Lấy loại cau rừng có cái tên lạ làm đũa, nông dân Hà Tĩnh “vót” ra tiền
Người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê ( Hà Tĩnh) từ lâu nổi tiếng với sản phẩm đũa độc đáo từ cây cau rừng (cau nàng rưng).
Đôi tay khéo léo của người dân đã làm ra những đôi đũa cau rừng bóng, đẹp đang gấp rút cung ứng ra thị trường cuối năm.
Nghề làm đũa cau rừng (cau nàng rưng) ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có tuổi đời hơn 20 năm. Thời gian đầu chỉ có một vài hộ trong xã làm, thấy hiệu quả kinh tế cao nên đã có nhiều gia đình trong xã đến học nghề.
Đến nay, toàn xã Phúc Trạch có hơn 20 hộ làm đũa cau rừng, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 3. Làm đũa cau rừng giúp bà con có việc làm lúc nông nhàn, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn.
Anh Đoàn Phương Hải (trú thôn 3 xã Phúc Trạch, Hương Khê), cho biết: So với đũa tre, đũa cau rừng cứng, bền và an toàn hơn. Đũa tre khi dùng một thời gian sẽ bị mốc còn đũa cau rừng sau khi phơi khô sẽ không còn hiện tượng đó nữa. Thân cau rừng được cưa thành từng đốt nhỏ bằng chiếc đũa rồi vót tròn, sau đó phơi khô và cuối cùng đánh bóng bằng lá chuối rừng là thành phẩm.
Cau rừng được người đan chặt về, để rút nước, sau đó tiến hành chẻ, vót đũa. Ảnh: PV
“Trung bình mỗi ngày tôi làm được khoảng 200 đôi đũa cau rừng, được bán với giá từ 4.500-5.000đồng/đôi. Cứ cận kề Tết Nguyên đán, lượng khách đặt đũa càng lớn, chúng tôi phải tranh thủ làm cả ngày mới đủ giao cho khách”, anh Hải cho biết.
Chị Nguyễn Thị Thu (trú tại xóm 3, xã Phúc Trạch, Hương Khê) đang chăm chú vót đũa cau rừng. Ảnh: PV
Chị Nguyễn Thị Thu (trú tại xóm 3, xã Phúc Trạch), cho hay: “Ngoài lúc làm đồng áng, chúng tôi thường làm đũa cau rừng để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Cây cau rừng dài khoảng 2m, mua với giá 100.000 đồng/cây, làm được khoảng 50 đôi đũa. Mỗi ngày, tôi làm được 160 – 200 đôi đũa, bán với giá 5.000-7.000 đồng/đôi”.
Nhờ có việc này, mà gia đình tôi có thêm thu nhập để nuôi con ăn học, mua sắm đồ đạc cho gia đình”.
Video đang HOT
Cây cau rừng được cưa ra làm nhiều đoạn dài 25-30 cm. Ảnh: PV
Người dân làm nghề cho biết, để cho ra một đôi đũa chất lượng phải làm từ cây cau rừng trên 20 tuổi, cao khoảng 7m, đường kính thân khoảng 20-30cm. Tuy nhiên, phần làm đũa cau rừng chỉ lấy 2m tính từ gốc cây, vì có độ cứng, nhẵn phù hợp.
Công đoạn chẻ cau rừng thành từng thanh nhỏ, đều. Ảnh: PV
Cau nàng rưng được người dân lấy từ các khu rừng thuộc huyện như: Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê. Mỗi lần đi khai thác cau rừng, người dân phải đi khoảng 3 ngày mới thu hoạch được một bó 20 đoạn (mỗi đoạn từ 1,8m-2m).
Những người không trực tiếp khai thác sẽ mua thân cau rừng với giá 100.000-120.000 đồng, với chiều dài từ 1,8m-2m/cây.
Thân cây cau khi cưa về được chia thành từng đốt nhỏ bằng chiếc đũa sau đó: chẻ, đẽo, bào phả, bào trau, mít, chà, phơi khô… cuối cùng đánh bóng bằng lá chuối rừng.
Người dân dùng bào nhỏ để vót đũa. Ảnh: PV
Đũa cau rừng vót xong thường được sấy bằng than củi để tránh đũa mốc, không phơi dưới trời nắng lớn sẽ làm đũa cong, vênh. Sau đó người dân dùng lá chuối rừng để đánh bóng đũa, vì lá chuối có đặc tính dai, khó bị vụn trong quá trình đánh bóng đũa.
Đũa cau rừng vót xong, được người dân sấy bằng than củi, không phơi dưới trời nắng to, tránh đũa cong, vênh. Ảnh: PV
Đũa cau rừng cứng, không ngấm nước, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Trạch, cho biết: “Nghề làm đũa cau rừng ở xã Phúc Trạch đã có tuổi đời hơn 20 năm. Lúc đầu chỉ một vài hộ làm nhưng đến nay toàn xã có hơn 20 hộ làm đũa cau rừng, tập trung chủ yếu ở thôn 1 và thôn 3. Bà con tranh thủ những lúc việc đồng áng đã xong để làm đũa cau rừng giúp nâng cao kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.
Chuyện kể về gia đình 4 người đã chiến thắng Covid-19
"Gia đình có 4 người mắc Covid-19, trong đó vợ tôi có bệnh nền. Chúng tôi luôn động viên nhau phải giữ tinh thần lạc quan, cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ, gia đình tôi đã chiến thắng Covid-19".
