Lâu đài Amboise và danh họa Leonardo da Vinci
Thung lũng sông Loire (Val de Loire – Pháp) đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới do những giá trị văn hóa độc đáo về lịch sử và kiến trúc.
“Khu vườn cổ tích khổng lồ của nước Pháp” hiện còn một hệ thống khoảng 40 tòa lâu đài xây dựng thời trung cổ, gắn liền với những chủ nhân nổi tiếng và một thời kỳ lịch sử sôi động của nước Pháp. Tại đây, lâu đài của dòng họ Amboise xây dựng vào năm 1471, đến năm 1516 được vua Francis I tặng cho danh họa Leonardo da Vinci khi nhà vua mời ông đến sống ở Pháp. Danh họa nổi tiếng người Ý đã sống tại đây cho đến khi ông qua đời vào năm 1519.
Lâu đài Château du Clos Lucé.
Lâu đài này còn có tên là Château du Clos Lucé, từng là “nhà nghỉ mùa hè” của hoàng gia Pháp, có kiến trúc độc đáo và những chủ nhân nổi tiếng nên được xếp hạng “di tích lịch sử” khá sớm, nhờ vậy đã tránh được việc phá dỡ hoặc xây dựng lại.
Từ năm 1954, tòa lâu đài và toàn bộ khuôn viên trở thành bảo tàng về một giai đoạn cuộc đời và sự nghiệp của Leonardo da Vinci.
Bảo tàng được chủ sở hữu cuối cùng của tòa lâu đài là gia đình The Saint-Bris gìn giữ, sưu tầm tài liệu hiện vật và thực hiện trưng bày rất công phu. Từ đó đến nay lâu đài đã trùng tu lớn vài lần, được bảo quản thường xuyên, trở thành một điểm du lịch nổi tiếng với hàng trăm ngàn khách mỗi năm.
Một góc lâu đài và vườn.
Lâu đài nằm giữa một khu vực rộng 7ha có công viên, rừng và sông. Được xây dựng kiên cố, mặt ngoài làm bằng gạch hồng và đá trắng hầu như không thay đổi từ thời Phục hưng, một lối đi của thành lũy cũ sát bức tường cao bao quanh. Trong lâu đài vẫn còn các phòng sinh hoạt và tiện nghi hàng ngày của Leonardo da Vinci và của những chủ nhân khác, kể cả phòng thí nghiệm, phòng làm việc, đọc sách…
Video đang HOT
Một số phòng được phục dựng vào năm 2011 với các chi tiết và đồ đạc cổ như thời Leonardo da Vinci ở đó. Trong lâu đài trưng bày bản sao ba bức tranh nổi tiếng là Mona Lisa, The Virgin and Child, St. Anne and St. John the Baptist mà khi từ Ý qua Pháp Leonardo da Vinci đã mang theo.
Hiện nay các bức tranh quý giá này đang trưng bày tại bảo tàng Louvre ở Paris.
Mô hình và hình ảnh 3D cách thức hoạt động một sáng chế của Leonardo da Vinci.
Đặc biệt tầng hầm là nơi có các phòng làm việc của danh họa, tại đây ta thấy Leonardo da Vinci còn là một nhà phát minh, một kỹ sư và một người thợ tự tay vẽ và thiết kế nhiều loại máy móc và các bộ phận của nó. Trong phòng thí nghiệm trưng bày 40 mô hình được phục dựng từ các phác thảo và bản vẽ, đồng thời trình chiếu những hình ảnh 3D sinh động rất hấp dẫn về các phát minh của ông để người xem biết chúng hoạt động như thế nào.
Tại đây còn lưu bản vẽ “cầu thang xoắn kép” nổi tiếng được xây dựng tại tòa lâu đài hoành tráng Château de Chambord gần đó, mô hình xe đạp, máy bay và nhiều thiết bị máy móc khác, thậm chí có cả quy hoạch một thành phố và một kênh đào để thuận tiên cho việc đi lại vì thời đó chủ yếu là giao thông đường thủy.
Công viên rộng xung quanh có nhà hàng, quán cà phê, nơi nghỉ ngơi dạo chơi của du khách… Nơi đây thường xuyên triển lãm bằng những phương tiện hiện đại nhiều phát minh của Leonardo da Vinci trong các hoạt động của cộng đồng địa phương, qua đó bảo tàng và nhà danh họa luôn được người dân địa phương tự hào và yêu quý, cũng như niềm tự hào về những lâu đài tuyệt đẹp và nghề làm rượu vang truyền thống của vùng thung lũng sông Loire. Nhờ sự trân trọng và bảo tồn di sản tốt nên vùng này đã đón hàng triệu lượt du khách mỗi năm, kể cả khi các lâu đài đang trùng tu thì lượng khách đến đây cũng không hề giảm sút.
