Lấy mobile làm trung tâm là chiến lược “ngốc nghếch”
Trong 1 2 năm trở lại đây, càng ngày người ta càng nghe nhiều về thuật ngữ kỷ nguyên hậu PC: nơi mobile sẽ trở thành trung tâm của thế giới công nghệ. Đi kèm với đó là những câu chuyện về mobile only hay mobile first. Nhiều người, thậm chí coi đó là xu hướng cần phải theo ngay-lập-tức. Nghe thì có vẻ hấp dẫn nhưng theo một kết quả khảo sát gần đây thì có vẻ mobile first nhiều khả năng là một chiến lược sai lầm, ít nhất tại thời điểm này.
Mobile Only, Mobile First là gì?
Hiểu một cách đơn giản hai chiến lược này là tập trung phát triển sản phẩm dành cho mobile (thường cụ thể hơn là điện thoại màn hình cảm ứng) mà bỏ qua hoàn toàn sản phẩm nền PC (mobile only) hoặc ưu tiên phát triển trước (mobile first). Trong đa phần các trường hợp, sự quan trọng của các phiên bản chạy trên màn hình lớn, bàn phím và chuột bị bỏ qua.
Tất nhiên, chiến lược này chỉ dành để nói đến các sản phẩm có thể phát triển và hoạt động đồng nhất trên các dòng thiết bị. Một số sản phẩm nhất định dành để thiết kế cho điện thoại như mobiles game, apps cho mobile hay các sản phẩm đến từ các công ty thuần mobile và chỉ hoạt động được trên mobile như Instagram thì khái niệm này là vô nghĩa.
Sự bùng nổ và lấn át của thiết bị di động
Trong vài năm trở lại đây, kể từ sau sự xuất hiện của iPhone, mobile bùng nổ và lần đầu tiên có một thiết bị có khả năng đe dọa vị trí trung tâm của PC trong thế giới công nghệ. Smartphone giờ vươn đến từng ngõ ngách của cuộc sống. Đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đến vai trò của PC nhất là trong những lĩnh vực như giải trí và tiêu thụ nội dung.
Hiện tại chỉ riêng Android đã có có khoảng 1,3 triệu thiết bị được kích hoạt mỗi này và theo dự đoán sẽ có khoảng 1 tỷ điện thoại thông minh được bán ra vào năm 2016. Lượng người dùng điện thoại, tablet để truy cập Internet càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.
Đây là lý do để nhiều người, công ty quyết định sử dụng chiến lược mobile first.
Và đó là một sai lầm
Thường thì những công ty phải tính toán xem mobile first hay không là những công ty nhỏ hoặc những dự án nhỏ trong những công ty lớn. Điểm chung là họ có nguồn lực hạn chế và khó có thể phát triển cả hai đồng thời, vì vậy mới phải cân nhắc. Nếu không, việc phát triển đồng thời cả hai (hay BI gọi là mobile too) sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tất nhiên, các công ty lớn lại khác:
Wikipedia có phiên bản cho smartphone và nó là Wikipedia
Video đang HOT
Google có phiên bản cho mobile và nó gọi là Google
Amazon có phiên bản mobile và người ta vẫn quen gọi nó là Amazon
Facebook có phiên bản smartphone và người ta vẫn gọi nó là Facebook
Nếu khó khăn về nguồn lực thì mobile first là sai lầm
Thứ nhất, người ta dành nhiều thời gian hơn cho smartphone không có nghĩa là người ta dành chủ yếu thời gian cho smartphone. Có hai vấn đề ở đây:
- Đa phần những người hứng thú và thường xuyên sử dụng smartphone trong thời điểm này là những người làm việc với máy tính hoặc có thể dùng máy tính liên tục.
- Và những người không thể ngồi máy tính mà thích sử dụng smartphone thường sẽ không có pin để tiêu thụ nội dung và sử dụng quá nhiều smartphone trong ngày. Đa phần các smartphone hiện nay chỉ đủ pin để đáp ứng một ngày làm việc bình thường. Vì vậy, sẽ rất khó cho những người này.
Sự thật thì tăng trưởng ở những phần trăm đầu tương đối nhanh, dễ dàng. Tuy nhiên càng lên cao thì mọi việc càng khốn khó và phức tạp hơn. Thị phần duyệt web cũng vậy. Smartphone tăng đến 10% và đang có dấu hiệu chậm lại và để vượt qua mốc 50%, thời gian nó cần chắc chắn không ít hơn 5 lần thời điểm nó tăng từ 0 đến 10%. Và tất nhiên, với những đối tượng nguồn lực hạn chế không nên tham gia vào một thứ cơ hội quá xa như vậy.
