Lấy lại sự tôn kính cho nghề giáo
Số ít thầy cô làm sai, nhưng do ấm ức làm giọt nước tràn ly, sự việc bị đẩy đi xa, càng bùng nổ trên mạng xã hội, có lúc tưởng như quật nhào biểu tượng cao quý của người thầy.
Trong bức thư gửi các thầy cô giáo khi vừa đảm nhận vị trí “ghế nóng” của ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tha thiết đề nghị: “Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta”.
Nhưng GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt câu hỏi “Liệu có đúng là những phiền lòng và lo âu về giáo dục, về sự tôn nghiêm của nghề giáo, về vị thế cao cả của nhà giáo trong thời đại ngày nay phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào chính các nhà giáo?”.
Theo thầy Viên, khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người thầy của các nhà giáo hiện nay là chế độ lương.
“Điều này khiến nhiều người trong số họ ban đầu buộc phải nhắm mắt đưa chân vào việc dạy thêm như như một sinh kế, rồi có người không giữ được phẩm hạnh. Thu nhập không đủ sống là kẽ hở cho những toan tính ít lương thiện len vào.
Tất nhiên không phải ông giáo nào cũng bị cám dỗ vật chất làm cho tha hóa, hầu như không người thầy nào muốn lo “nồi cơm” gia đình mình bằng tiền dạy thêm, bằng quà biếu… Nhưng rồi số người “đầu hàng hoàn cảnh” cũng đủ lớn, đủ làm cho xã hội thấy mối quan hệ giữa người học và người thầy là mối quan hệ sòng phẳng, không ơn huệ, chẳng nợ nần gì nhau”.
Giáo viên ngày càng phải chịu nhiều áp lực (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Cũng như nhà giáo Trần Đức Viên, NGƯT Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam nhìn nhận trong điều kiện đời sống xã hội hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường làm phẩm hạnh không ít người theo nghề giáo sa sút.
Cô Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội) cũng khẳng định vị thế của người thầy chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường, phụ huynh cũng không coi trọng người thầy như ngày xưa.
Đặc biệt, cô Liên chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh của các trường tư, tuyển sinh cũng khiến vị thế người thầy giảm sút.
“Ở một số trường ngoài công lập, khi phụ huynh không vừa lòng với giáo viên là có thể yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thay giáo viên. Có thể vì giữ uy tín, giữ học sinh, các trường sẵn sàng sa thải giáo viên để đưa người khác vào. Rõ ràng đó là sự cạnh tranh, lỗi vẫn do các giáo viên, song việc này cũng góp phần làm giảm đi vị thế của người thầy”.
Chỉ lơ là nhỏ, “ngôi cao” cũng xói mòn
Dĩ nhiên, không chỉ những yếu tố khách quan mà còn có cả những yếu tố chủ quan khiến trong mắt học sinh và phụ huynh, ít nhiều người thầy đã không còn ở vị thế “như xưa”.
Video đang HOT
Nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) là người có hơn 30 năm trong ngành giáo dục, kể lại câu chuyện nhỏ, nhưng theo ông cũng khiến học sinh có cái nhìn khác về thầy cô.
“Hôm vừa rồi, tôi nghe nhóm học sinh cấp 2 nói với nhau thầy cô trường mình đứng dưới pa nô nhắc mọi người thực hiện 5K mà không đeo khẩu trang. Học sinh ái ngại trông thấy, có cô giáo nói “Thầy cô tiêm hai mũi rồi”!”.
Còn chuyện thứ hai, liên quan đến… tiền nong. Tôi dạy thêm từ năm 1983, hồi đó đóng học phí, các em đều cho vào bì thư tử tế. Nay cũng còn nhưng ít rồi, có em xin số tài khoản để phụ huynh chuyển khoản học phí. Trò đóng tiền, nếu dư, thầy thối lại, coi như chuyện bình thường”.
Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam. “Một nhà giáo người Đan Mạch, đã nghỉ hưu, có lần nói với tôi, giáo viên ở đó trước những năm 90 của thế kỷ 20, họ chỉn chu, đạo mạo nhưng gần đây phong cách thoáng hơn” – thầy Chương kể.
Với những quan sát và trải nghiệm của bản thân, nhà giáo Nguyễn Hoàng Chương còn chỉ ra thêm nguyên nhân khiến cho vị thế của các thầy cô rơi vào thế xói mòn.
“Đó là tình trạng tuyển sinh vào các trường sư phạm lấy điểm thấp, có trường rất thấp trong vài năm trước đây. Công tác đào tạo chểnh mảng, sinh viên yếu kiến thức nền tảng. Lúc ra trường, cán bộ quản lý thường mệnh lệnh, áp đặt, “kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” chỉ có nhiều trên báo cáo. Người thầy chao đảo cả về lương tâm, trách nhiệm”.
Với câu chuyện dạy thêm và học thêm tràn lan, theo thầy Chương, số ít thầy cô làm sai, nhưng do ấm ức làm giọt nước tràn ly, sự việc bị đẩy đi xa, càng bùng nổ trên mạng xã hội, có lúc tưởng như “quật nhào” biểu tượng cao quý của người thầy.
