Lẩu mắm cá linh
Nhắc tới thực đơn mùa nước nổi, có bao nhiêu thứ mà ngày xưa chỉ là món của người nhà quê giờ trở thành đặc sản. Nhớ nhất là cá linh có thể chế biến hơn bảy món thơm ngon.
Hồi xưa, cá linh nhiều lắm. Chẳng ai bán chát gì. Muốn ăn cứ lấy rổ xúc. Mà chỉ có nhà nghèo mới ăn cá linh. Chứ có bao nhiêu, người ta đem ủ mắm hết. Cá rẻ tiền nhưng nhờ cách chế biến nên cơm bao nhiêu cũng lua hết. Mùa cá non thì rửa sạch đem chiên giòn hoặc quết làm chả. Cá linh lớn đem nướng mọi, kho sả ớt, kho mía… Mùa nước, điên điển, bông súng, rau muống đồng… mọc tràn lan thì món mắm cá linh vô cùng thịnh soạn. Lẩu mắm chỉ có cà và ốc, nấu chấm rau ăn, chứ làm gì có thịt ba rọi. Vậy mà cũng nhai ngọt lịm, vét nồi cơm mà ngoài đầu ngõ còn nghe!
Bây giờ, mùa nước nổi ăn cho đã thèm, như bù lại một thời gian dài mâm cơm đầy thịt. Bữa ăn bày ra theo chiều ngang của sàn nhà toàn đặc sản mùa lũ: Lẩu mắm cá linh, cá linh nướng than, cá linh kho lạt, cá linh chiên trứng, ốc lát nướng tiêu, cua đồng rang tỏi… Bắt mắt nhất là lẩu mắm cá linh- món được chờ đợi nhất trong chuyến về quê tắm đồng mùa nước nổi. Cá bắt lên còn sây sẩy, chỉ cần móc hầu cho sạch ruột rồi cho vào nước rửa sạch. Cho thêm nước đá vào rổ cá linh, để giữ tươi. Xung quanh nồi lẩu mắm cá linh sôi ùng ục thơm nức mùi mắm xào qua với tỏi phi và sả, là sắc màu tươi mắt của bông bí, súng, điên điển, bắp chuối hột xắt ghém cùng với rổ cá linh tươi xanh. Cà, khổ qua và thịt ba rọi được nấu trước với mắm đã thấm mềm. Chỉ cần nhúng cá linh và rau là vớt ra chén ăn quên thôi.
Video đang HOT
Anh bạn mua thêm thịt bò để nhúng lẩu mắm cho… sang nhưng chẳng mấy ai để ý. Cứ rau đồng, cá linh mà nhúng lẩu rồi khen đáo để, còn bảo, ở quê bây giờ mới là “sướng cha thiên hạ”, ăn toàn đồ tươi, đồ ngon. Mọi thứ đều tự nhiên không phân bón, thuốc trừ sâu. Ở phố phải bỏ nhiều tiền mới mua được thực phẩm sạch. Còn ở quê, cứ ra vườn nhà là có đủ bữa ăn. Mùa nước này, cứ ra đồng trở về là thức ăn đầy mâm. Bởi vậy, khách thành phố về quê đi giở lú, giở lưới bắt cá, bắt cua thì khoái lắm. Giở lú lên là reo lên í ới, như bắt được vàng. Rượu vào lời ra. Sau câu hỏi han qua lại là mấy bài bolero cùng mấy câu vọng cổ. Chợt anh bạn ngẫu hứng câu hát đối “Con nước không chưn sao kêu nước đứng. Con cá không thờ sao gọi cá linh” làm nao lòng !
Theo baocantho
Thưởng thức hương vị miền Tây với lẩu mắm
Muốn thưởng thức đầy đủ hương vị của miền Tây sông nước, cách hay nhất là chọn lẩu mắm. Lẩu mắm bao gồm rất nhiều những nguyên liệu: các loại cá, mắm, rau vườn của miền Tây.
Nhưng muốn tìm được một quán lẩu mắm ngon đúng điệu ở Hà Nội quả thật khó, bởi lẽ món ăn này phải có nguyên liệu đặc trưng của miền trong, Hà Nội không có và khó nhất có lẽ ở khoản rau nhúng lẩu.
Một nồi lẩu mắm phải có đầy đủ các món rau đặc trưng miền Tây, thường sẽ có khoảng... hơn 30 loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa... Ngoài ra thực khách có thể nhận ra những loại rau thông dụng như cải xanh, giá sống, cải ngọt, đậu bắp, khổ qua, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, rau muống tàu, cải cúc, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má...
Nguyên liệu cơ bản phải có là mắm, cá tươi, rau các loại. Chỉ riêng về mắm, đã có đến 4, 5 loại mắm khác nhau để làm nước cốt: mắm cá linh, cá sặt, cá trèn, cá lóc, cá rô. Mắm ngon được cho vào nồi nước đun sôi liu riu cho ra chất ngọt, sau đó lọc bỏ xương, cặn và tiếp tục nấu sôi. Cuối cùng là sả bằm, sả cắt khúc, đường, bột ngọt... cho vào nồi. Đây là công đoạn quan trọng nhất của món lẩu mắm.
Lẩu mắm gần như bao gồm hầu hết các loại mồi đồng "bén" như các loại cá lóc, ba sa, trê, rô, kèo, trắng, chạch, lươn, ốc,... Ngoài ra còn có sự góp mặt của các loài hải sản góp phần phong phú cho lẩu mắm như tôm sú, mực lá, bạch tuộc, cá cơm... Trong nồi lẩu còn có thịt bò, ba chỉ lợn, thịt gà... khi nhúng vào nước lẩu chua ngọt thật vừa miệng.
Điểm đặc biệt của nồi lẩu mắm là nó không hạn chế các loại rau như các loại lẩu khác. Càng những loại rau vườn, rau hoang dã lại càng hợp với nồi lẩu chua chua ngọt ngọt này, món ăn đúng như cái chất của người miền tây sông nước, nơi giản dị nhưng lại có biết bao quả thơm, trái ngọt.Nhóm rau rừng rất phong phú, là các loại rau tìm hái trong thiên nhiên hoang dã như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa...
Để kiếm được đầy đủ các loại rau trên quả thật không dễ dàng, nhưng tại quán lẩu mắm bà Thành, các thực khách đã được thưởng thực trên chục loại rau dân dã đặc trưng của miền Tây. Có lẽ do thuận lợi vị trí, quán bà Thành nằm ở cạnh bến xe Giáp Bát, nên nguồn hàng cung cấp từ miền trong ra luôn tươi mới và đầy đủ.
Theo TTXVN
Mùa đông ăn lẩu gì thì hợp? Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên được tiếp cận với khái niệm lẩu. Đó là một buổi chiều mùa đông, cũng phải 30 năm có lẻ. Bố tôi đi làm về, mang theo một chiếc nồi lẩu bằng nhôm. Nồi được thiết kế với một ống hình trụ ở giữa và cửa bếp ở bên dưới. Nước được đổ xung quanh và...