Lầu Năm Góc công bố chi tiết vụ tấn công ở Libya
Các lãnh đạo của Lầu Năm Góc biết về vụ tấn công lãnh sự quán ở Benghazi (Libya) sau một tiếng đồng hồ song không thể điều động lực lượng đến kịp thời để can thiệp, theo tin tứctừ Reuters hôm 9.11.
Hãng Reuters dẫn lời các quan chức quốc phòng cao cấp giấu tên phủ nhận chỉ trích nói rằng Lầu Năm Góc không phản ứng nhanh chóng sau khi vụ việc xảy ra (không kịp gửi lực lượng tăng viện hoặc sử dụng máy bay không người lái).
“Bộ Quốc phòng đã hành động gấp rút sau khi biết được vụ việc xảy ra ở Benghazi”, một quan chức nói với Reuters.
Theo ông này, lực lượng lính thủy đánh bộ, biệt kích và các nguồn lực quân sự khác đã được điều động và đặt trong tình trạng sẵn sàng trong cuộc tấn công vào ngày 11.9. Tuy nhiên, đáng tiếc là không có chiếc máy bay nào có mặt tại khu vực vào lúc đó để đến ứng cứu kịp thời.
Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi (Lybia) sau vụ tấn công – Ảnh: AFP
Phản ứng của chính phủ Mỹ với vụ tấn công đã trở thành một vấn đề chính trị được bàn tán rộng rãi trong những tuần lễ cuối cùng trước kỳ bầu cử.
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cơ quan có một căn cứ gần lãnh sự quán, và Bộ Ngoại giao cũng đã công bố dòng thời gian về vụ việc.
Theo dòng thời gian của Lầu Năm Góc, Bộ tư lệnh châu Phi đóng ở châu Âu đã ra lệnh cho một chiếc máy bay không người lái không có vũ trang chuyển hướng bay đến thành phố Benghazi sau khi vụ tấn công nổ ra được 17 phút.
Video đang HOT
Đây là phản ứng đầu tiên của quân đội trước vụ tấn công và chiếc máy bay đã mất một tiếng đồng hồ để đến hiện trường.
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta được báo về vụ tấn công sau khi nó diễn ra 50 phút. Ông Panetta biết về nó không lâu sau đó, khi ông cùng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey đến Nhà Trắng để dự cuộc họp được lên lịch từ trước với Tổng thống Barack Obama.
Ông Obama, Panetta và tướng Dempsey đã thảo luận cách đối phó với sự kiện đang diễn ra ở Benghazi trong cuộc họp bắt đầu sau khi vụ tấn công xảy 78 phút.
Ông Panetta và ông Dempsey sau đó trở về Lầu Năm Góc, bắt đầu một loạt các cuộc họp dài hai tiếng đồng hồ với tướng Carter Ham, chỉ huy Bộ tư lệnh châu Phi, và các lãnh đạo quân sự cao cấp khác từ 18 giờ đến 20 giờ, giờ Mỹ (0 giờ đến 2 giờ, giờ châu Phi) nhằm tổ chức đối phó với vụ tấn công.
Song khi họ vừa về đến Lầu Năm Góc, những nhân viên sống sót ở lãnh sự quán tại Benghazi đã được một nhóm CIA đến từ căn cứ ở gần đó di tản, sau khi vụ tấn công nổ ra hai tiếng đồng hồ. Đại sứ Mỹ tại Libya Christopher Stevens đã mất tích.
Thi thể của ông Stevens được phát hiện tại một bệnh viện địa phương. Ông đã tử nạn vì ngạt khi trụ sở ngoại giao bị những kẻ tấn công phóng hỏa.
Stevens và nhân viên người Mỹ khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở lãnh sự quán và một cơ sở phụ của CIA ở gần đó.
Trong các cuộc họp, nhóm lãnh đạo quân sự Mỹ đã trình bày cách phản ứng với vụ tấn công và đưa ra chỉ thị miệng nhằm chuẩn bị triển khai hai đội lính thủy đánh bộ chuyên chống khủng bố và hai đơn vị biệt kích, một đóng tại châu Âu và một tại Mỹ.
Một đội chống khủng bố của lính thủy đánh bộ được phân công bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Tripoli và đội kia bảo vệ lãnh sự quán ở Benghazi. Các đơn vị biệt kích nhận lệnh chuẩn bị đến một căn cứ triển khai ở châu Âu.
Khi các cuộc họp tại Lầu Năm Góc đang diễn ra, một nhóm an ninh gồm sáu người từ đại sứ quán ở Tripoli, bao gồm hai nhân viên Bộ Quốc phòng, đã lên đường đến Benghazi, hạ cánh tại sân bay vào lúc 1 giờ 30, giờ Libya.
Dòng thời gian được CIA công bố vào tuần trước cho biết nhóm này bị kẹt tại sân bay khi cố gắng tìm phương tiện giao thông và xác định tung tích đại sứ Mỹ.
