Lẩu cà ra Món ăn mùa lạnh được yêu thích ở Quảng Ninh
“Cua tháng ba, cà ra tháng tám”, đến Đông Triều, Quảng Ninh vào dịp này, du khách có dịp thưởng thức đặc sản cà ra sông. Trong đó món lẩu cà ra được yêu thích hơn cả trong ngày đông giá rét.
Lẩu cà ra – Món ăn mùa lạnh được yêu thích ở Quảng Ninh
Cà ra là một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm nhưng có kích thước lớn hơn. Cà ra còn được gọi là cua lông vì đầu ở càng có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có hai càng một to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.
Con cà ra. Ảnh: Tạp chí làng nghề Việt Nam.
“Cua tháng ba, cà ra tháng tám” là câu nói dân gian chỉ mùa của cà ra. Nhưng rộ nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch trở đi, thời gian này con cà ra béo ngậy và thơm ngon nhất. Mùa cà ra ở Đông Triều bắt đầu khi thời tiết chuyển từ thu sang đông và kéo dài đến đầu xuân năm sau.
Cà ra sông. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Cà ra thường làm hang ở chỗ nước sâu, ở cửa cống và có tập tính đi ăn đêm, chúng ăn nhuyễn thể và tôm cá tạp. Do vậy, người dân thả lờ đơm ở ven sông từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau hoặc dùng vợt bắt vào ban đêm.
Video đang HOT
Cà ra chiên lá lốt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Cà ra có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rang me, hấp, om lá lốt, nấu canh… nhưng món ăn độc đáo nhất có lẽ là lẩu cà ra. Nấu lẩu cũng thật đơn giản, rửa sạch, lột mai, con to nhúng lẩu, con nhỏ cho vào xay nhuyễn lọc lấy nước.
Canh mùng tơi cà ra. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Để món lẩu chuẩn vị, việc làm nước lẩu là khâu quan trọng nhất. Cà ra xay hoặc giã xong được lọc kỹ để làm gạch. Khi xay cho một chút muối để gạch cà ra đóng thành tảng. Gia vị cho món lẩu gồm đường, muối, bột ngọt, hành khô, cà chua… đặc biệt phải dùng giấm bỗng tạo vị chua.
Nguyên liệu cho nồi lẩu cà ra. Ảnh: Báo Thái Bình.
Gạch cà ra được đun cho tới khi kết thành mảng rồi vớt ra bát. Sau đó, bắc nồi phi thơm hành khô, cho cà chua vào đảo, rồi thêm giấm tạo thành hỗn hợp sền sệt có mùi thơm. Cho phần nước gạch cà ra vào đun sôi, nêm gia vị vừa miệng.
Nước lẩu vàng óng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Lẩu cà ra không thể thiếu thịt trâu, sườn sụn, đậu rán, hành phi… ăn kèm. Và các loại rau như hoa chuối, tía tô, dọc mùng, mùng tơi… Tuy nhiên, để không làm mất đi vị ngon đặc trưng, nhiều thực khách thường chọn ăn lẩu với các loại rau sống thái nhỏ trộn lẫn và một đĩa bầu nạo sợi.
Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Quây quần bên nồi lẩu. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Trong cái lạnh mùa đông vùng Đông Bắc, thưởng thức nồi lẩu cà ra nóng hổi, béo ngậy có màu vàng đẹp mắt cùng các loại rau xanh sẽ là trải nghiệm ẩm thực khó quên cho du khách khi đến Quảng Ninh. Hãy theo dõi blog iVIVU để tham khảo nhiều bài viết hữu ích cho chuyến đi trọn vẹn!
Tài lồng ệp - Món quà người Quảng Ninh
Tôi biết thứ bánh đó lần đầu tiên vào một dịp tết. Mẹ vợ tôi hỏi có biết bánh tài lồng ệp không, đã được ăn bao giờ chưa.
