Lấy chồng lớn hơn 20 tuổi, tôi hối hận chỉ sau hai tháng chung sống
Những lời anh nói hệt như xô nước đá dội xuống người tôi buốt lạnh. Đề nghị của tôi đối với chồng có gì sai, có gì quá đáng mà từng lời anh thốt ra lại nặng nề như vậy?
Tôi năm nay 26 tuổi, chồng tôi 46 tuổi. Nhìn khoảng cách tuổi tác này, bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy ái ngại. Tuy nhiên, thời điểm gặp và yêu anh, tôi hoàn toàn không coi đó là điều quan trọng.
Tôi mất cha từ nhỏ, sống với mẹ và chị gái. Sớm góa bụa, mẹ tôi thay cha làm trụ cột trong nhà. Từ nhỏ, chị em tôi đã phải luôn tỏ ra mạnh mẽ, kiên cường, tháo vát mọi chuyện. Mẹ luôn nói, chúng tôi không có ai để dựa, phải học cách tự dựa vào chính mình.
Có lẽ đó là lý do tuổi thanh xuân của mình, tôi không thấy chàng trai nào đủ mạnh mẽ khiến tôi tin tưởng. Những chàng trai đến với tôi đa số hơn tôi vài tuổi hoặc bằng tuổi. Tôi không tìm thấy ở họ sự chín chắn và mạnh mẽ cần thiết để cảm thấy mình có thể dựa vào.
Cho đến khi tôi gặp anh, người đàn ông hơn tôi 20 tuổi, đã ly hôn và đang sống độc thân một mình. Anh là thầy giáo đứng lớp trong một khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà tôi theo học.
Chồng nổi cáu khi nghe tôi đề nghị nên thay đổi lối sống (Ảnh minh họa: Freepik).
Phong thái đĩnh đạc, điềm đạm, sự phong phú về kiến thức và khả năng truyền đạt của anh đã thu hút tôi. Cho đến khi biết anh sống độc thân trong cơ ngơi xinh đẹp, tôi đã chủ động tìm cách tiếp cận.
Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ yêu một người lớn tuổi gần bằng mẹ mình. Nhưng sự quan tâm của anh, sự chu đáo một cách cẩn trọng và tỉ mỉ của anh khiến tôi rung động. Bên anh, tôi cảm thấy mình là cô gái bé nhỏ, luôn được chở che, chiều chuộng.
Video đang HOT
Vậy nên, khi nghe anh ngỏ lời “có muốn về làm quản gia của anh không?”, tôi đã hạnh phúc gật đầu về lời tỏ tình bá đạo này.
Bố mẹ, anh chị em cũng như bạn bè ai biết chuyện cũng đều khuyên tôi suy nghĩ kỹ. Thậm chí, mẹ tôi còn nói: “Nếu con yêu người đó vì tiền thì mẹ mong con nghĩ lại. Tiền bạc không phải là thứ quan trọng nhất cho cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Tôi hứa với mẹ sẽ sống hạnh phúc để chứng minh lựa chọn của mình là đúng.
Sau đám cưới và tuần trăng mật mộng mơ, tôi bắt đầu bước vào cuộc sống của một người vợ. Thế nhưng, mọi thứ không như tôi tưởng tượng. Tôi mới chỉ biết về anh một phần, còn 9 phần nữa chưa biết. Con người anh cực kỳ “khó ở”, khác hẳn vẻ tâm lý, hiền lành ở cương vị thầy giáo mà tôi thấy.
Trong nhà anh, mọi thứ phải sạch như lau như ly, cái gì đặt đâu phải luôn đúng vị trí ấy không được xê dịch.
Quần áo anh không cho giặt máy, dù máy giặt máy sấy có đủ. Anh nói, máy móc không giặt sạch bằng tay người, thậm chí còn mau hỏng quần áo. Nấu ăn cũng phải cầu kỳ, không chỉ ngon mà phải bày biện gọn gàng, đẹp mắt. Nếu đĩa rau có một cọng chìa ra khỏi đĩa, anh sẽ bảo “nội trợ không có tâm”.
Tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vì đòi hỏi khắt khe từ những việc rất nhỏ nhặt của anh. Nhưng anh lại cho rằng, tôi là phụ nữ nhưng lười biếng. Bằng chứng là bao nhiêu năm sống độc thân, anh vẫn làm những việc đó có vấn đề gì đâu.
Tôi hỏi: “ Sao anh không thuê giúp việc?”, anh trả lời: “Anh không thích người lạ ở trong nhà mình, đụng vào đồ của mình. Nếu không, anh đã không lấy vợ ở tuổi này làm gì nữa”. Đó không phải là câu trả lời tôi muốn nghe. Hóa ra, anh lấy vợ vì anh không muốn thuê người lạ về giúp việc trong nhà?
Không chỉ khác nhau về suy nghĩ, lối sống, ngay cả chuyện “chăn gối”, chúng tôi cũng không hòa hợp. Tôi còn trẻ và thích sự ngọt ngào, lãng mạn nhưng anh lại làm việc đó đúng nghĩa “giải quyết nhu cầu sinh lý”. Tôi không cảm nhận được tình cảm anh dành cho tôi trong đó.
Tôi nghĩ anh đã sống độc thân quá lâu, kể từ sau khi ly hôn vợ hơn 10 năm trước. Có lẽ vì vậy, anh đã quên mất cách yêu một người phụ nữ như thế nào. Tôi muốn anh thay đổi và tâm sự những mong muốn của bản thân cho anh nghe.
Tôi muốn anh cùng tôi chia sẻ việc nhà, thỉnh thoảng hai vợ chồng đi chơi hoặc ra ăn ngoài thay đổi không khí. Chúng tôi có điều kiện để khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn là sống một cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt thế này.
Khi nghe những đề nghị này từ tôi, anh bất ngờ nổi cáu: “Nói cho em biết, khi anh đã kiếm ra tiền rồi em mới chỉ bắt đầu biết bò thôi, đừng dạy anh cách phải sống như thế nào. Anh cưới em về để cùng chăm lo xây dựng cuộc sống, không phải kiếm một người về tiêu tiền giúp anh. Rảnh rỗi thì đi học thêm các lớp kỹ năng sống đi, đừng xem mấy phim ngôn tình rồi ảo tưởng hôn nhân nữa”.
Những lời anh nói hệt như một xô nước đá dội xuống người tôi buốt lạnh. Những đề nghị của tôi đối với chồng có gì sai, có gì quá đáng mà từng lời anh thốt ra lại nặng nề như vậy?
Cuộc hôn nhân của tôi mới chỉ chưa đầy hai tháng, vậy mà bao nhiêu hy vọng tốt đẹp về hôn nhân trong tôi như vỡ vụn. Những tưởng lấy một người chồng lớn tuổi, thành đạt, nhiều trải nghiệm, cuộc sống của tôi sẽ tràn ngập màu hồng. Ai ngờ, mọi thứ đều không giống như tôi tưởng tượng.
Nhớ lại lời mẹ tôi nói: “Mẹ không thể định đoạt cuộc đời con, chỉ nhắc con: Không có bữa ăn nào hoàn toàn miễn phí, miếng mồi ngon chỉ có trong bẫy chuột mà thôi”. Lúc này, tôi chỉ biết ôm mặt khóc vì hối hận.
Sau 1 lần đi chợ, chồng quyết định đưa thẻ lương cho tôi giữ
Từ ngày lấy chồng mới, tôi không tiết kiệm được đồng nào nhưng tôi không thấy hối hận.
Ngược lại, tôi tin sẽ có 1 ngày chồng nhận ra thành ý của tôi là muốn có 1 gia đình hạnh phúc.
