Lẩu chao mực
Lẩu chao mực thơm béo đặc trưng của chao cùng với vị ngọt đậm đà của nước lẩu, mực giòn ngọt kết hợp rau đắng, đậu rồng giòn giòn. Món lẩu hấp dẫn đẹp mắt với miếng mực xoán vảy rồng bên trong nước nấu vàng óng tươi ngon của các loại rau ăn kèm.
Cùng Món Ngon Mỗi Ngày vào bếp thực hiện ngay món ăn ngon cuối tuần hay đãi tiệc cho cả nhà và người thân ngay nha!
NGUYÊN LIỆU
M: muỗng canh – m: muỗng cafe
Mực nang làm sạch: 600g
Chao trắng: 150g
Sa tế tôm: 2M
Nước dừa tươi: 1 trái
Nước dùng: 500ml
Đậu hũ trắng: 2 miếng
Video đang HOT
Hành tây: 1/2 củ
Sả cây băm nhỏ: 2M
Hành tím băm: 2M
RAU NÊM: ngò gai, hành lá cắt khúc
ĂN KÈM: bún, rau muống, bông bí, bông điên điển, rau đắng, đậu rồng.
Gia vị: đường, nước mắm, dầu
Bột ngọt
Hạt nêm
SƠ CHẾ
Mực nang khứa vẩy rồng phần thân, đầu mực cắt nhỏ. Hành tây cắt múi cau. Đậu hũ trắng cắt làm 6 miếng. Ngò gai và hành lá cắt khúc.
THỰC HIỆN
Cho 1M dầu ăn vào nồi, cho sả và hành tím vào phi thơm sau đó cho chao vào xào thơm cùng với sa tế tôm.
Tiếp theo cho nước dừa và nước dùng vào nồi sao cho tổng là 1.5l nước.
Sau đó nêm gia vị: 1/2M nước mắm, 1M Hạt nêm Aji-ngon Heo, 1M đường và 1m Bột ngọt AJI-NO-MOTO vào đun sôi cho ra mùi thơm của sả.
Tiếp theo cho đậu hũ trắng, hành tây và rau nêm vào.
CÁCH DÙNG
Bày bún, mực và rau, bày nồi nước lẩu ra, khi ăn nhúng các nguyên liệu và thưởng thức.
MÁCH NHỎ
- Chọn hũ chao cũ, những viên chao nổi lên trên là chao ngon.
- Cho viên chao vào xào giúp tăng thêm mùi thơm cho món ăn.
- Cho sa tế tôm vào trong nước lẩu giúp tạo mùi thơm, vị cay cho món ăn.
Già bát canh' - khoa học trong ẩm thực của ông bà mình
Thuở nhỏ, mỗi bữa ăn mẹ tôi thường dọn một bát canh nhỏ vừa đủ để ông bà dùng bên cạnh những món kho, món mặn mà ông bà ưa thích. Hầu như ngày nào cũng thế, không canh chua thì canh rau.
Canh chua cá bông lau
Có đôi khi chỉ là nước rau muống luộc, nhưng với bàn tay khéo léo của mẹ, lại biến thành món canh vừa miệng cho ông bà. "Già bát canh" - ông bà giải thích như thế trước những thắc mắc rất trẻ con của tôi.
Cho đến bây giờ, ký ức của những lần ăn "ké" bát canh với ông bà vẫn đọng lại trong tôi - đọt cóc nấu với tôm càng, khế nấu với hến, bông điên điển nấu chua với cá linh...
Những bát canh thấm đẫm cái thiên nhiên của quê nhà. bát canh vẫn hiện diện trong thực đơn hằng ngày nhưng đa dạng và phong phú hơn với nguồn thực phẩm dồi dào từ mọi miền đất nước.
Ẩm thực của ông cha ta thật phong phú và mang tính dung hòa giữa những món ăn. Lúc trẻ thì có muôn vàn món ngon để lựa chọn - món chiên, món xào, món nướng. Khi gió heo may đã về thì trong mỗi bữa ăn nhất định phải có món canh.
Theo truyền thống, con cháu luôn muốn gắp cho ông bà, cha mẹ những món ăn ngon.
Nhưng khổ nỗi, răng người già thường yếu, làm sao mà thưởng thức hết vị ngon của những miếng thịt heo, bò, gà, vịt. Hơn nữa cái sự tiêu hóa của người già không dễ dàng chút nào, gặp thức ăn khó tiêu có khi cứ ậm ạch cả đêm không sao ngủ ngon được.
Bát canh môn nấu với giò heo, thơm ngon hết mực
Thôi thì để dành phần cho ông bà, cha mẹ mình bát vừa dễ nuốt, dễ tiêu vừa mát ruột lại vừa có chất dinh dưỡng bởi chất ngọt từ thịt, cá được hầm nhừ cùng với hương vị của ngũ cốc, rau quả.
Bát canh như một chất xúc tác giúp người già ăn uống ngon miệng và cảm thấy thoải mái hơn sau mỗi bữa ăn đúng như tinh thần: Tì vị trường vạn bệnh tức/ Tì vị uất vạn bệnh sinh - Các cơ quan tiêu hóa khỏe mạnh, mọi thứ bệnh được ngăn chặn, và ngược lại. "Già bát canh" nói lên sự khoa học trong ẩm thực của ông bà mình.
Bây giờ gió heo may đã về, nói theo kiểu bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nên trong mâm cơm dành cho ba mẹ phải luôn có bát canh nhé.
Nước nổi, chỉ với cá linh, bà con miền Tây có canh chua, lẩu mắm, kho lạt, kho tiêu, chiên bột... Cá linh non nấu món gì cũng ngon. Thịt ngọt, mềm, ăn hết đầu và xương. Bữa cơm gia đình của người miền Tây cứ thế xoay vòng những món: canh chua, Lẩu mắm, kho lạt, kho tiêu, chiên bột... chỉ với cá linh, thanh đạm mà đầy hương sắc, ngon bể bụng. Mắm cá kho hủng hỉnh - món ngon nhà nghèo...