Để củng cố vị thế người thầy và giữ gìn sự tôn nghiêm của nghề giáo
Theo UNESCO, vị thế nhà giáo được hiểu “một mặt là sự trọng thị, thể hiện ở mức độ đánh giá cao tầm quan trọng của chức năng giáo dục và năng lực cần có để thực hiện chức năng của nhà giáo; mặt khác là các điều kiện làm việc, sự đãi ngộ và những lợi ích vật chất khác được quy định cho họ trong tương quan với những nhóm nghề nghiệp khác”.
Trên thế giới, đã từng có nghiên cứu về vị thế nhà giáo. Trung Quốc là nước có nhận thức về vị thế nhà giáo cao nhất trong 35 quốc gia được khảo sát.
Xã hội Việt Nam cũng có những đặc điểm tương đồng với Trung Quốc, đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đề cao vai trò của người thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”…
Chúng ta có không ít những tấm gương thầy cô giáo hết lòng vì học trò, và cũng còn không ít những yêu thương, trân trọng của phụ huynh, học sinh dành cho người thầy.
Dù vậy, thời gian qua, nhiều vấn đề giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông đã làm ảnh hưởng đến cách đánh giá, nhìn nhận của xã hội về nhà giáo.
Bên cạnh đó, có một thực tế mà nhiều nhà giáo dục đã từng chỉ ra đối với văn hóa dạy học của nước ta, đó là quá coi trọng dạy kiến thức mà lơ là việc trau dồi kỹ năng cho học sinh, nói rộng hơn là dạy người.
Cả một thời gian rất dài trước đây chúng ta đề cao dạy kiến thức và vai trò của người thầy trong truyền thụ kiến thức hơn là kỹ năng tự học, tự sáng tạo của người học. Vì chạy theo thành tích và theo số lượng mà chúng ta chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ; dạy thêm học thêm tràn lan…
Hiện nay, những thay đổi của giáo dục và nhà trường trong bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người thầy, đòi hỏi người thầy phải có những vai trò mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Làm thế nào để tiếp tục giữ gìn được sự tôn nghiêm và củng cố vị thế của nhà giáo?
VietNamNet mong nhận được những ý kiến trao đổi, bàn luận của các thầy cô, của độc giả về chủ đề này qua email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến, bài viết phù hợp sẽ được chọn lọc để đăng tải. Xin chân thành cảm ơn.
GS.TS Trần Đức Viên gửi tâm tư đến Tân Bộ trưởng giáo dục
Muốn lấy lại vị thế của người Thầy, ở đó sự liêm chính của Thầy và Trò được thượng tôn, thật đơn giản. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu giáo dục: nền giáo dục ấy nhằm đào tạo ra các công dân hay các thần dân trong tương lai.
GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Đó là chia sẻ của GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề của giáo dục hiện nay.
Theo GS. TS Trần Đức Viên, ngành giáo dục trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, làm được nhiều việc, đã tạo lập nên những thành tích rất đáng trân trọng, nhiều điểm sáng, nhiều vùng sáng, làm lay động biết bao con tim của những người trong và ngoài ngành: những cô giáo ngày đêm bám bản, bỏ lại đằng sau cả tuổi thanh xuân, cả thời đẹp nhất của cuộc đời mình, hết lòng hết sức vì học sinh thân yêu; các học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế; các sinh viên lọt vào danh sách các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, gương mặt trẻ tiêu biểu châu Á, những người lính biên phòng kiêm thày giáo bản...
Nhưng vẫn còn đó những băn khoăn như các mô hình trường chuyên lớp chọn theo cách "bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng"; và còn nhiều điểm chưa sáng, vẫn còn đó những khoảng tối như bạo lực học đường, gian lận thi cử, các hành vi vô luân, phi giáo dục vẫn còn tồn tại đâu đó trong nhà trường.
Đành rằng cái tốt là cơ bản, điều làm chúng ta chưa yên tâm, chưa vừa lòng là thiểu số nhưng cũng đã đủ lớn để tạo nên các nỗi âu lo không nhỏ về nền giáo dục của đất nước, về đạo đức học đường, về đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Sa sút đạo đức người thầy sẽ làm sụp đổ toàn bộ giá trị xã hội
GS.TS Trần Đức Viên cho rằng những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ bản thân nhà giáo.
Để dành lại vị thế người thầy, trước hết Nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để có thể ngẩng cao đầu trong xã hội.
Một khi thầy không ra thầy, trò không ra trò, một khi lâu đài về trí tuệ, lâu đài về đạo đức bị xâm hại, bị tổn thương thì, thì lỗi không phải chỉ là do Thày và Trò, không chỉ là lỗi của ngành GD&ĐT, mà lỗi từ rất nhiều phía.
