Lấy chỉ số hạnh phúc, chỉ số tiến bộ làm thước đo chất lượng giáo dục
Thầy Nguyễn Văn Hoà – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy nói: “Chúng tôi lắng nghe cảm xúc của học sinh, hiểu được từng cá thể học sinh, tôn trọng học sinh và từ đó giúp cho các con tiến bộ. Chúng tôi không tạo áp lực học tập, không tạo áp lực kiến thức.Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò làm thước đo chất lượng giáo dục”.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hoà: “Lấy chỉ số hạnh phúc, chỉ số tiến bộ làm thước đo chất lượng giáo dục”
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (1993-2018). Ngày 17/11/2018, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức Hội thảo “Sơ kết 5 năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013; Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – 25 năm giáo dục vì sự nghiệp phát triển con người”.
Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện, chương trình hoạt động nhằm tổng kết, đánh giá bài học kinh nghiệm trong quá trình 25 năm xây dựng và phát triển Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đồng thời vinh danh đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên có nhiều cống hiến xây dựng trường, gương mặt học sinh tiêu biểu nhằm khẳng định các giá trị đã làm nên sự khác biệt của nhà trường, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mở đầu buổi Hội thảo, thầy giáo Đàm Tiến Nam – Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy có bài báo cáo về lịch sử 25 năm phát triển của trường, đồng thời thầy Nam cũng trình bày triết lý giáo dục và xu hướng phát triển trong tương lai của hệ thống giáo dục này.
Thầy giáo Đàm Tiến Nam – Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy: “Dạy là để làm người, học là để làm người”.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã đạt được nhiều thành tích song đối với nhà trường việc quan trọng hơn cả là không ngừng sáng tạo đổi mới, đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn, đưa nhà trường bước lên một tầm cao mới, “Giữ trọn niềm tin, nâng tầm thương hiệu”, hoàn thành sứ mệnh giáo dục để phát triển con người.
Triết lý giáo dục xuyên suốt của Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy là: “Mỗi đứa trẻ đến trường đều tiềm ẩn những giá trị và khả năng riêng biệt. Tìm hiểu, phát hiện, khơi dậy và bồi dưỡng, phát huy tối đa những giá trị, những tiềm năng của mỗi học trò, làm cho mỗi học sinh trở thành con người, có trí thức, tự tin, năng động và sáng tạo hơn khi bước tới tương lai là mục tiêu của nhà trường phổ thông. Chất lượng giáo dục của một nhà trường được đánh giá thông qua sự tiến bộ của mỗi học sinh”.
Giáo viên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn xây dựng cho học sinh một ngôi trường giống như ngôi trường của cô bé Totto-chan trong cuốn sách được cả thế giới yêu mến “Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ”. Nơi mà học sinh không phải học quá nhiều, được sống vui vẻ bên bạn bè, được vui chơi, dã ngoại và khám phá thế giới bên ngoài sách vở.
Triết lý giáo dục của nhà trường được tiếp thêm động lực bởi Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Với phương châm của nhà trường là “Dạy là để làm người, học là để làm người”, chăm lo tới từng học sinh, giúp cho mỗi trò đều tiến bộ, làm cho mỗi học sinh đều nên người. Kim chỉ nam này vẫn luôn được nhà trường kiên định, ngay cả trong giai đoạn xã hội học để chạy theo thi cử.
“Chỉ tiêu về hạnh phúc và chỉ số về sự tiến bộ là hai chỉ số được nhà trường quan tâm nhất để đánh giá kết quả giáo dục. Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của phòng Tâm lý học nhà trường, số học sinh cảm thấy hạnh phúc là 88-92% và chủ số tiến bộ là 100%.”, thầy Đàm Tiến Nam nói.
S. Nguyễn Văn Hoà – nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy: “Lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò làm thước đo chất lượng giáo dục
Chia sẻ sâu hơn về triết lý giáo dục của nhà trường, TS. Nguyễn Văn Hoà – nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị nói: “Chúng tôi muốn giáo dục cho học sinh có ước mơ, để các em xây dựng tương lai cho chính mình chứ không đuổi theo thành tích. Thành tích của học sinh và nhà trường có được đều là tự nhiên mà tới. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành những chương trình riêng để giáo dục học sinh có ước mơ, như là chương trình mời 100 người thành đạt tới trường gặp gỡ, truyền cảm hứng cho học sinh…”.
Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận thức được cần phải “dạy học để hình thành nhân cách, phẩm chất và phát triển năng lực” từ 15-20 năm nay. Nhà trường không muốn học sinh chỉ biết học, cho rằng nếu chỉ biết học các em sẽ không thể thành công khi ra xã hội.
“Chúng tôi lắng nghe cảm xúc của học sinh, hiểu được từng cá thể học sinh, tôn trọng học sinh và từ đó giúp cho các con tiến bộ. Chúng tôi không tạo áp lực học tập, không tạo áp lực kiến thức. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò làm thước đo chất lượng giáo dục”, thầy Nguyễn Văn Hoà cho biết.
