Lấy cử nhân chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đi dạy là trái Luật Giáo dục
Thiếu giáo viên, lấy cử nhân chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đi dạy vừa trái Luật Giáo dục 2019 vừa khó có thể đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
Bài viết Thiếu giáo viên, lấy cử nhân chưa có chứng chỉ nghiệp vụ đi dạy có được không? ngày 29/4/2022 đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời thầy Phạm Minh Thế – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Châu (Sơn La) và thầy Phạm Minh Thế – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Châu (Sơn La) đều cho rằng việc này không khả thi.
Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của các hiệu trưởng và xin có đôi điều bàn thêm về cử nhân có chuyên ngành phù hợp nhưng chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đi dạy.
Cử nhân có chuyên ngành phù hợp nhưng chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đi dạy là không khả thi. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Cử nhân muốn dạy học phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Ngày 14/6/2019, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14), trong đó Điều 67 quy định tiêu chuẩn của nhà giáo phải “đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm” và “có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Cùng với đó, Điều 72 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau (trích):
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Như thế, trường hợp có bằng cử nhân (đại học) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Hơn nữa, cử nhân cao đẳng cũng không đủ điều kiện dạy bậc trung học phổ thông.
Ngày 25/4/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Kim Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ có buổi làm việc với Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các sở ban ngành của Thành phố liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo của Thành phố trong thời gian vừa qua.
Tại buổi làm việc này, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu hàng loạt các kiến nghị đặc thù của thành phố đối với Bộ Giáo dục.
Theo đó, đối với đội ngũ triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018:
Với các trường hợp có bằng cử nhân (cao đẳng/đại học) chuyên ngành phù hợp đối với các môn Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2 (tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc, tiếng Pháp…) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chưa tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông có thể tham gia giảng dạy theo hình thức thỉnh giảng, hợp đồng tại các cơ sở.
Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong vòng thời hạn 12 tháng, tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy.
Video đang HOT
Tôi nghĩ, Bộ Giáo dục cũng khó chấp thuận kiến nghị của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh vì vướng Luật Giáo dục. Có thể tuyển người có bằng cử nhân nhưng thiếu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vào giảng dạy thông qua hợp đồng lao động chứ không thể tuyển theo hình thức tuyển dụng viên chức vì trái với Luật Giáo dục.
Qua đây để thấy rằng, việc triển khai Chương trình mới có quá nhiều bất cập, khó có thể giải quyết một sớm một chiều về mặt nhân sự các môn đặc thù như Nghệ thuật, ngoại ngữ 2.
Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất ưu tiên các trường hợp có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp đối với các môn Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2 (tiếng Hàn, Nhật, Trung Quốc, tiếng Pháp…) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là không công bằng cho người có bằng cử nhân (chưa có chứng chỉ sư phạm) các chuyên ngành khác muốn làm giáo viên.
Cần biết thêm, ngày 27/1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 336/BGDĐT-NGCBQLGD về một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có nội dung “chấp nhận các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã cấp cho các giáo viên trước ngày 22/5/2021″.
Giáo viên thiếu nghiệp vụ sư phạm đứng lớp là không ổn chút nào
Từ năm 2013 trở về trước, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm gồm 11 học phần (390 tiết) liên quan đến tâm lí học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, tâm lí học xã hội, phương pháp giảng dạy…
Trong đó, phương pháp giảng dạy và tâm lí sư phạm là những môn học quan trọng bậc nhất giúp giáo viên hành nghề sau khi tốt nghiệp đại học.
Tôi dạy học một trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh thì thấy rằng, nhiều giáo viên được đào tạo ngoài ngành sư phạm (có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm), có chuyên môn tốt nhưng hiệu quả giảng dạy không cao như các thầy cô được đào tạo sư phạm chính quy, bài bản.
Những giáo viên này thường bị học sinh phản ánh về phương về pháp giảng dạy (khó hiểu), đặc biệt việc nắm bắt, thấu hiểu tâm lí học sinh còn hạn chế dẫn đến ứng xử của thầy cô còn cảm tính, áp đặt trong những giờ lên lớp và làm công tác chủ nhiệm.
