Lấy ý kiến về đầu tư siêu dự án sân bay Long Thành
Sáng nay (15/8), tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức cho ý kiến về báo cáo thẩm định lần 4 về đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo báo cáo của Hội đồng thẩm định Nhà nước, hiện lưu lượng vận chuyển hàng của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã có sự tăng trưởng vượt xa so với dự kiến. Tính đến năm 2013, lưu lượng khách đã đạt hơn 20 triệu khách, theo mức tăng trưởng bình quân, đến năm 2017 cảng sẽ đạt công suất thiết kế 25 triệu khách/năm và những năm sau đó sẽ quá tải. Trong khi đó, việc mở rộng không có nhiều phương án khả thi do đó việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành là hết sức cần thiết.
Theo báo cáo tiền khả thi, trong giai đoạn 1, dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ có tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD, trong đó vốn ngân sách Nhà nước và ODA chiếm hơn 4 tỷ USD, số còn lại sẽ được huy động từ các nguồn vốn khác
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia phản biện, để tiến hành đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, các Bộ, cơ quan có trách nhiệm và chủ đầu tư cần phải làm rõ hơn các vấn đề như tỷ suất đầu tư, mô hình quản lý, giao thông kết nối, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Theo kế hoạch, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm nay. Nếu được đầu tư ngay, cảng hàng không quốc tế Long Thành có thể khai thác sau năm 2020 với công suất 100 triệu khách/năm.
Đặng Tú
Theo_VTV
Video đang HOT
ICAO sẽ họp với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế về an toàn bay
Cuộc họp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) sẽ diễn ra tại Montreal, Canada vào tuần tới.
Theo Reuters, cuộc họp trên sẽ tập trung thảo luận về an toàn bay trong một nỗ lực của các bên liên quan sau khi xảy ra vụ máy bay MH17 bị bắn hạ tại khu vực miền Đông Ukraine ngày 17/7.
Hiện vẫn chưa rõ sau cuộc họp nói trên, ICAO sẽ có những hành động cụ thể gì bởi tổ chức này chỉ có những vai trò điều hành rất hạn chế và ICAO cũng không được phép đưa ra các cảnh báo về những mối nguy hiểm liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Một cuộc họp của ICAO (Ảnh ICAO)
Sau vụ tai nạn MH17, các quan chức ngành hàng không quốc tế đã hối thúc ICAO cần có một vai trò quan trọng hơn nữa và cần phải đưa ra những cảnh báo về những nguy hiểm trên toàn cầu.
Theo đó, ICAO, IATA, Tổ chức Các nhà cung cấp dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (CANSO) và Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) sẽ thảo luận về trách nhiệm của từng đơn vị trong các khu vực đang xảy ra xung đột.
Mỹ- nước có thị trường hàng không dân sự lớn nhất thế giới- đã nhanh chóng gạt đi mọi hy vọng rằng sẽ có những thay đổi lớn về cách thức tổ chức hàng không trên toàn cầu.
"Ý tưởng của cuộc họp này là để các bên liên quan tìm ra một giải pháp về vấn đề này", một nguồn tin thân cận với ICAO cho biết.
Hai đại diện ICAO cho biết vụ tai nạn MH17 làm dấy lên những quan điểm của các quan chức ICAO rằng liệu tổ chức này có được phép đưa ra những cảnh báo nguy hiểm hay không dù họ không kỳ vọng rằng sẽ có những thay đổi lớn trong hoạt động của tổ chức này.
Hiện các nước thành viên ICAO có quyền kiểm soát tuyệt đối trong không phận của mình và họ không muốn trao thêm quyền lực cho ICAO.
Chủ tịch Hội đồng ICAO Olumuyiwa Benard Aliu ngày 24/7 đã viết một bức thư gửi các nước thành viên nhằm nhắc nhở rằng các nước nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn hàng không trong không phận của họ.
"Bổn phận của các nước thành viên không nên bị nhầm lẫn với các quy định về an toàn hàng không do ICAO đưa ra", ông Aliu tuyên bố.
Trong một động thái cho thấy Mỹ sẽ không chấp thuận việc trao cho ICAO thêm quyền lực, Mỹ đã nêu rõ rằng nước này sẽ "không tìm cách thay đổi" theo những chỉ dẫn của ICAO sau thảm họa MH17 tuần trước và sự mất tích bí ẩn của máy bay MH370 vào tháng 3 vừa qua.
Vụ mất tích của máy bay MH370 đã làm dấy lên những yêu cầu cải thiện cách thức theo dõi hoạt động của các máy bay.
"Chúng tôi dự định sẽ tham gia vào mọi hoạt động do ICAO khởi xướng liên quan đến hai vụ tai nạn máy bay nói trên để xác định xem có cần thiết phải đưa ra những yêu cầu thay đổi hay không", một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Ngoài ra, các nước thành viên ICAO cũng bày tỏ quan ngại về những vấn đề như liệu ICAO có phải chịu trách nhiệm về những vụ tai nạn máy bay diễn ra tại khu vực mà ICAO không đưa ra cảnh báo hay không.
Việc mở rộng vai trò của ICAO cũng sẽ bao gồm việc tổ chức này có thể tiếp nhận những thông tin nhạy cảm của các quốc gia thành viên bao gồm cả những vấn đề quân sự và chính trị của những nước này.
"ICAO không có quyền đưa ra quan điểm về những vấn đề chính trị", đại diện của một quốc gia thành viên ICAO cho biết.
"ICAO đã nêu rõ rằng dù điều này không phải là không thể xảy ra nhưng rõ ràng là không đáng để họ phải làm như vậy", ông Tim Clark, Chủ tịch của hãng Emirates của Dubai tuyên bố.
Ông Clark nhấn mạnh ngành hàng không cần phải xem xét kỹ những mối nguy hiểm ngày càng gia tăng trong những khu vực xảy ra xung đột và đưa ra câu hỏi rằng liệu mọi hãng hàng không, nhất là những hãng của những nước nhỏ có được phép tiếp cận các thông tin tình báo về những nguy cơ có thể xảy ra như các nước lớn hay không.
Hiện ICAO chưa tổ chức một cuộc họp khẩn nào của Hội đồng Điều hành của tổ chức này về vụ máy bay MH17, một việc mà tổ chức này đã từng làm sau khi một tên lửa của Mỹ bắn hạ một máy bay thương mại của Iran vào năm 1988./.
Theo Trần Khánh
Chiến đấu cơ Nga bị lép vế tại triển lãm Farnborough 2014 Phái đoàn Nga tham gia triển lãm hàng không quốc tế Farnborough năm nay khá vắng vẻ do nhiều thành viên bị chính phủ Anh từ chối cấp thị thực. Triển lãm Farnborough 2014 quy tụ các tập đoàn, công ty nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực hàng không dân sự và quân sự. Khai mạc vào ngày 14/07 vừa qua,...