Lầu Năm Góc đang trong quá trình “trừ khử” ông Trump?
Vào tháng 3/2020, ngay sau khi bùng phát đại dịch Covid-19, tạp chí Newsweek của Mỹ tiết lộ rằng lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc đã nhận được lệnh bí mật chuẩn bị đảm nhận “vai trò của chính phủ”, nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 tạo ra các tình huống ngăn cản các cơ quan dân sự thực thi nhiệm vụ của họ và đảm bảo an ninh nội địa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo tiết lộ của Newsweek, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper ngày 1/2/2020 đã ký chỉ thị bí mật ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Phương Bắc của Mỹ (NORTHCOM) “chuẩn bị triển khai” để hỗ trợ “các nhiệm vụ bất thường tiềm năng” có thể gây ra đại dịch bằng cách vô hiệu hóa cơ quan hành pháp, Quốc hội và Tòa án tối cao.
Do đó, Lầu Năm Góc đã chuẩn bị các kế hoạch này cho nhiều kịch bản khác nhau, bao gồm cả khả năng Tổng thống Trump mắc Covid-19. Các kế hoạch của Lầu Năm Góc cũng bao gồm việc sơ tán khẩn cấp Washington và chuyển giao quyền lực cho các quan chức cấp thấp hơn, được quân đội tập hợp tại các địa điểm bí mật, được kiểm dịch.
Những kế hoạch này cũng bao gồm “khả năng về một số hình thức thiết quân luật” trong đó các chỉ huy quân sự sẽ được trao quyền hành pháp trên toàn nước Mỹ.
Các kế hoạch khẩn cấp “tuyệt mật” này mang mật danh Octagon, Freejack và Zodiac được Lầu Năm Góc thực hiện. Theo Newsweek, một trong những mục tiêu của các kế hoạch này là chuyển giao quyền lực cho quân đội và biện minh cho các hành động ngoài hiến pháp của họ.
Vào ngày 30/9, hai ngày trước khi tin tức Tổng thống Trump dương tính với virus corona được công bố, nhật báo Washington Times đưa tin rằng sự ngờ vực giữa Trump và các tướng lĩnh Lầu Năm Góc đã lên đến mức chưa từng có, các nhà phân tích nhận định quan hệ hai bên càng đáng ngại khi ngày bầu cử đến gần.
Video đang HOT
Tờ nhật báo viết: “Khi Tổng thống Trump công khai tố cáo các quan chức quốc phòng trong quá khứ và hiện tại và coi họ là công cụ của tổ hợp công nghiệp – quân sự, các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc đang phải cố gắng tránh xa vấn đề chính trị ngày càng khó khăn và để đảm bảo rằng họ không bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc xung đột bầu cử nào giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm và ứng cử viên Dân chủ Joe Biden”.
Các chuyên gia nhận định, những diễn biến này dường như đã làm dấy lên căng thẳng và hoài nghi giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc hiếm thấy trước đây. Ví dụ rõ ràng nhất, theo Washington Times, là mối quan hệ giữa Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, đặc biệt là sau một loạt các vụ đụng độ cấp cao về các vấn đề chính trị nóng bỏng như vai trò của quân đội trong việc kiểm soát tình trạng bất ổn dân sự.
Jim Townsend, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách châu Âu và NATO dưới thời chính quyền Obama, cho biết: “Esper có lẽ lo lắng về những gì Nhà Trắng có thể yêu cầu ông ta làm”.
Theo các lời đồn ở Washington, Tổng thống Trump suýt nữa thì sa thải Mark Esper vì ông này đã công khai từ chối kế hoạch triển khai quân đội để dập tắt bạo loạn ở các thành phố của Mỹ vào mùa hè này. Nhưng cuối cùng, ông Trump đã từ bỏ kế hoạch này và Mark Esper vẫn giữ được chức vụ, mặc dù có vẻ như Tổng thống sẽ chọn một nhà lãnh đạo mới cho Lầu Năm Góc nếu ông thắng cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Washington Times cho biết thêm: “Tương lai không chắc chắn của Mark Esper là một trong những yếu tố góp phần vào tình hình căng thẳng này. Một nguyên nhân khác là nỗi lo sợ ngày càng tăng của các quan chức quân đội về khả năng họ sẽ bị thao túng cho các mục đích bầu cử và thậm chí để dập tắt các cuộc biểu tình sau bầu cử.
Các nhà quan sát khác tin rằng quân đội cuối cùng có thể phải trục xuất ông Trump khỏi Nhà Trắng nếu ông này thua Joe Biden. Tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ chấp nhận kết quả nếu cuộc bầu cử được tổ chức mà không có gian lận.
Về phần mình, các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc hiện tại khẳng định họ không có ý định can thiệp vào chính trị.
Tuy nhiên, một số cựu quan chức được Tổng thống Trump bổ nhiệm giờ đây đã trở thành những người chỉ trích ông gay gắt nhất. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có lẽ là ví dụ điển hình nhất. Mattis gần đây nói rằng ông Trump là “tổng thống đầu tiên trong đời tôi không cố gắng đoàn kết người dân Mỹ”.