Tôi đã từng chứng kiến một số đồng nghiệp ứng xử sư phạm thiếu khéo léo, thiếu tế nhị khi học sinh mắc sai phạm (rất nhỏ) nên bị các em phản ứng gay gắt. Khi sự việc xảy ra, có thầy cô không biết cách xử lí đến nơi đến chốn, dẫn đến phụ huynh học sinh bức xúc, cuối cùng lãnh đạo phải đứng ra giải quyết mới ổn.
Thậm chí, có giáo viên còn được bổ nhiệm làm tổ trưởng chuyên môn nhưng không biết triển khai một cuộc họp hay điều hành chuyên môn bất hợp lí… khiến đồng nghiệp phản ứng gay gắt, gây mất đoàn kết nội bộ.
Và một số sự việc vừa xảy ra được Tạp chí phản ánh như, thầy tát trò, cô giáo thả vở học sinh xuống đất, cho thấy giáo viên phần nào thiếu nghiệp vụ sư phạm khi xử lí học sinh vi phạm. Tôi cho rằng, nếu thầy cô giỏi nghiệp vụ thì không bao giờ để xảy ra những sự việc đáng tiếc như vậy.
Chưa kể, giáo viên thiếu nghiệp vụ sư phạm thì rất khó đáp ứng yêu cầu Chương trình mới – dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Đó cũng là lí do khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT ngày 5/4/2021 ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Thông tư này có một số học phần mới hơn so với các Thông tư cũ như: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông; Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống…
Như thế để thấy rằng, giáo viên thiếu nghiệp vụ sư phạm nhưng vẫn được phép giảng dạy thì có thể xảy ra nhiều hệ lụy, cuối cùng học sinh là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chẳng có quốc gia nào đầu vào tốt nghiệp THCS, học 1-2 năm có bằng trung cấp
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, cần sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp để khai thông việc dạy các môn học văn hóa gắn với nghề nghiệp.
Ngày 19/4 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 1528/BGDĐT-GDTX trình Chính phủ về việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông từ khóa tuyển sinh năm 2022 phải phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên để thực hiện.
Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm c khoản 1 Điều 28, Luật Giáo dục 2019 quy định, Chương trình giáo dục phổ thông phải được thực hiện với thời lượng đầy đủ trong 3 năm học cho các khối lớp 10, 11, 12.
Còn đối với Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cũng phải thực hiện với thời lượng đủ 3 năm học.
Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 33, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định "thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 1 đến 2 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo".
Do đó, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học trung cấp nghề chỉ học trong thời gian từ 1 đến 2 năm, không thể vừa hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp, vừa hoàn thành Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). (Ảnh: Tùng Dương)
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, sự ra đời của các chương trình đào tạo 9 1, 9 2 đã dẫn đến nhiều nghi ngờ, lo ngại về chất lượng đào tạo.
Trong ba năm, hoàn thành 2 chương trình và có 2 bằng, điều này buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn làm chặt hơn, để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do mình quản lý.
Rõ ràng, một bên muốn tiết kiệm thời gian, dùng bằng cấp để thu hút người học, một bên muốn đảm bảo chất lượng đào tạo sẽ xuất hiện mâu thuẫn khó giải.
Việc ban hành chương trình văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng gặp những thách thức do Luật quy định và trách nhiệm quản lý Nhà nước. Có lẽ vì thế nên sau 7 năm kể từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực vẫn chưa thể có được chương trình các môn văn hóa cho học sinh học nghề muốn học lên cao đẳng từ hệ trung cấp.
Vướng mắc từ Luật Giáo dục nghề nghiệp
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, việc đào tạo với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 9 và chỉ học 1 hoặc 2 năm được cấp bằng trung cấp thì chỉ có Việt Nam được luật hóa (Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014).
Không có quốc gia nào trên thế giới tồn tại quy định như vậy để nhằm thu hút những học sinh thích bằng cấp mà chưa hẳn vì giá trị của người học được chấp nhận ở doanh nghiệp.
Lịch sử trước đây chúng ta đã có hệ trung cấp như Trung cấp Pháp lý, Trung cấp Chính trị, sau một số trường đại học không hiểu hệ thống nhận vào học liên thông, có người có bằng thạc sĩ rồi lại bị hủy bỏ.
Ngày nay, trình độ 9 1, 9 2, rất có thể trường đại học nào đó tiếp nhận vào học mặc dù thiếu phần kiến thức trung học phổ thông nền tảng. Hệ quả còn nặng nề hơn khi lao động có trình độ này tham gia thị trường lao động khu vực chắc chắn sẽ không được công nhận tương đương.
