Lâu nay bạn có tắm đúng cách?
Tắm giúp bạn giữ cơ thể sạch sẽ, tạo sự khoan khoái, thư giãn nhưng ít ai trong chúng ta tìm hiểu cách tắm đúng để không gây hại sức khỏe. Nên dùng nước ở nhiệt độ nào và trình tự tắm như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Khi tắm thì nhiệt độ nước có thể ấm hơn một chút để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn nở lỗ chân lông để thải hết mồ hôi của cơ thể. Trung bình mỗi kilogam mồ hôi được thải ra, cơ thể sẽ tiêu tốn khoảng 540 calo. Tắm nước nóng 40 độ C trong vòng 10 phút sẽ tiêu hao 200 calo. Tuy nhiên, thời gian tắm nên giới hạn trong vòng 20 phút và đảm bảo phòng tắm thông gió tốt.
Trình tự tắm nên từ trên xuống dưới. Dù điều này là tất nhiên nhưng cũng không ít người để công đoạn gội đầu đến sau cùng. Hãy gội trước để khi tiến hành kỳ cọ phần dưới cơ thể, đồng thời làm sạch những cặn bẩn, bã nhờn chảy xuống và bám lại cơ thể sau khi gội đầu. Sau bước gội đầu là bước rửa mặt, đừng làm ngược lại để cặn bẩn từ tóc và dầu gội không có cơ hội bám vào vùng da mặt đã sạch sẽ của bạn.
Một lưu ý khác đó là bạn không nên tắm quá 10 phút. Không nên tắm quá lâu và kỳ cọ mạnh khi tắm. Bình thường bề mặt da với tuyến bã nhờn, tuyến bài tiết mồ hôi và các tế bào biểu mô sẽ tạo thành một màng bảo vệ. Ngoài ra còn có một lớp biểu bì tính acid dày khoảng 0,1 mm, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các tia gây hại xâm nhập vào trong da. Đây là lớp “da chết” được thay thế với tốc độ chậm, nhanh nhất cũng cần 10 ngày. Nếu khi tắm bạn cọ xát da liên tục hay lau mạnh với khăn sẽ dễ phá hỏng lớp tế bào sừng biểu bì khiến da trở nên khô, mẩn ngứa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nang lông, nhọt, sưng và các bệnh ngoài da khác.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya, kể cả khi tắm bằng nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Đặc biệt, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong cao. Trẻ em, phụ nữ có thai, người say rượu bia, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm muộn sau 22h. Đồng thời, thời điểm tắm tốt nhất cho sức khỏe là vào buổi sáng.
Tuấn Anh
Video đang HOT
Theo baophapluat
Bà bầu tắm rửa như thế nào để không gây hại đến em bé?
Tắm rửa khi mang bầu tưởng chừng như việc rất đơn giản, sẽ không cần phải chú ý gì dù bụng mang dạ chửa nhưng thực ra có rất nhiều điều cần lưu ý để bà bầu tránh gặp rắc rối và không gây hại đến em bé trong bụng.
Chú ý đến nhiệt độ nước tắm
Chị em mang bầu nên nhớ một nguyên tắc khi chuẩn bị nước tắm: Xả vòi nước lạnh trước sau đó mới cho vòi nước nóng. Đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc thử bằng khuỷu tay hay cánh tay vì da vùng này là nhạy cảm nhất.
Mang bầu, đừng tùy tiện vệ sinh rốn
"Không được tùy tiện kéo, móc rốn, sẽ dễ bị đau bụng" - đây là lời căn dặn có thể bạn đã được nghe rất nhiều khi còn nhỏ. Thực tế thì đây không phải là lời nói dối bởi việc kéo, móc hoặc vệ sinh thái quá bộ phận này có thể ảnh hưởng không tốt đến người mẹ, đặc biệt là khi mang bầu.
Chúng ta đều biết vùng da quanh rốn rất nhạy cảm, vì vậy với mẹ bầu nếu vệ sinh rốn quá mạnh, không đúng cách có thể dễ dàng gây nhiễm trùng, dẫn đến đau bụng và còn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tắm đúng thời điểm
Không phải cứ mệt mỏi hoặc không sạch sẽ đều tắm được. Cơ thể phụ nữ trong thời gian mang bầu rất nhạy cảm, vì vậy mẹ bầu không nên tắm khi vừa thức dậy hoặc vào đêm quá khuya. Phụ nữ mang thai nên chọn tắm vào chiều tối sau khi đi làm về đã nghỉ ngơi một chút.
Thời gian tắm chỉ nên từ 10-20 phút
Thời gian tắm cũng nên được các mẹ bầu cân nhắc và không được tắm quá lâu. Thông thường, không gian phòng tắm khép kín, kém thông thoáng nên nếu mẹ ở trong phòng tắm thời gian dài, trong không gian nhỏ sẽ dễ bị chóng mặt, khó thở. Việc tắm lâu cũng dễ khiến giãn mao mạch, khiến máu lên não chậm hơn.
Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, việc ở trong phòng tắm kín một thời gian dài sẽ gây trở ngại cho việc cung cấp oxy đến thai nhi, khiến nhịp tim thai nhi đập nhanh, tắc nghẽn và ảnh hưởng đến sự phát triển về thần kinh của em bé. Vì vậy mẹ bầu nên kiểm soát thời gian tắm chỉ từ 10-20 phút là đủ.
Cách tắm an toàn dành cho bà bầu
Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Vệ sinh vùng nách: Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.
Vệ sinh vùng kín: Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh, hoặc sữa tắm.
Không tắm nếu bị hạ huyết áp
Chẳng những nguy hiểm cho người bình thường, đối với bà bầu lại càng nguy kịch. Khi cơ thể bị mệt mỏi, huyết áp giảm, tắm với nước ấm sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể người mẹ đã mở rộng hơn, lượng máu truyền đến não của người mẹ cũng như dinh dưỡng cho em bé là không đủ, có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Uống nước trong khi tắm
Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.
Theo nguoiduatin
Đừng tắm khi vừa đi ra ngoài nắng Tắm ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng là sai lầm nguy hiểm mà nhiều người thường làm để giải nhiệt mùa nóng. Theo bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ thể con người có khả năng thích nghi tốt nhất trong khoảng từ 20 độ C đến 30 độ C....