Tôi và chồng là "rổ rá cạp lại". Anh có 2 con, hiện đang nuôi 1 cô con gái. Còn tôi nuôi đứa con trai riêng của mình. Sau khi về sống chung nhà, chúng tôi dự định không sinh con nữa, vì muốn nuôi dạy các con cho tốt.
Nhưng trước sức ép của mẹ chồng, tôi đành phải sinh cho chồng thêm 1 bé nữa. Vậy là bây giờ gia đình tôi có 3 đứa con. Nhờ có mẹ chồng chăm sóc chu đáo các cháu nên tôi yên tâm đi làm.
Nhà đông người nên chi tiêu sinh hoạt trong gia đình là rất lớn. Có lẽ, rút kinh nghiệm cuộc hôn nhân trước, lần này, chồng không đưa lương cho tôi giữ. Hàng tháng anh chỉ đưa cho tôi 8 triệu để chi tiêu.
Khi chưa lấy anh, có 2 mẹ con, tháng nào tôi cũng tiết kiệm được 10 triệu. Từ ngày là vợ của anh, tiền lương 20 triệu của tôi cứ đến cuối tháng là cạn sạch. Mỗi lần mua đồ ăn, sữa hay quần áo cho 1 con thì sẽ phải mua đồng thời cho 2 đứa còn lại. Tôi sợ các con tủi thân trách mẹ đối xử thiên vị với con chung hay con riêng.
Tiền đình đám, các con bị bệnh hay tiền học của bọn trẻ cũng là 1 khoản chi tiêu khá lớn. Dù tốn rất nhiều tiền nhưng chưa bao giờ tôi dám mở lời than thở với ai hay đòi chồng phải hỗ trợ thêm.
Bởi tôi không muốn vì chuyện tiền bạc làm chồng coi thường ghét bỏ vợ. Tôi luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết sức vì gia đình, rồi có ngày anh ấy sẽ cảm nhận được sự tận tâm của vợ.
Hôm qua là ngày chủ nhật, mẹ chồng bế cháu, tôi muốn dành nguyên ngày để dọn dẹp nhà. Tôi đưa cho chồng 500 nghìn nhờ đi chợ mua đồ. Lúc trở về thấy chồng suy tư, tôi hỏi thì anh bảo cầm 500 nghìn của vợ đi chưa hết chợ đã hết tiền, chồng phải bỏ thêm 200 nghìn phụ vào. Anh trách bản thân vô tâm, cứ nghĩ mỗi tháng góp với vợ 8 triệu là lớn lắm. Mới tiền ăn đã tốn kém thế, hàng tháng còn biết bao nhiêu khoản cần chi tiêu. Không hiểu vợ lấy tiền đâu ra.
Chồng bảo tôi khai thật 1 tháng vợ dành ra bao nhiêu tiền để chi tiêu sinh hoạt. Tôi nói là kiếm được đồng nào chi hết đồng đó. Anh bất ngờ đưa thẻ lương cho tôi giữ và nói từ nay về sau sẽ tin tưởng vợ tuyệt đối.
Cầm thẻ lương của chồng, tôi vừa mừng vừa lo. Tôi mừng vì chồng đã tin tưởng vợ, tôi lo vì không biết có quản lý tốt số tiền lớn trong tài khoản của anh ấy không nữa? Nếu lại tiêu hết thì lấy tiền đâu tiết kiệm lo cho tương lai của các con?
Lấy bạn của chồng cũ, liệu tôi có nên không hả mọi người? Trước câu hỏi tại sao lại là tôi, H giải thích anh quen biết tôi chẳng phải ngày một ngày hai. Anh đủ hiểu tôi cũng như cảm phục và quý mến tôi rất nhiều. Khi trước lấy chồng, ai cũng bảo chúng tôi không tương xứng. Tôi kinh doanh và có thu nhập cao từ 2 cửa hàng. Còn chồng tôi thích...