Thứ hai, thị trường smartphone quá phân mảnh. Khác với PC, những cỗ máy có cấu hình mạnh nên bạn chỉ cần chắc chắn nó sẽ tương thích với vài trình duyệt. Còn với smartphone, những câu chuyện tính toán về cấu hình, flash hay không flash, HĐH nào là những câu chuyện dài và khó khăn.
Thứ ba, PC còn quá mạnh mẽ để bỏ qua. Hãy nhớ, con số tương quan giữa PC và mobile hiện tại là khoảng 90/10 hoặc cùng lắm là 85/15. Đừng để tốc độ tăng trưởng của mobile đánh lừa bạn rằng PC là một thị trường đã chết.
Và con số chứng minh, đến từ một cuộc khảo sát của Business Insider:
Kết quả đầy đủ các bạn có thể xem tại đây. Tôi xin tóm tắt một số điểm đáng lưu ý như sau:
1. Đa phần các câu hỏi về mức độ sử dụng thường là laptop dẫn đầu. Bao gồm các câu hỏi sau:
- Bạn sử dụng thiết bị nào thường xuyên nhất?
- Bạn sử dụng thiết bị nào để đọc tin tức và thông tin?
- Bạn sử dụng thiết bị nào để đọc HẦU HẾT tin và thông tin?
Điều quan trọng, trong câu hỏi cuối cùng, tới gần 70% người trả lời khẳng định là PC/Laptop/Mac trong khi con số tương ứng của hai thiết bị còn lại chỉ là khoảng 20%. Dễ dàng nhận thấy người ta vẫn chủ yếu tiếp nhận thông tin bằng PC. Khá dễ hiểu khi bạn làm việc 8h một ngày với các thiết bị màn hình lớn và chả có lý do gì để bạn chúi đầu vào một chiếc màn hình 3 – 4″, trừ khi là bạn nằm ở đâu đó.
2. Về thói quen sử dụng, qua 3 biểu đồ phân tích của BI chúng ta có thông tin như sau:
- Đa phần người dùng vẫn check thông tin qua các website tin, tỷ lệ này có lẽ rơi cao ở PC bởi check tin qua điện thoại thì apps ngang ngửa với đọc tin từ các trang tin và tỷ lệ tương tác từ các mạng xã hội cũng gần như vậy. Rõ ràng, xây dựng một sản phẩm, đặc biệt là tin tức cho mobile là phức tạp và tốn công hơn nhiều. Trong khi đó, những yếu tố không kiểm soát được hoàn toàn như click từ MXH chiếm một tỷ lệ rất cao cũng là nguy cơ.
Tổng kết
Mobile first là chiến lược sai lầm trong thời điểm này vì:
1. người dùng PC còn rất đông và nó là đa số.
2. Phát triển nhiều rủi ro về nền tảng và trải nghiệm.
3. Thói quen sử dụng rất phức tạp. Bỏ qua PC hay tập trung cho mobile trước là những quyết định hết sức sai lầm của các dự án và nhóm thiếu nguồn lực dài hạn.
Tất nhiên, với những công ty và dự án lớn, việc xây dựng song song cả hai nền tảng (mobile too) là điều tuyệt vời.
Theo Genk
Phần thắng không thuộc về những kẻ tấn công
Một năm lại chuẩn bị trôi qua với nhiều điểm đáng nhớ của thị trường ICT thế giới. Những diễn biến, những câu chuyện của thế giới Internet đã và đang tác động ngày càng sâu rộng đến thế giới. Hãy cùng chúng tôi điểm lại 4 sự kiện đáng chú ý nhất trong năm vừa qua của thị trường ICT.
Facebook IPO - Nhiều điều tiếng
Được phát hành bởi hai trong số những ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới cộng thêm việc bản thân Facebook đang cực kỳ hùng mạnh, đợt IPO của mạng xã hội này thu hút được rất rất nhiều sự quan tâm và chú ý của không chỉ thế giới công nghệ mà của cả thị trường tài chính. Đây là một trong những vụ IPO lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Khởi đầu thuận lợi với mức giá 38 USD tương đương mức giá trị thị trường đạt 104 tỷ USD, Facebook nhanh chóng thu về cho mình 16 tỷ USD từ lượng cổ phiếu bán ra.
Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt, cổ phiếu Facebook nhanh chóng mất giá trầm trọng và hậu quả là chỉ ít lâu sau đó, giá trị của mỗi cổ phiếu chỉ còn khoảng 15 USD, chưa đầy một nửa mức giá ra mắt. Thậm chí Bloomberg còn dự đoán con số này có thể còn giảm xuống 13 USD. Nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh: thổi phồng giá, kỳ vọng quá lớn, mô hình doanh thu chưa rõ ràng, mobile...