Nghe cái tên đã thấy ấn tượng. Tôi nói với mẹ là lần đầu tiên nghe thấy tên thứ bánh đó còn nói chi đến sự thưởng thức. 29 tết, mẹ bảo tôi cùng làm bánh với mẹ. Thì ra làm nó cũng không khó lắm. Bột gạo nếp ngào với nước đường hoa mai có pha thoảng chút nước cốt gừng, ngào thật khéo, thật kỹ, sao cho bột bánh dẻo quẹo, quyện, không nhão cũng không khô.
Tên một loại bánh theo cách gọi của người Hạ Long, Quảng Ninh. Người Hải Phòng còn gọi loại bánh này là bánh tổ, hay bánh cấu, bánh xì lồng cấu. Lại có người gọi là bánh tày nồng ệp hay tày nồng ệt hoặc tài nồng ệt. Lại còn có tên mới, rất ấn tượng: Bánh tài lộc. Bánh là của dân tộc nào? Cũng không rõ. Người bảo của dân tộc Sán Dìu. Người bảo của dân tộc Kinh - là "đặc sản của quê mình", người bảo của dân tộc Hoa...
Bánh tài lồng ệp bán ở hàng quà chợ Cửa Ông
Không phải người Quảng Ninh, chỉ là chàng rể, nên những gì về bánh tài lồng ệp với tôi ấn tượng khó phai mờ.
Tôi biết thứ bánh đó lần đầu tiên vào một dịp tết. Mẹ vợ tôi hỏi có biết bánh tài lồng ệp không, đã được ăn bao giờ chưa. Nghe cái tên đã thấy ấn tượng. Tôi nói với mẹ là lần đầu tiên nghe thấy tên thứ bánh đó còn nói chi đến sự thưởng thức. 29 tết, mẹ bảo tôi cùng làm bánh với mẹ. Thì ra làm nó cũng không khó lắm. Bột gạo nếp ngào với nước đường hoa mai (mẹ bảo, thường người ta làm với đường phên, nhưng nhà sẵn có đường hoa mai thì làm từ đường hoa mai cũng được) có pha thoảng chút nước cốt gừng, ngào thật khéo, thật kỹ, sao cho bột bánh dẻo quẹo, quyện, không nhão cũng không khô. Sau đó mẹ lấy lá chuối tươi, hơ lửa cho héo, lót vào một cái rế rồi đổ bột bánh đã ngào vào đó. Vì nhà đông người, tôi nhớ, cái bánh thật to, có lẽ tới 3-4 kg bột ngào, gần đầy cái rế to đùng đó. Mẹ cho rế bánh vào một cái nồi cỡ lớn đem hấp.
Rất lâu, cứ như là luộc bánh chưng vậy. Khi gần chín thì mẹ rắc lên mặt bánh những ngãy lạc rang chín vàng đã xát hết vỏ lụa. Bánh chín, mẹ nhấc ra, để cho thật nguội rồi lấy một cái đĩa sắt lớn đổ lật úp bánh trong khuôn ra. Bánh sậm màu nâu non, mịn, trong như hổ phách, thoảng nhẹ hương thơm của gừng, nhìn thật sướng mắt. Mẹ cắt cho tôi ăn thử. Nó dẻo, ngọt mát. Mẹ hỏi: Sao? Tôi bảo: Con có thể ăn no được. Mẹ cười. Tôi bảo: Quê con cũng có thứ bánh na ná như thế này, gọi là bánh mật. Nhưng hơi khác: Bột bánh pha lẫn giữa bột nếp và bột tẻ, ngào với mật (mía) xong thì cho vào lá chuối khô gói, xoắn hai đầu, đem hấp; cái bánh chín bóc ra trông như quả muỗm, ăn ngọt, mát và giòn. Tôi hỏi mẹ sao bánh lại có cái tên là lạ là tài lồng ệp. Mẹ bảo cũng không biết, có thể là tên do người Hoa (trước đây sống nhiều ở Quảng Ninh) gọi như thế.