Vùng Thung lũng sông Loire với hệ thống hàng chục lâu đài cổ, trong đó có Château du Clos Lucé – bảo tàng về Leonardo da Vinci – chỉ là một số trong hàng chục ngàn bảo tàng, nhà lưu niệm danh nhân, nhân vật lịch sử ở Pháp và nhiều nước châu Âu. Hệ thống này vô cùng phong phú và đa dạng vì hầu như những nhà văn hóa nổi tiếng trên mọi lĩnh vực (nghệ sĩ, nhà văn, nhà khoa học, nghệ nhân của nghề thủ công truyền thống…) đều có nhà lưu niệm hay bảo tàng tại một lâu đài hay ngôi nhà họ từng sinh ra và lớn lên, hoặc nơi khác mà họ sinh sống lâu dài.
Tại đó lưu giữ và trưng bày hiện vật về dòng họ, gia đình, cuộc đời và những thành tựu của danh nhân. Một số người có “nhà lưu niệm” ở nhiều địa phương vì nơi đó gắn với một giai đoạn, sự kiện hay thành tựu đặc biệt…
Hầu hết các tòa nhà và khu vườn hay công viên, thậm chí khu rừng xung quanh… thuộc gia đình dòng họ danh nhân hoặc sau đó thuộc về người khác, nhưng đều được bảo tồn khá tốt về cảnh quan tự nhiên, kiến trúc công trình và nội thất, đồ đạc hiện vật giữ nguyên vị trí và được bảo quản cẩn thận. Các địa chỉ có giá trị văn hóa đó đều đã và đang trở thành các điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Phòng làm việc và những bản ký họa của Leonardo da Vinci.
Bên cạnh các địa điểm văn hóa – du lịch do tư nhân trực tiếp quản lý theo quy định pháp luật, là hệ thống bảo tàng danh nhân thuộc nhà nước. Hệ thống này hình thành bởi các lý do: nơi danh nhân từng ở không còn ai trong gia đình dòng họ sở hữu, hoặc do chính hậu duệ của danh nhân đã hiến tặng cho nhà nước, hoặc do nhà nước hoặc chính quyền địa phương lập ra để kỷ niệm những danh nhân lớn của cả nước hay tiêu biểu của địa phương.
Dù bảo tàng quy mô lớn hay nhỏ, sở hữu tư nhân hay nhà nước thì cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa vẫn là nơi chịu trách nhiệm về nghiệp vụ (nghiên cứu, hướng dẫn, tư vấn trùng tu, sửa chữa, trưng bày, giới thiệu…), đồng thời chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để di tích tham gia vào các hoạt động văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chú trọng những hoạt động hướng đến và gắn bó với cộng đồng địa phương.
Về đề xuất lập hồ sơ đề nghị di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là Di sản văn hóa thế giới: Ủng hộ nhưng lại băn khoăn...
Thông tin UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc xin chủ trương lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã nhận được sự quan tâm của dư luận và một số nhà chuyên môn.
Du khách quốc tế được hướng dẫn cụ thể trước khi trải nghiệm tại Địa đạo Củ Chi
Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ, theo một số chuyên gia và ý kiến Bộ, ngành có liên quan, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng hồ sơ khoa học về loại hình di tích chiến trường nên các bước đi cần phải hết sức thận trọng, đồng thời cần được tham vấn kỹ từ những chuyên gia trong nước, quốc tế...
"Một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam"
Theo Hồ sơ khoa học di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi hiện đang được lưu giữ tại Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), di tích này được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khoảng năm 1948. Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.
Cũng theo hồ sơ di tích, với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500km chiến hào, công sự trên mặt đất, tựa như "thiên la địa võng", khiến kẻ thù phải khiếp sợ... Đặc biệt, hồ sơ di tích đánh giá: Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn cấu trúc từ 2 đến 3 tầng (tầng trên gọi là "thượng", tầng dưới gọi là "trầm"). Chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy...
Xung quanh cửa lên xuống hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng có thể mắc võng để nghỉ ngơi. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, có giếng nước, bếp "Hoàng Cầm", hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ... "Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng "đất thép", một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận", hồ sơ di tích chỉ rõ.