Trong số đó, làm nhiều người tức giận nhất là việc Facebook và hai ngân hàng đầu tư không hề công bố về việc điều chỉnh dự đoán doanh thu của Facebook ít ngày trước đợt IPO. Facebook thậm chí chút suýt nữa bị kiện vì vụ việc này.
Những nỗ lực soán ngôi thất bại
Thương trường là chiến trường, mỗi ngành kinh doanh là một lãnh địa. Mà lịch sử đã chứng minh là lòng tham của con người là vô đáy, các lãnh chúa chưa bao giờ hoàn toàn hài lòng với lãnh địa của mình và vì thế, họ luôn tìm cách xâm chiếm các lãnh địa khác. Trong kinh doanh cũng vậy, người ta gọi nó là mở rộng ngành nghề còn tôi thì quan niệm đó là những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ. Tuy nhiên, 2012 có vẻ là năm không thuận lợi với những kẻ tấn công.
Đầu tiên, nỗ lực của Google đánh vào pháo đài Facebook - nỗi sợ hãi cho sự thống trị thế giới Internet của Google. Facebook đang chiếm 1/5 lượt pageviews trên toàn thế giới và con số 1 tỷ MAU (số lượng người dùng hoạt động hàng tháng) đủ để bất cứ ai phải thèm muốn. Pháo đài Facebook và mọi thứ bên trong nó tàng hình trước con mắt soi mói của Google. Đó là lý do tại sao Google sợ Facebook nhất chứ không phải gã nhà giàu Microsoft.
Google ra đời và đốt không ít tiền bạc và công sức của Google chỉ với một mục đích duy nhất: kéo người dùng ra khỏi Facebook. Bản thân Google có lẽ cũng không cần Google quá thành công, miễn là nó giảm được tầm ảnh hưởng của đối thủ. Tuy nhiên, mọi sự không như mơ, Google từ khi ra đời đến nay nó vẫn chưa thể ảnh hưởng đến đối thủ.
Bing, công cụ tìm kiếm của Microsoft và đối tác Yahoo Search vẫn đang miệt mài giành thị phần của ông trùm Internet Google. Có điều khi mà cả thế giới đang tối ưu hóa cho Google thì Bing vẫn chưa thể thoát khỏi thân phận của kẻ chạy theo. Thậm chí, trong năm vừa rồi thị phần của Bing còn giảm so với đối thủ.
Và Amazon, năm qua họ đã cho thấy sức mạnh của họ lớn đến thế nào và cho dù các đối thủ bằng nhiều cách khác nhau đang thâm nhập thị trường TMĐT vốn là sân nhà của họ đều chịu thất bại cay đắng. Google cho dù nắm trong tay công cụ tìm kiếm mạnh nhất thế giới, bản đồ của thế giới Internet cũng đang gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với Amazon. Facebook cũng không giấu giếm tham vọng của mình. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với một con quái vật TMĐT thật sự.
Bong bóng Internet phập phồng
Từng được bơm lên mạnh mẽ trong năm trước và đầu năm nay, đến cuối năm, có cái cớ để người ta nói bong bóng Internet đang vỡ, hay chí ít xịt mạnh. Groupon còn 1/7 giá trị so với thời điểm hãng này IPO và liên tục được đem ra so sánh với Google. Zynga, công ty thống trị game mạng xã hội cũng mất 7 lần giá trị so với thời điểm cổ phiếu hãng này được giá nhất. Quan trọng hơn, Zynga đang lâm vào một cuộc khủng hoảng thực sự bên trong nội bộ công ty.
Facebook, như đã kể ở trên là một điển hình của sự xẹp bong bóng năm qua. Được bơm lên mức 38 USD nhưng những thông tin về doanh thu, cách điều hành... đã khiến giá FB giảm thấp nhất tới 14 USD. Tuy đã phục hồi mạnh và đang ổn định ở mức 28 USD nhưng hãng vẫn mất tới 1/4 giá trị so với thời điểm IPO.
Theo genk
"Juggernaut Semaphone" của Nokia chỉ là một nguyên mẫu Mẫu điện thoại màn hình lớn chạy Windows Phone 8 của Nokia bị rò rỉ chỉ là một nguyên mẫu. Cách đây vài ngày, hình ảnh về một mẫu thử nghiệm smartphone màn hình lớn của Nokia chạy Windows Phone 8 đã bị rò rỉ. Cụ thể, tên của thiết bị là "Juggernaut Semaphone". Thiết bị này có kích thước màn hình lớn...