Tướng Không quân về hưu Paul Selva, người được chính Trump bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Bộ Tham mưu Liên quân khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, là một trong số 500 quan chức an ninh quốc gia đã ký một lá thư gần đây ủng hộ ứng cử viên Joe Biden.
Nỗi lo an ninh Mỹ khi Trump nhiễm nCoV
Giới chuyên gia lo ngại đối thủ của Mỹ có thể lợi dụng tình trạng sức khỏe của Trump để đặt ra mối đe dọa về an ninh với nước này.
Trong một tuyên bố đưa ra vào sáng 2/10, Lầu Năm Góc tìm cách giảm bớt lo ngại rằng việc Trump nhiễm nCoV đặt ra mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Họ cho biết diễn biến này không làm thay đổi năng lực hay mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang và cũng không thay đổi cơ cấu chỉ huy.
"Quân đội Mỹ sẵn sàng bảo vệ đất nước và các lợi ích của chúng tôi", Jonathan Hoffman, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, nói.
Tổng thống Trump rời Nhà Trắng đến bệnh viện quân y ngày 2/10. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã điện đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 2/10 về Tổng thống và các chủ đề khác trong khi cả hai đều đang công du nước ngoài, theo một quan chức quốc phòng Mỹ. Esper đang ở Morocco, trong khi Pompeo ở Croatia.
Mặc dù các quan chức quốc phòng đang cố gắng trấn an người dân Mỹ, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy thừa nhận có "những tác động an ninh tiềm tàng bất cứ khi nào Tổng thống bị ốm". Nhưng ông cho rằng mức độ cấp thiết của những lo ngại đó phụ thuộc vào việc tình trạng sức khỏe của Trump có xấu đi hay không.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 2/10 cho biết Trump có triệu chứng nhẹ và vẫn đủ sức khỏe để điều hành đất nước. "Tôi rất vui khi Mark Meadows làm rõ tình trạng sức khỏe của Tổng thống vào sáng nay, các đồng minh và đối thủ của chúng ta cần biết và hiểu điều đó, bởi vì có nhiều đối thủ đang thăm dò các điểm yếu của chúng ta", Murphy nói.
Một số cựu quan chức an ninh quốc gia cảnh báo mối đe dọa có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của Trump. "Miễn là Tổng thống chỉ có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình, sẽ không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong cách vận hành bộ máy an ninh quốc gia của chúng ta và cả hành động của những đối thủ", Eric Brewer, cựu quan chức an ninh quốc gia dưới thời Trump và Obama, cho biết.
Trong khi đó, nhà phân tích của CNN Samantha Vinograd đánh giá tình hình hiện tại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn nhiều. "Việc Tổng thống Trump nhiễm nCoV là điều rất tồi tệ khi nhìn từ góc độ an ninh quốc gia. Nó có thể làm tê liệt chính phủ Mỹ. Rủi ro ngay trước mắt là có thể còn nhiều nhân viên khác nhiễm virus. Đây có thể là một trong số những khoảnh khắc nguy hiểm nhất chính phủ liên bang phải đối mặt", bà viết.
Các quan chức và giới phân tích cho rằng cộng đồng tình báo phải xem xét liệu các đối thủ nước ngoài có coi tình thế bất ổn trong Nhà Trắng là cơ hội hay không. "Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao các đối thủ để xem họ phản ứng như thế nào và họ có thể làm gì trong thời gian này", một quan chức Mỹ cho biết.
"Những nước này bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và các nhóm khủng bố", cựu quan chức tình báo Norman Roule, nói. "Cộng đồng tình báo cần phân tích, thu thập tin tức từ nhiều nguồn về những quyết định, hoạt động quân sự, cũng như việc điều động nhân sự và nguồn lực có thể phục vụ cho các hoạt động chống lại chúng ta".
Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, lãnh đạo 16 cơ quan của cộng đồng tình báo, có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể tăng cường thu thập thông tin về các đối thủ. Murphy bày tỏ lo ngại Iran có thể lợi dụng tình hình để trả đũa việc Mỹ hạ sát tướng Qassem Soleimani hồi đầu năm. Ông cũng nghi ngờ Nga có thể tăng cường thực hiện chiến dịch tung thông tin giả để tác động đến cuộc đua vào Nhà Trắng, mặc dù Moskva đã nhiều lần nhấn mạnh họ không can thiệp bầu cử Mỹ.
James Clapper, cựu giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Obama, cho rằng "ít khả năng" các đối thủ của Mỹ có động thái nào trong thời gian này. Tuy nhiên, những người đứng đầu các cơ quan tình báo cần "nâng cao cảnh giác để đề phòng bất kỳ hành động khiêu khích nào", ông nói.
Sai lầm lớn của phương Tây về Nga Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói ý kiến của phương Tây cho rằng trong bất kỳ trường hợp nào Nga cũng sẽ phải chơi theo luật của họ, là một sai lầm lớn. Ngoại trưởng Nga Lavrov. Ngoại trưởng Nga rõ thời đại liên tục gây sức ép đối với Nga bắt đầu sau khi Liên Xô sụp đổ....