Không ít du khách quốc tế trong đó có những cựu chiến binh khi đến tham quan và có nhiều hoạt động trải nghiệm tại Địa đạo Củ Chi đã phải bật lên về sự ngạc nhiên, thậm chí là không dám tin vào mắt mình về "rừng" đường hầm chi chít nơi đây. Chỉ với hai bàn tay và những công cụ thô sơ, người Việt Nam đã tạo nên một công trình thật kỹ vĩ dưới lòng đất, và điều này chỉ có thể tìm thấy nơi đây. Trước đề xuất này của UBND TP.HCM, TS Lê Hữu Phước (Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM) cho rằng đây là một ý tưởng phù hợp và khả thi. Bởi ở góc độ quốc gia, khu địa đạo đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, còn trên phạm vi toàn cầu, đối chiếu với các tiêu chí theo Công ước Di sản thế giới, Địa đạo Củ Chi cũng đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, vì đây là kiệt tác sáng tạo của con người, là minh chứng độc đáo liên quan trực tiếp với truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, là một hình mẫu nổi bật của một công trình xây dựng về nơi sinh sống và sử dụng đất đai của con người...
Du khách rất hào hứng với những điểm di tích tại Địa đạo Củ Chi
Cần cân nhắc và thận trọng
Theo TS Phước, khi nỗ lực đưa một chứng tích chiến tranh tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại trở thành một di sản thế giới, chúng ta vừa nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị được kết tinh bằng xương máu của các thế hệ cha anh, đồng thời vừa để khẳng định khát vọng hòa bình luôn cháy bỏng trong tâm thức của người dân Việt Nam. "Không chỉ là một trong những chứng tích chiến tranh tiêu biểu của toàn nhân loại, Địa đạo Củ Chi cũng chính là nơi kêu gọi hòa bình thuyết phục nhất cho thế giới. Đó sẽ là ý nghĩa cao đẹp nhất của khu di tích độc đáo này", TS Lê Hữu Phước nhấn mạnh. PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng đánh giá cao đề xuất này của TP.HCM: "Bên cạnh những giá trị mà nhiều người đã biết, Địa đạo Củ Chi còn được xem là tấm gương sáng tạo của loài người, qua đó phản ánh ý chí, nghị lực và sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam".
Bên cạnh những ý kiến tán thành, ủng hộ thì nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thẩm định hồ sơ khoa học trình UNESCO xem xét, công nhận cũng bày tỏ sự băn khoăn về đề xuất này của TP.HCM. Trao đổi với Văn Hóa trong ngày hôm qua 13.9, nhiều chuyên gia (xin không nêu tên) nói rằng, về mặt chủ quan họ đồng thuận cao với đề xuất chủ trương của UBND TP.HCM về việc lập Hồ sơ khoa học di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trình các Bộ, ngành liên quan xem xét, trước khi có văn bản chính thức gửi UNESCO. Nhưng về khách quan thì đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ, vì thế rất khó để dựa vào đó để chúng ta thuyết phục, vượt qua những "rào cản" rất khắt khe của tổ chức này. Thứ nữa, đối chiếu với những tiêu chí của Công ước Di sản thế giới chúng ta cần phải xét từng từ, từng chữ chứ không đơn giản như ai đó cho rằng, di tích phù hợp với tiêu chí này hay tiêu chí kia.
Cũng theo những chuyên gia này, khi làm hồ sơ về loại hình di tích chiến trường cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc về quy trình, thủ tục như ý kiến của Bộ, ngành có thẩm quyền đã đưa ra trước đó. Mọi sự so sánh đều khó chấp nhận, tuy nhiên chúng ta nên nhìn rộng ra ở trong nước, khu vực và trên thế giới để từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về những di tích có cùng tính chất. "Xin nhấn mạnh lại, rất ủng hộ chủ trương của thành phố trong việc xin chủ trương của các Bộ, ngành có liên quan về lập hồ sơ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi trình cấp có thẩm quyền để gửi UNESCO, thế nhưng để những bước đi sau này được thuận lợi thì thành phố cần tham vấn đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế, trước khi đưa ra quyết định chính thức", một chuyên gia xin không nêu tên cho biết.
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng "đất thép", một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
7 điểm đến đẹp như trong chuyện cổ tích ở châu Âu, du khách đến một lần thì say mê quên lối về Những điểm đến này đẹp đến mức đã truyền cảm hứng cho những bộ phim như Frozen của Disney hay Lâu đài người đẹp ngủ trong rừng. Hallstatt, Áo Ngôi làng trên núi cao này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Ngay bên bờ Hồ Hallstatt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc kiến trúc thế kỷ 16,...