Lấy bằng Thạc sĩ từ các trường kinh doanh hàng đầu Châu Âu với chi phí hợp lý
Với việc học tập MBA tại CFVG và năm thứ 2 trao đổi tại Pháp, một học viên sẽ tiết kiệm từ 50%-80% chi phí so với việc du học tự túc.
“Với việc lựa chọn học chương trình MBA tại CFVG và trao đổi năm thứ 2 tại một trong các trường đối tác tại Pháp, các học viên sẽ tiết kiệm chi phí từ 50%-80% so với việc du học tự túc”, đây là chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn, phụ trách truyền thông tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tại buổi gặp gỡ các ứng viên quan tâm tới các chương trình Thạc sỹ trong 2 ngày 6 & 8/6 vừa qua tại CFVG Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh.
CFVG từ lâu đã được biết đến như tổ chức đào tạo sau đại học với các chương trình Thạc sỹ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Chương trình MBA từ năm 1992 được đánh giá là một trong những chương trình úy tín và lâu đời nhất, đáng chú ý năm 2008 chương trình nhận được kiểm định EPAS của Tổ chức Phát triển Quản lý Châu Âu. Đây là chứng nhận quan trọng giúp CFVG thực hiện chương trình trao đổi học viên Việt Nam – Pháp với số lượng hàng trăm học viên mỗi năm. Đây cũng là chương trình MBA Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận được một kiểm định quốc tế, nằm trong số ít 105 chương trình thuộc 77 học viện trên thế giới có được vinh dự này. Đối tác đào tạo trao đổi với CFVG bao gồm ESCP Europe, Audencia, IESEG, Skema, Neoma, Kedge, Strasbourg, Aix-en-Provence (Pháp), HHL Leipzig (Đức)…
Mặc dù có các tiêu chí đánh giá và tuyển lựa đầu vào rất khắt khe, chương trình CFVG MBA vẫn trở nên hấp dẫn đối với các ứng viên tài năng. So sánh với việc du học tự túc và bỏ ra những khoản học phí khổng lồ cho các trường Kinh doanh tại Pháp như: ESCP Europe – 40,000euro, Audencia – 18,000euro, IESEG – 24,000euro, Skema – 28,000euro, Kedge – 31,000euro… thì với việc tham gia học tập 1 năm tại CFVG và một năm trao đổi tại các trường trên, toàn bộ số học phí học viên phải đóng chỉ tương đương 9,000euro cho toàn bộ 2 năm học. Hơn thế nữa, theo khung chương trình học trao đổi, học viên sẽ nhận được 2 bằng Thạc sỹ từ CFVG và trường đối tác sau khi kết thúc 2 năm học, cho phép học viên có thể lựa chọn học MBA năm thứ nhất tại Việt Nam và một chuyên ngành thứ 2 tại Pháp. “Đây là một cơ hội không thể tốt hơn để một học viên Việt Nam có thể nhận bằng Thạc sỹ từ một trường thuộc khối Grandes ecoles, vốn được coi như nhóm các trường Kinh doanh tinh hoa tại Pháp”, ông Phạm Minh Vũ đại diện tuyển sinh CFVG TP. HCM khẳng định.
Cũng tại 2 buổi chia sẻ trên, các cựu học viên của CFVG trở về từ Pháp đã tham dự và chia sẻ các thông tin hữu ích về điều kiện học tập, các ưu đãi, tips đạt học bổng tại các trường đối tác khác nhau, kinh nghiệm sống – văn hóa tại Pháp và Châu Âu. Đợt tuyển sinh cuối cùng trong năm 2019 sẽ được CFVG tiến hành vào cuối tháng 8, các học viên nhập học tháng 10/2019.
Theo Dân trí
Cô gái Việt bỏ ĐH Y du học tự túc và lần khiến trai Nhật bối rối
Khi gặp một anh người Nhật, em muốn hỏi 'anh đã có con chưa' nhưng nói nhầm từ kondomu (ba con sói). Nghe xong, mặt anh ấy đỏ bừng, nhìn em ngạc nhiên.