Thêm vào đó, kiến thức văn hóa nhìn chung cần thiết để học kỹ năng nghề, do vậy, đào tạo trung cấp hệ 9 1, 9 2 sẽ không thể chèn kiến thức văn hóa đủ để học nghề được.
"Đối với hệ 9 3 thì điều này hoàn toàn làm một cách hiệu quả, học sinh ít bỏ học nhờ chương trình thiết kế tích hợp. Nếu học tách riêng và học đến 7 môn trong chương trình giáo dục thường xuyên thì thực chất là không thể học được.
Ở Giáo dục thường xuyên, học sinh phải học đầy đủ thời gian 3 năm mà chất lượng còn chưa ổn, nay học với thời gian 3 năm để có hai văn bằng là điều khó hiểu, chỉ có thể thi cử gian dối hoặc là do điểm thi tốt nghiệp được cộng 30% điểm trung bình mà nhiều người nói là nhờ có 30% này khiến trượt tốt nghiệp trung học phổ thông khó như lên trời", Tiến sĩ Vinh chia sẻ.
Bên cạnh đó, khi theo học nghề, tâm lý của nhiều người vẫn là muốn có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu có thêm bằng nghề sẽ càng tốt trong thời hạn 3 năm.
Vậy vấn đề là làm sao để đáp ứng được nhu cầu cầu người học, thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo?
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, học sinh theo học nghề không thể học theo chương trình văn hóa của trung học phổ thông, mà cần phải thiết kế, xây dựng chương trình văn hóa riêng tương ứng với từng nhóm nghề, chương trình văn hóa được dạy nhằm hỗ trợ, phát triển kỹ năng nghề cho học sinh.
Bài học đắt giá gần 20 năm dạy các môn văn hóa tách rời môn nghề trước đây do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý khiến cho học sinh học trong trường nghề khó học và tỷ lệ bỏ học cao.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định chương trình văn hóa tối thiểu rồi nhưng giữa các bên chưa đạt được sự thống nhất, chương trình văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn còn khá nặng, mặc dù đã Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thiết kế mềm dẻo hơn với sự lựa chọn của các trường nghề theo nhóm nghề đào tạo.
Như vậy, có thể thấy một chương trình văn hóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định rất khó đáp ứng được kỳ vọng của các bên.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội muốn có chương trình tinh giản nữa, để trường nghề hấp dẫn thu hút và giữ chân người học, muốn cấp một lúc hai văn bằng hệ 9 3; Các trường nghề cũng muốn tuyển sinh hệ giáo dục thường xuyên để đảm bảo quy mô đào tạo nghề; Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cũng muốn có đủ học sinh, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang làm đúng theo luật định và kỳ vọng đảm bảo chất lượng giáo dục thường xuyên.
Giải pháp nào?
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho biết để gỡ bỏ những vấn đề này và đào tạo nhân lực có chất lượng vì lợi ích đích thực của người học trên thị trường lao động, hai Bộ nên hợp tác đề xuất sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp để khai thông việc dạy các môn học văn hóa gắn với nghề nghiệp.
Hai Bộ nên sớm hợp tác xây dựng chương trình tích hợp như hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng cho chương trình trung học nghề, tránh dạy các môn văn hóa tách rời với các môn học nghề.
Ở Hàn Quốc năm 2008 đã chuyển hết chương trình đào tạo theo hướng tích hợp. Làm được điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tạo động lực học tập cho những người theo học nghề.
Khi dạy chương trình văn hóa được tích hợp với học kỹ năng nghề, và trình độ trung học nghề cũng được công nhận để tuyển chọn vào học cao đẳng hay đại học mà không yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Để làm được điều này việc sửa luật là việc nên làm.
Chính thức xét tuyển thẳng vào đại học bằng chứng chỉ ngoại ngữ trong nước Cùng với việc xét tuyển thẳng đại học bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, năm nay, lần đầu tiên chứng chỉ tiếng Anh trong nước chính thức được đưa vào phương thức xét tuyển thẳng đại học. ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN là trường đầu tiên tổ chức xét tuyển thẳng với chứng chỉ ngoại ngữ trong nước. Theo PGS TS Hà Lê...