Nhưng người thầy góp phần tạo nên những sa sút đạo đức nhưng cũng là nạn nhân của tất cả những mất mát và xói mòn ấy. Khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người Thầy của các nhà giáo hiện nay là chế độ lương. Thu nhập không đủ sống là kẽ hở cho những toan tính ít lương thiện len vào.
Nguyên nhân thức hai là từ xã hội và môi trường giáo dục.
Nếu như môi trường xã hội chưa trong lành, chưa tiên học lễ hậu học văn, pháp luật, lẽ phải và các giá trị cao đẹp chưa được coi trọng và thượng tôn, nếu như ngành giáo dục chưa thực sự dành cho người thầy sự tôn trọng thì sự nỗ lực của mỗi nhà giáo, dù rất lớn và rất đáng trân quý, nhưng sẽ không mấy có ý nghĩa, không có sức nặng trong công cuộc xác lập lại vị thế người thầy.
Sự sa sút về phẩm hạnh người Thầy sẽ kéo theo một hệ quả lớn, có thể làm sụp đổ toàn bộ quá trình giảng dạy đạo đức hay nhân cách cho học sinh.
Nếu như mọi nguồn cơn của nền giáo dục đều "trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo", thì nền giáo dục của chúng ta đã không ở những thang bậc như hiện nay trong lòng dân, trong nhận thức xã hội.
Đòi hỏi người thầy phải cố gắng lấy lại được vị thế trong một xã hội là đúng nhưng chưa đủ.
Trông chờ gì ở tân Bộ trưởng?
GS.TSTrần Đức Viên cho hay, trong bức thư gửi nhà giáo khi lên nhậm chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có viết: "Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta".
GS Viên đặt câu hỏi có phải những phiền lòng và lo âu về giáo dục, về sự tôn nghiêm của nghề giáo, về vị thế cao cả của nhà giáo trong thời đại ngày nay phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào chính các nhà giáo?
Theo GS Viên, để dành lại vị thế người thầy, trước hết Nhà giáo phải có ý thức tự tôn, phải biết tự trang bị cho mình bản lĩnh, độ dày tầng văn hóa để có thể ngẩng cao đầu trong xã hội. Nhưng quan trọng và mang tính quyết định hơn là xây dựng được một xã hội, một môi trường giáo dục, ở đó những điều cao đẹp và các giá trị nhân bản được tôn trọng, đề cao và vinh danh, được sinh sôi và nảy nở.
Muốn lấy lại vị thế của người Thầy, ở đó sự liêm chính của Thầy và Trò được thượng tôn, thật đơn giản, GS. Trần Đức Viên cho rằng chỉ cần làm đúng những lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy, Thầy ra Thầy thì tự khắc Trò sẽ ra Trò, Trường đã ra Trường, tự nhiên Lớp sẽ ra Lớp, tự khắc ở đó sẽ có sự tôn nghiêm của nghề giáo, sẽ có vị thế cao cả, được kính trọng và ngưỡng mộ của nhà giáo.
Muốn vậy, cũng thật là đơn giản, chỉ cần thay đổi cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá người Thầy người Trò nói riêng, đánh giá và sử dụng, trọng dụng con người, nhất là người tài nói chung. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu giáo dục: nền giáo dục ấy nhằm đào tạo ra các công dân hay các thần dân trong tương lai?
Từ mục tiêu, chương trình đào tạo được thiết kế vì người học, vì con trẻ hay là vì người lớn; Nếu vì con trẻ, chương trình đào tạo sẽ không còn bị áp đặt từ bên trên, từ bên ngoài nhà trường; nhờ thế, sẽ không còn các chương trình đào tạo được thiết kế quá tải về kiến thức, trong đó có nhiều thứ không thiết thực, người học không cần, không muốn học, nhưng họ buộc phải học đối phó, học để thi, để có mảnh bằng, để được yên thân; nên học thiếu thực chất, thiếu thực lực, thiếu thực học, nên cũng thiếu thực tài.
Chương trình đào tạo được thiết kế vì người học sẽ không còn chỗ cho lối giáo dục nặng về điểm số, nặng về thi cử, nặng về thành tích, không quan tâm đến sự hứng thú của người học và tính thực tiễn của các kiến thức.
Xã hội trong sạch đã, nền giáo dục nghiêm cẩn đã, thì rồi mọi thứ sẽ tự vào khuôn phép. Nên ngành GD&ĐT, trước hết là các quan chức của Ngành phải thực tâm, phải thành tâm coi trọng người Thầy, coi trọng người Trò, coi người học là trung tâm, chứ không phải những thứ khác là trung tâm đã, rồi mới nói và làm về các thứ khác, việc khác.
Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? Trao đổi với Thanh Niên, nhiều nhà giáo cho biết hơn ai hết họ mong mỏi vị thế nhà giáo được xác lập trở lại xứng đáng với công sức - tâm huyết của các thầy cô, với cả ý nghĩa mà nghề giáo mang đến cho xã hội. Giáo viên mong mỏi vị thế nhà giáo được xác lập trở lại xứng...