Nguyễn Huyền Trang, 21 tuổi, hiện du học tại Tokyo, Nhật Bản. Cô là niềm tự hào của ba mẹ khi đậu vào khoa Dược, Đại học Y Hà Nội. Thế nhưng, đang là sinh viên năm hai, Trang quyết định bỏ ngang, mặc bố mẹ ra sức phản đối để chọn con đường du học tự túc.
Cô gái quê Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, hiện cô đang học trường dạy tiếng Nhật tại Tokyo được hơn một năm. Năm tới, cô sẽ được chuyển lên hệ đại học, hoặc học trường nghề. Ngành cô dự định chọn là hướng dẫn viên du lịch hoặc thông dịch viên.
Dưới đây là chia sẻ của Huyền Trang về cuộc sống tại Nhật và quyết định từ bỏ cuộc sống sung túc ở đất Hà thành để chọn con đường xuất ngoại theo đam mê.
Video đang HOT
Hiện Trang đang hoàn thiện khóa học tiếng để tới đây sẽ được học đại học hoặc trường nghề về ngành mà mình thích.
Chào Trang, tại sao đang học một trường nhiều người mơ ước bạn lại bỏ ngang, lựa chọn những vất vả, khó khăn?
Em đi học ngành dược là ý nguyện của bố mẹ. Em thích được đi đây đó, khám phá nhiều nơi, vì thế, em muốn chọn học ngành hướng dẫn viên du lịch hoặc ngôn ngữ học, nhưng bố mẹ không đồng ý.
Suốt gần hai năm học ngành bố mẹ chọn, em thấy chán và không thể tập trung học được. Em nghĩ, nếu mình không thích mà cứ 'cố đấm ăn xôi' sẽ không hiệu quả, có khi lại phản tác dụng.
Một phần em thấy, từ nhỏ đến lớn, cái gì mẹ cũng lo cho em, từ ăn uống, quần áo, đi lại. Em muốn tự lo cho cuộc sống của mình để trưởng thành hơn. Vì thế, em quyết định một lần làm trái ý bố mẹ.
Ban đầu, bố mẹ kịch liệt phản đối. Mẹ nói: 'Con chọn con đường của con, sau này khổ đừng than'. Em nói với mẹ: 'Nhất định con sẽ làm bố mẹ tự hào về đứa con gái út này'.
Đấu tranh với bố mẹ để đi du học tự túc, Trang phải xoay sở cuộc sống ra sao?
Đi du học theo diện tự học tự làm rất vất vả. Em may mắn khi vừa qua Nhật đã gặp được nhiều người giúp đỡ. Em được ở cùng một bạn người Việt. Hai đứa học cùng trường luôn. Bạn ấy hướng dẫn em đường đi, cách đi tàu điện ngầm, xe buýt, rồi đi làm thẻ tàu cho em nữa.
Trang cho biết, hiện bố mẹ rất tự hào về cô con gái út.
Ổn định chỗ ở, em lên mạng tìm việc làm ngay. Sau mấy ngày lang thang tìm kiếm, em được nhận vào làm cho một cửa hàng thức ăn nhanh. Một tuần em làm 28 tiếng tại đó. Thời gian còn lại thì đi học.
Ban đầu, em chưa giao tiếp được tiếng Nhật vì thế em được phân làm trong bộ phận bếp. Dù được làm với rất nhiều người Việt nhưng em luôn bị bắt nạt. Có hôm ức quá, em chỉ biết ngồi khóc tu tu vì tủi thân.
Giờ, em được ra đứng bán vì giao tiếp tiếng tốt. Được làm việc với nhiều bạn người Nhật, em có cơ hội học tiếng và học cách làm việc của họ.
Bố mẹ muốn giúp em tiền học, nhưng em từ chối. Em nói, con làm việc lương cao lắm, bố mẹ hãy yên tâm về con nhưng lúc nào gọi điện qua mẹ cũng lo cho em hết.
Vậy có trở ngại nào làm khó Trang khi mới đặt chân đến nước Nhật không?
Mới sang, em không biết giao tiếp tiếng như thế nào. 6 tháng học tiếng Nhật ở nhà, sang bên này thành công cốc. Nghe người bản địa nói, em không hiểu gì cả. Đi đâu, em cũng phải đi với bạn cùng phòng.