Năm nay đã 55 tuổi nhưng có lẽ đợt điều trị Covid-19 kéo dài suốt 23 ngày vừa qua là chuyến đi viện đáng nhớ nhất trong cuộc đời của ông Trần Văn Tân, ở xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Theo ông Trần Văn Tân, không nên hoang mang khi mình lỡ mắc Covid-19 mà phải giữ tinh thần lạc quan.
Sau gần một tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) với 3 lần âm tính với SARS-CoV-2 và hoàn thành 14 ngày theo dõi tại nhà, đến giờ ông Tân vẫn luôn tuân thủ, thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế để cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.
Ông Tân kể, vào ngày 4/6/2021, con trai của ông là anh Trần Phi Hùng (SN 1990) có đến bãi tắm Xuân Hải (huyện Lộc Hà) tắm biển. Đến ngày 12/6, anh Hùng được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Điều không may mắn đã đến với gia đình ông Tân, khi ông cùng vợ và người con dâu (vợ anh Hùng) cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
"Gia đình có 4 người mắc Covid-19, trong đó vợ tôi có bệnh nền. Chúng tôi luôn động viên nhau phải giữ tinh thần lạc quan, cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ, gia đình tôi đã chiến thắng Covid-19", ông Tân nhớ lại.
Ngay sau đó, cả 4 người trong gia đình ông Tân được đưa lên Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để điều trị.
"Lúc vào bệnh viện, được sự hướng dẫn, hỗ trợ cũng như động viên của các y bác sĩ, chúng tôi cũng bắt đầu lấy lại bình tĩnh. Có mấy cháu nhỏ cũng phải đi cách ly nhưng rất may không có vấn đề gì. Tôi đã 55 tuổi nhưng chưa khi nào xảy ra trường hợp như thế này", ông Tân cho biết.
Cũng theo ông Tân, một vài ngày đầu ông và những người trong gia đình cảm thấy hơi mệt mỏi, mất vị giác, chán ăn, không có biểu hiện nặng. Tại đây, ông cùng những bệnh nhân khác được các bác sĩ cho uống thêm thuốc bổ, vitamin và một số chất để tăng sức đề kháng.
Sau 23 ngày điều trị với 3 lần xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, ba người trong gia đình ông Tân được trở về nhà để tiếp tục theo dõi 14 ngày tại nhà. Riêng người con dâu có một lần tái dương tính với SARS-CoV-2 nên về nhà muộn hơn vài ngày.
"Những ngày ở bệnh viện, chúng tôi cũng khá thoải mái. Tôi khuyên mọi người không nên hoảng loạn nếu mình lỡ mắc Covid-19, mà phải luôn giữ cho tinh thần lạc quan, ăn uống điều độ và thể dục thể thao. Tôi luôn làm và động viên người thân tôi như vậy. Cùng với sự giúp đỡ của các bác sĩ, gia đình tôi và rất nhiều người đã chiến thắng dịch bệnh", ông Tân chia sẻ thêm.
"Người bệnh được về nhà là chúng tôi hạnh phúc"
Tương tự anh Nguyễn Công Hoan (SN 1984, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn) là F1 của một ca bệnh trên địa bàn và sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kiểm tra sức khỏe cho các bệnh nhân mắc Covid-19 (Ảnh: Tuấn Dũng).
"Ngày 21/6/2021, tôi được đưa lên Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để điều trị. Cứ mỗi lần thấy có xe cấp cứu chạy vào tôi lại lo. Tôi lo cho vợ con của tôi, nhưng rất may họ không có vấn đề gì", anh Hoan cho biết.
Cũng theo anh Hoan, những ngày điều trị tại bệnh viện, anh cũng như những bệnh nhân khác nhận được sự quan tâm chu đáo của các y bác sĩ từ bữa ăn đến giấc ngủ. Anh Hoan đã khỏi bệnh về theo dõi sức khỏe tại nhà được 9 ngày.
"Nhờ được sự hỗ trợ và động viên của đội ngũ y bác sĩ nên tâm lý của các bệnh nhân khá thoải mái. Ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình. Hôm nay, tôi đã khỏi bệnh và trở về nhà nên rất vui. Tôi tin với sự đoàn kết, quyết tâm của tất cả mọi người thì dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi", anh Hoan nói.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết: "Đợt vừa rồi có 74 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị tại đây, sau đó có 20 trường hợp được chuyển đi điều trị nơi khác. 54 bệnh nhân còn lại đã khỏi bệnh và đến nay đều đã được về nhà".
Cũng theo bác sĩ Thành, trong thời gian qua, bệnh viện đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các cấp chính quyền, của nhân dân và các cơ quan, đoàn thể.
"Giờ thấy người bệnh đã được về nhà, anh em cán bộ trong cơ quan được đảm bảo an toàn tuyệt đối là chúng tôi hạnh phúc lắm rồi. Chúng ta đều tin và hi vọng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi", bác sĩ Thành chia sẻ thêm.
Hơn 3 triệu liều vaccine Moderna được phân bổ như thế nào? Bộ Y tế vừa ban hành quyết định phân bổ hơn 3 triệu liều vaccine Moderna phòng Covid-19 được Mỹ viện trợ tuần trước thông qua cơ chế COVAX. Lô vaccine này được phân bổ cho 63 tỉnh, thành phố, 23 đơn vị thuộc Bộ Y tế và lực lượng công an, quân đội. Trong đó, miền Bắc gồm 28 tỉnh thành từ...