Nhóm này đến được căn cứ CIA ở Benghazi vào khoảng 5 giờ 15, giờ Libya, khi các tay súng nã pháo cối khiến hai sĩ quan an ninh Mỹ thiệt mạng.
Một giờ sau đó, một đơn vị quân đội Libya đến căn cứ CIA và giúp sơ tán toàn bộ các nhân viên Mỹ cùng thi thể của đại sứ Mỹ và những người thiệt mạng khác.
Theo TNO
Lybia bắt giữ 50 nghi phạm tấn công lãnh sự quán Mỹ
Ngày 16/9, chủ tịch quốc hội Lybia khẳng định nước này đã bắt giữ khoảng 50 người có liên quan đến vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ hồi tuần trước.
Vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi vừa qua diễn ra đồng thời với các vụ biểu tình của người dân Lybia sau khi một đoạn video trong bộ phim được quay tại Mỹ đã báng bổ nhà tiên tri Mohammad của người Hồi giáo. Vụ việc khiến đại sứ Mỹ cùng 3 nhân viên khác tử nạn.
Cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nhiều nơi đang bị tấn công
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS của Mỹ về việc bao nhiêu người đã bị bắt do có dính líu đến vụ tấn công, người đứng đầu quốc hội Lybia Mohammed Magarief khẳng định "khoảng 50". Dù vậy số liệu này đang gây hoài nghi bởi Bộ trưởng nội vụ Lybia Fawzi Abdel A'al khi trả lời câu hỏi tương tự của Reuters lại chỉ cho biết có 4 người đã bị bắt còn khoảng 50 người "bị truy nã để phục vụ điều tra".
Theo ông Magarief một số người bị bắt không phải công dân Lybia và có liên hệ với mạng lưới khủng bố al Qaeda. "Vụ việc đó chắc chắn có bàn tay sắp đặt của người nước ngoài, bởi những người này đã nhập cảnh vào Lybia vài tháng trước và họ đã lên kế hoạch tội ác kể từ khi đặt chân tới đây", vị quan chức này khẳng định trước khi cho biết thêm có một số người đến từ Mali và Algeria.
Người đứng đầu quốc hội Lybia cũng thừa nhận tình hình an ninh tại nước này vẫn còn "khó khăn" cho người Mỹ cũng như cho chính người dân địa phương. Washington hiện muốn FBI vào cuộc điều tra vụ tấn công tuy nhiên ông Magarief tin rằng còn quá sớm để cử các điều tra viên tới.
"Có lẽ tốt hơn hết là họ nên tránh xa thêm một thời gian nữa cho đến khi chúng tôi làm được những gì mình phải làm", ông Magarief nói. Ông khẳng định rất ít có khả năng vụ tấn công là hành động bột phát sau khi đoạn video được công bố bởi nó diễn ra trong lần kỷ niệm thứ 11 vụ tấn công khủng bố 11/9.
"Những cảnh tượng hỗn loạn, những tội ác nhắm vào cố đại sứ Chris Stevens và đồng nghiệp của ông không thể bị đánh đồng theo bất kỳ cách nào với cảm xúc của người Lybia đối với nước Mỹ và công dân Mỹ", người đứng đầu quốc hội Lybia trấn an. Trong khi đó Bộ trưởng Nội vụ Abdel A'al thì khẳng định có dấu hiệu cho thấy người biểu tình đã được vũ trang.
Cũng trong ngày 16/9, đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice thì nhận định những thông tin ban đầu cho thấy vụ tấn công lãnh sự quán kể trên không được lên kế hoạch trước. "Không nghi ngờ gì, như chúng ta đã từng thấy trong những vụ như "The Satanic Verses" với hình biếm họa về nhà tiên tri Mohammad, những yếu tố gây kích động vẫn vậy và vụ việc này cũng tương tự những gì từng diễn ra".
Sau khi lãnh sự quán bị tấn công, các nhân viên đã được chuyển tới một khu vực được gọi là "nhà an toàn". Thế nhưng tại đây vụ tấn công thứ hai đã xảy ra. Khi được hỏi bằng cách nào những kẻ quá khích có thể thực hiện đợt tấn công tiếp theo này, ông Abdel A'al cho rằng có thể có sự rò rỉ thông tin từ bên trong hàng ngũ những người bảo vệ đại sứ quán.
"Tôi nghĩ đã có sự rò rỉ thông tin từ nhóm bảo vệ đại sứ quán. Việc này sẽ được điều tra cụ thể nhưng có dấu hiệu cho thấy đây là một khả năng".
Theo Dantri
Trung Quốc quyết tâm hiện đại hóa quân đội Quan chức quốc phòng các cấp của Trung Quốc thể hiện lòng trung thành với đảng và quyết tâm xây dựng quân đội lớn mạnh, trong các phát biểu tại đại hội đảng 18 ở Bắc Kinh. Tổng tham mưu trưởng mới của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Phòng Phong Huy. Ảnh: China.org Bốn quan chức quốc phòng cấp cao mới...