Sau đó, em tự cải thiện bằng cách lên mạng học từ, rồi giao tiếp với người bản địa. May mắn, khu em ở có viện dưỡng lão. Các ông bà ở đó rất thích nói chuyện.
Cứ đi học về, em qua trò chuyện với các ông, các bà. Khi đi làm và đi học, em tiếp cận với các bạn người Nhật để nói chuyện. Ban đầu là chào hỏi. Sau đó, em tập nói những câu đơn giản, rồi câu dài. Bây giờ, em nói tiếng Nhật thạo lắm rồi.
Có kỷ niệm nào 'khó đỡ' khi Trang mới giao tiếp với người Nhật không?
Từ kondomu và kodomo trong tiếng Nhật đọc gần giống nhau. Khi gặp một anh người Nhật, em muốn hỏi 'anh đã có con chưa' nhưng nói nhầm từ kondomu (bao con sói). Nghe xong, mặt anh ấy đỏ bừng, nhìn em chằm chằm. Còn em thì cứ ngơ ngác vì không biết làm sao.
Trang cùng bạn đi du lịch ở Tokyo, Nhật Bản.
May lúc đó, em nhớ ra mình nói nhầm nên xin lỗi. Còn anh ấy hiểu ra hai từ đó đọc gần giống nhau nên nói: 'Anh chưa có con, chưa kết hôn'. Đến giờ, nhớ lại kỷ niệm đó em vẫn ngại vô cùng.
Nhiều du học sinh, khi xa Việt Nam thường rất nhớ đồ ăn Việt. Trang thì sao?
Đồ ăn của Nhật rất phong phú nhưng có vị lợ, rất khó ăn. Lúc mới sang, em ăn không ngon miệng. Từ cô gái cao 1m56, nặng 86kg, nhưng qua đây hơn một năm, em giảm được hơn 20kg rồi.
Em thích ăn tương ớt. Bên này, tương ớt rất ít và giá cao. Lúc về thăm nhà, em phải mang tương ớt qua ăn dần.
Trang thấy cuộc sống ở Nhật khác với Việt Nam như thế nào?
Bên này cũng có bốn mùa như Hà Nội. Mùa đông có tuyết, nhiệt độ thấp nhưng không buốt như mùa đông Hà Nội.
Buổi sáng ở bên này ai cũng đi làm, đi học, vì thế khắp các tuyến xe buýt, ga tàu điện ngầm đều đông.
9 giờ mới vào học nhưng em đi học lúc 5 giờ sáng. Đến trường, em phải tranh thủ ngủ bù.
Đến bây giờ, bố mẹ Trang đã đồng ý với quyết định của cô con út chưa?
Quyết định qua đây du học, dù phải vất vả, tự trang trải cuộc sống, nhưng em luôn thấy đúng, không tiếc nuối gì cả. Qua đây hơn một năm, tự lo mọi thứ cho mình, em thấy trưởng thành hơn rất nhiều.
Mới qua, cuộc sống khó khăn một chút nhưng em biết vun vén chi tiêu nên cũng đủ. Bây giờ, em đã tự lo cho cuộc sống của mình. Bố mẹ muốn hỗ trợ em tiền học nhưng em không đồng ý.
Cuối tháng 3 vừa rồi em được nghỉ học hai tuần nên về thăm nhà. Đón em về, bố mẹ rất vui. Bố mẹ nói rất tự hào về em. Còn em thì thấy, quyết định đi du học là đúng đắn, dù mới đầu cuộc sống có khó khăn, nhưng em luôn thấy hạnh phúc với lựa chọn của mình.
Theo vietnamnet
Chương trình liên kết đào tạo mang tới nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài cho các bạn trẻ Chiều 4/5/2019, Khoa Đào tạo Sau đại học (Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh) kết hợp cùng hai Đại học Fresenius (Đức) và Southern Queensland (Úc) tổ chức buổi tọa đàm "Human Resource and Marketing in the Digital Age" (Nguồn nhân lực và Marketing trong kỷ nguyên số). Quang cảnh buổi tọa đàm Tọa đàm được tổ chức với mong muốn...