Hội thảo “Sơ kết 5 năm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013; Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – 25 năm giáo dục vì sự nghiệp phát triển con người”
Các chương trình văn nghệ chào mừng 25 năm thành lập trường do học sinh thể hiện
Triển lãm về lịch sử 25 năm Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy
Theo Dân trí
Vì sao sinh viên "cắn răng" đóng tiền "chống trượt" tiếng Anh?
Để có chứng chỉ tiếng Anh mới được tốt nghiệp, nhiều sinh viên đại học đã phải đóng tiền "chống trượt" hàng triệu đồng, thực chất đây là tiền ôn luyện để học "mẹo" thi đỗ.
Mới đây, điều tra của nhóm phóng viên của một tờ báo cho thấy rằng, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đã tạo dựng các kỳ thi cấp chứng chỉ đầy "dối trá". Cụ thể, các sinh viên trường này phải đóng tiền "chống trượt" kỳ thi cấp chứng chỉ đầu ra môn tiếng Anh.
Theo đó, giảng viên khoa Ngoại ngữ của trường này sẽ thu của mỗi sinh viên 1,9 triệu đồng cho việc ôn luyện thi lấy chứng chỉ TOIEC, nhưng thực chất là để "chống trượt".
Cũng theo điều tra nói trên, những sinh viên tham gia ôn luyện được dạy học thuộc lòng bộ đề thi cho sẵn và tập tô. Theo phản ánh của sinh viên, các câu hỏi trong đề thi thật môn tiếng Anh giống tới 80% như đề đã được cho khi học ôn "chống trượt". Những sinh viên đã đóng phí "chống trượt" không làm được bài, đều mặc định được 460 điểm TOIEC.
Trong phòng thi dành cho sinh viên đã nộp tiền "chống trượt" (học ôn). Ảnh: Báo Lao động
Thông tin trước báo chí, ông Trần Đức Qúy - Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho rằng, nhà trường đã họp và xác minh nội dung thông tin báo chí đăng tải. Đồng thời cho rằng, trường chưa bao giờ có khoản tiền chống thi trượt. Khoản tiền các sinh viên phải nộp là khoản thu dành cho các sinh viên yếu về kỹ năng ngoại ngữ. Đó là tiền đăng ký học bổ sung kiến thức nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo quy định.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội không tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ mà chỉ có một kỳ thi nội bộ để kiểm tra và công nhận đạt chuẩn đầu ra. Ban lãnh đạo nhà trường vẫn sẽ tổ chức họp và làm tường trình báo cáo tới cơ quan chủ quản là Bộ Công thương và Bộ GD&ĐT, tiếp tục làm việc với các cá nhân, đơn vị để xác minh thông tin và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có).
Sự việc vẫn đang trong quá trình xác minh, làm rõ, song với TS. Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, cần xử lý nghiêm túc theo quy chế. Không bất ngờ với việc làm này, theo TS. Khuyến, sự việc có nguồn gốc sâu xa từ... cơ chế quy định đã nảy sinh ra gian lận.
Cụ thể, Quy chế Đào tạo ĐH hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT) quy định sinh viên phải tích lũy được số tín chỉ các môn học theo quy định. Môn nào cũng phải thi và đạt kết quả điểm từ trung bình trở lên, trong đó có môn tiếng Anh, mới đảm bảo điều kiện tốt nghiệp. Một số trường quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ TOIEC, IELTS đạt số điểm cho phép của trường. Những sinh viên không đạt không được cấp bằng, điều này là sai quy chế thi tốt nghiệp.
"Các điều kiện được đặt ra như trên là hành vi "lách" quy chế, tổ chức thi chứng chỉ, lớp ôn mà lệ phí được gọi là tiền "chống trượt". Các trường cho rằng điều này là nâng cao chất lượng, song lại dễ nảy sinh tiêu cực, vi phạm quy chế" - TS. Lê Viết Khuyến chia sẻ thêm.
Thời gian qua, câu chuyện sinh viên các trường ĐH, CĐ chật vật để đạt chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn mới phổ biến ở các trường cũng đã được bàn luận rất nhiều. Bên cạnh mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đào tạo nguồn chất lượng có trình độ ngoại ngữ đáp ứng hội nhập quốc tế... song chuyện hàng năm ở một trường đại học có hàng trăm, thậm chí cả ngàn sinh viên trước nguy cơ bị đuổi học, không được cấp bằng tốt nghiệp.
Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực đào tạo ngoại ngữ "lỏng", bất cập nhưng thi lại rất khó, điều này buộc sinh viên phải học thêm, luyện thi mới đáp ứng dược yêu cầu cấp chứng chỉ. Ngoài ra, quy chuẩn ngặt nghèo này cũng dễ nảy sinh tiêu cực, các trường "đua nhau" mở các khóa bồi dưỡng, luyện thi mà nhiều người gọi là tiền "chống trượt", không đăng ký thì dễ trượt vì đề thi khó, đăng ký học ôn lệ phí cao, nhưng chỉ học cốt sao qua kỳ thi, chứ không phải là nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Theo Người lao động
Áp lực nghề giáo: Xếp ngang phi công, chữa cháy và y tế Tại hội thảo về "Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay", do Viện nghiên cứu Hợp tác phát triển giáo dục phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội, PGS.TS Trần Kiều - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho hay, một tổ chức ở Mỹ chọn 8 nghề áp lực...