỹ năng được thiết kế thành các môn học, tín chỉ hoặc mô – đun; ưu tiên cho các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài hoặc một số ngành trọng điểm, có nhu cầu hội nhập cao như công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính, ngân hàng, du lịch và các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Không dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các nội dung thuộc về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam.
Ngoài ra, giáo trình, tài liệu giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo có thể được dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài để giảng dạy hoặc sử dụng giáo trình, tài liệu của nước ngoài được lựa chọn, biên tập và điều chỉnh về nội dung sao cho phù hợp với trình độ của người học và điều kiện tổ chức đào tạo của Việt Nam.
Theo thanh niên
Trường nghề lay lắt
Bỏ chi phí lớn để đầu tư trang thiết bị dạy học nhưng khan hiếm người học khiến bức tranh về các trường nghề càng ngày càng ảm đạm
Trong khi một số trường nghề đã bị "thâu tóm" vào các trường ĐH thì cũng còn không ít trường vì không tuyển sinh được nên cầm cự bằng nhiều cách như cho thuê trang thiết bị, tuyển sinh sơ cấp, ngắn hạn... khiến các trường nghề đang xa dần mục tiêu đào tạo chính thống.
Quá nhiều bất lợi
Thông tư 57 của Bộ GD-ĐT quy định các trường ĐH không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xem là tín hiệu vui cho các trường nghề vì sẽ có một lượng lớn thí sinh không vào TCCN trong các trường ĐH sẽ tính đến phương án học nghề. Thế nhưng, tháng 6-2011, khi Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57 nêu rõ các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay từ năm 2012 mà xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh hệ này (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh hệ đào tạo này trước năm 2017 khiến các trường nghề lại rơi vào hụt hẫng.
Hiện các trường ĐH không những không giảm mà còn tăng chỉ tiêu TCCN. Đơn cử như tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trong khi lẽ ra phải giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu TCCN năm 2011 theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì năm 2012 lại thêm đến 4.000 chỉ tiêu, tăng hơn 45% so với năm trước.
ThS Đỗ Thị Phương Khanh hướng dẫn sinh viên Khoa Cơ khí thực hành trên máy CNC tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng . Ảnh: TẤN THẠNH
Hiệu trưởng một trường nghề tại TPHCM cho biết: "Trong khi chờ đến năm 2017 thì các trường ĐH cũng kịp vét hết thí sinh, nhất là khi dự thảo về đào tạo liên thông mới đây của bộ sẽ siết chặt liên thông thì còn ai dám vào trường nghề".
Vị hiệu trưởng này phân tích: Dự thảo quy định nếu liên thông từ trình độ trung cấp nghề, TCCN lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên ĐH, thí sinh sẽ phải dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và thêm 2 môn cơ sở ngành.
Bộ thừa biết tâm lý lâu nay của người học đều cho rằng trường nghề chỉ là chỗ "tạm trú", dù thế nào cũng phải có bằng ĐH, giờ nếu siết chặt liên thông thì chẳng thà học sinh ở nhà ôn thi ĐH cho đến khi nào đậu mới thôi chứ học nghề làm gì?
Cầm cự
Để duy trì hoạt động, nhiều trường nghề đã tính đến các phương án cầm cự. Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng thông báo tuyển sinh các khóa sơ cấp nghề với thời gian đào tạo chỉ từ 1-3 tháng, Trường Trung cấp nghề Việt Giao cũng chiêu sinh những khóa nghề ngắn hạn và phối hợp đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp. Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng tuyển sinh đủ hệ TCCN nhưng hệ CĐ nghề thì đến nay vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo hiệu trưởng một trường nghề: "Bất đắc dĩ chúng tôi mới phải làm vậy vì đào tạo sơ cấp, ngắn hạn là chúng tôi xa dần mục tiêu chính thống của trường nghề. Nhưng nếu không cầm cự như vậy thì chúng tôi lấy gì sống khi hằng tháng vẫn phải trả tiền thuê địa điểm, trả lương cho nhân viên. Chúng tôi còn đang tính đến phương án cho thuê thiết bị để nuôi trường, tránh lãng phí".
Ths Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, bày tỏ: "Các trường ĐH được đào tạo nghề quá nhiều là nguyên nhân không nhỏ khiến các trường nghề lâm vào thế khó. Xét về Luật Giáo dục thì các trường ĐH đào tạo nghề không sai nhưng đã là nghề thì phải có thực hành, trong khi chương trình dạy nghề ở các trường ĐH chủ yếu dạy lý thuyết. Ngược lại, các trường nghề biết phải đào tạo ra sao để các em có một nghề thuần thục. Về cơ sở vật chất, các trường đã trang bị khá đầy đủ trang thiết bị để học viên thực hành. Mỗi hệ có một mục tiêu đào tạo khác nhau, vì vậy nên trả lại việc đào tạo nghề cho các trường nghề".
TS Đỗ Kỳ Công, Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nhận định: "Việc các trường nghề tuyển sinh khó khăn cũng phản ánh có sự sàng lọc chất lượng giảng dạy ở các trường. Nhiều trường quảng cáo quá mức nhưng chất lượng đào tạo kém, cơ sở vật chất lại đi thuê, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Học viên ra trường không kiếm được việc làm. Khi đã bộc lộ những yếu kém và không tạo được uy tín với học viên thì việc khó tuyển sinh là điều dễ hiểu".
Theo người lao động
Trả dạy nghề cho trường nghề Phải bỏ chi phí lớn để đầu tư mọi mặt nhưng ngày càng thưa vắng người học nghề dài hạn, các trường nghề phải xoay xở bằng nhiều cách để tồn tại. Tuy nhiên, về lâu dài các trường đều kiến nghị các trường ĐH, CĐ phải trả việc dạy nghề cho trường nghề. Học sinh Trường TCN Nhân Đạo thực hành trong...