Lầu Năm Góc: Nga đã rút quân hoàn toàn khỏi Kiev và Chernihiv
Nga đã rút quân hoàn toàn khỏi thủ đô Kiev của Ukraine và thành phố Chernihiv ở phía Bắc giữa bối cảnh Moscow chuẩn bị tập trung lực lượng ở phía Đông Ukraine, Lầu Năm Góc cho hay ngày 6/4.
“Chúng tôi đang đánh giá việc tất cả binh lính Nga đã rời đi”, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nhận định, đồng thời cho biết, việc rút toàn bộ lực lượng của Nga được xác nhận chỉ trong 24 giờ qua.
Các quan chức tình báo Mỹ và châu Âu cho rằng Nga đang trong quá trình định hướng lại chiến dịch quân sự của mình sau khi vấp phải sự kháng cự quyết liệt ở phía Bắc Ukraine. Theo đó, Nga sẽ có lợi thế lớn hơn ở phía Đông Ukraine, nơi quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai được Nga ủng hộ đã xung đột trong nhiều năm qua.
Binh lính Nga ở quận Volnovakha thuộc Donetsk, phía Đông Ukraine ngày 26/3. Ảnh: CNN
Trong khi việc Nga rút quân khỏi khu vực thủ đô của Ukraine dường như đã hoàn tất thì nhiều đơn vị của Nga cũng đang rút dần qua Belarus, quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho hay ngày 6/4.
Trước đó, tối 5/4, Mỹ thông báo nước này đã thông qua gói hỗ trợ quân sự bổ sung trị giá 100 triệu USD cho Ukraine – một động thái được đưa ra nhằm đảm bảo quân đội Ukraine sẽ có vũ khí họ cần để chiến đấu ở khu vực Donbass, quan chức trên nhận định. Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho rằng nhu cầu về các hệ thống vũ khí chống tăng Javelin đặc biệt “cấp thiết” hiện nay.
Lầu Năm Góc ước tính có khoảng hơn 30 nhóm tác chiến của Nga ở khu vực Donbass. Đầu tuần này, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan dự đoán nếu Nga có thể tập hợp lại lực lượng thành công ở khu vực Donbass, nước này sẽ tiến công từ đó vào các khu vực khác của Ukraine.
Quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng hơn 80 trong số khoảng 130 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn được Nga triển khai ở Ukraine với mỗi nhóm có khoảng 800 – 1.000 binh lính./.
Ba Lan đề nghị 'tặng' Mỹ Mig-29 để chuyển cho Ukraine, Lầu Năm Góc nói gì?
Lầu Năm Góc hôm 8.3 bác bỏ đề nghị của Ba Lan đưa ra về việc chuyển chiến đấu cơ Mig-29 cho Mỹ để giao cho Ukraine sử dụng.
Diễn biến này cho thấy có sự không đồng thuận giữa các đồng minh NATO trong khi cố gắng hỗ trợ Ukraine nhưng lại muốn tránh đối đầu trực tiếp với Nga.
Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 8.3 đề nghị chuyển toàn bộ số máy bay Mig-29 của mình - ngay lập tức và miễn phí - đến căn cứ không quân Mỹ Ramstein ở Đức, để Mỹ có thể tùy nghi chuyển cho Ukraine.
MiG-29 của Không quân Ba Lan trình diễn tại Triển lãm Hàng không Radom. Ảnh REUTERS
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby nói làm như vậy có thể dẫn đến khả năng có máy bay xuất phát từ căn cứ Mỹ hay NATO bay vào không phận có không quân Nga hoạt động tại Ukraine.
Ông Kirby nói Mỹ sẽ tiếp tục tham vấn với Ba Lan và các đồng minh NATO về vấn đề này, nhưng ông cho rằng đề xuất của Ba Lan là không khả thi và thiếu cơ sở.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland thừa nhận tuyên bố của Warsaw khiến Mỹ bất ngờ.
Ukraine đã khẩn thiết kêu gọi phương Tây cung cấp chiến đấu cơ. Mỹ vài ngày trước nói đang xem xét khả năng theo đó Ba Lan sẽ cung cấp Mig-29 cho Ukraine, và được bù lại bằng một số máy bay F-16 do Mỹ cung cấp. Mig-29 là loại chiến đấu cơ thời Liên Xô cũng mà phi công Ukraine quen dùng. Trong khối NATO còn có Bulgaria và Slovakia sử dụng Mig-29.
Nga đã cảnh báo rằng sẽ xem việc hỗ trợ không quân Ukraine là tham gia trực tiếp vào xung đột, có thể bị trả đũa.
Nhằm đảm bảo NATO và EU không can dự trực tiếp vào xung đột ở Ukraine, Mỹ và Ba Lan đã xem xét nhiều lựa chọn.
Một trong số đó là việc Ba Lan "tặng" máy bay Mig cho Mỹ, như vừa đề cập. Theo kịch bản này, sau khi được chuyển đến Đức, số máy bay này sẽ được sơn lại và chuyển đến một nước không thuộc NATO và EU. Phi công Ukraine sẽ đến đây tự lái máy bay về nước.
Thực hư thông tin Ukraine sẽ nhận 70 chiến đấu cơ từ các nước châu Âu
Đầu ngày 8.3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói Anh sẽ sát cánh với Ba Lan đương đầu những hậu quả có thể có nếu Ba Lan giao máy bay cho Ukraine.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói mọi quyết định liên quan việc cung cấp vũ khí tấn công sẽ phải được toàn thể thành viên NATO nhất trí, chứ Ba Lan sẽ không đơn phương thực hiện.
NÓNG Ukraine: Nhiều lính Nga đầu hàng, tự phá hủy phương tiện quân sự, theo Lầu Năm góc Tinh thần chiến đấu rệu rã, thiếu nhiên liệu và lương thực, một số binh lính Nga tham chiến ở Ukraine đã đồng loạt đầu hàng hoặc phá hoại các phương tiện quân sự của chính họ để tránh giao tranh, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết. Một hình ảnh vệ tinh cho thấy các phương tiện quân...