Nhớ một lần đến nhà người bạn vong niên, gặp người anh rể của chủ nhà đến chơi, năm ấy ông đã tám mươi tư tuổi. Ông bảo, mai nhà anh Chung (tên chủ nhà) có giỗ, chẳng biết mua gì gửi thắp hương, làm cái bánh tài lồng ệp gửi đến. Cái bánh làm nhỏ, bằng cái đĩa, cũng áng chừng khoảng 1 kg.
Thì ra thứ bánh tài lồng ệp còn là thứ bánh để cúng. Đúng là như vậy. Và đây lại là một khía cạnh khác khi thưởng thức loại bánh này.
Quê tôi (Hoà Bình) bây giờ thì khác, nhưng trước đây tết đến nhà nào cũng làm nhiều bánh, nhiều thứ bánh. Trong đó làm nhiều là bánh chưng tày và bánh gai. Bánh chưng vuông làm chừng 5-7 cặp thì bánh chưng tày phải làm vài ba chục chiếc. Bánh gai cũng phải làm lưng thúng. Vừa là để thắp hương, vừa là để ăn tết, song cũng còn là quà để đem đi biếu họ tộc. Bánh chưng tày treo đầy trong gian bếp, trông như những cái giò nạc. Và tất nhiên, làm nhiều như thế khó mà ăn hết trong dịp tết. Đấy mới là điều quan trọng. Sau khi tết qua, ra giêng đi cỏ lúa về, rét, đói, ngồi quanh đống lửa, mới bóc cái bánh chưng tày ra, nó đã lại gạo, lõi đã hơi cứng, dùng lạt giang của bánh cắt thành những khoanh tròn thả vào chảo mỡ đã đun nóng già trên bếp rán vàng hai mặt, lúc ấy thưởng thức mới thấm thía hết sự ngon ngọt của bánh chưng. Bánh gai thì không rán mà bóc ra cặp gắp nướng, nó chín phồng lên, ăn ngon cũng thật khó tả.
Thì nay tài lồng ệp cũng có cách ăn tương tự. Sau tết đã đến lúc thèm ăn, mới lấy cái bánh tài lồng ệp trên bàn thờ xuống cắt ra thành miếng rồi đem nướng hay rán...
Tài lồng ệp còn là thứ bánh cắt ra mời khách khi họ đến thăm hỏi, uống nước chè và... thưởng thức - một thứ quà sang trọng.
Kể thì cũng vật đổi sao dời. Bánh trái bây giờ nhiều quá, nhiều thứ quá, ê hề. Hỏi không ít những đứa trẻ ở Thành phố Hạ Long về bánh tài lồng ệp, chúng cứ tròn mắt lên không biết thứ bánh đó là bánh gì. Thế mới thật là vui: Hồi tết nọ lũ trẻ hàng xóm cạnh nhà tôi đi vãng cảnh đền Cửa Ông, về gặp, tôi hỏi đền Cửa Ông hôm nay có đông vui không. Chúng rối rít khoe nào là người chen chật cứng, nào là khói hương nghi ngút và nhất là được ăn bánh tài lộc. Bánh tài lộc? Là bánh gì? Tôi hỏi chúng ai cho và hình thù nó thế nào. Chúng bảo phải mua và người ta bán. Một đứa nhanh nhẹn chìa cho tôi xem: Cháu mang về một cái, nó đây, ông này! Tôi cầm lên xem, không nhịn được phá lên cười: Ôi! Bánh tài lộc! Nó là miếng bánh t-à-i-l-ồ-n-g-ệ-p!
Sản vật tên lạ, chế biến kỳ công thành món ăn trứ danh ở Quảng Ninh Để có được tô bún thơm ngon đúng điệu, người Quảng Ninh phải tỉ mỉ chọn lựa nguyên liệu, sơ chế kỳ công loài sản vật địa phương, tạo cho món ăn sự hấp dẫn cả về hương vị lẫn hình thức. Quảng Ninh không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan tuyệt đẹp mà còn sở hữu ẩm thực...