Lẩu cá bông lau – đặc sản miền Tây
Sài Gòn có “đủ mặt anh hào” lẩu: lẩu rắn, lẩu thập cẩm, lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu đuôi bò,… và vô số các loại lẩu chế biến từ cá.
Một trong những món lẩu được dân sành ăn ưa thích là lẩu cá bông lau ngọt thanh.
Lẩu cá bông lau là “sản phẩm” của miền Tây Nam bộ, quê hương của các loài tôm cá và những lọai rau đồng đất.
Lẩu cá bông lau
Lẩu cá bông lau hấp dẫn nhờ vị ngọt rất thanh đậm hương trời đất của miền sông nước. Thịt cá chắc, không tanh, khi thấm vị chua của me, vị ngọt của nước dừa tươi lại càng thêm đặc sắc.
Ăn lẩu cá bông lau mà thiếu các lọai rau của miền sông nước thì xem như nồi lẩu mất đi đến 80% giá trị. Dân miền Tây thật “khôn” khi tận dụng tất cả tinh túy của thiên nhiên cho món ăn của mình. Các loại rau dùng với lẩu cá bông lau có nguồn gốc từ đồng đất quê nhà: bông so đũa trắng và hồng tím, bông súng, rau đắng, vòi voi, bông điên điển, bắp chuối bào, rau dừa nước…
Bông so đũa và điên điển, những lọai rau đặc trưng miền Tây Nam bộ
Lẩu cá bông lau có màu nước trong hơi ánh vàng của me, ngọt thanh vị cá và dừa tươi, hơi chua nhẹ nhưng không gắt. Quây quần bên bàn ăn với lẩu cá nghi ngút khói, dĩa bún trắng tươi, dĩa rau xanh mát màu dừa nước, vàng bông điên điển bên so đũa trắng, hồng… bữa ăn cuối tuần của gia đình thêm hương vị mới với cảm giác đang cùng lênh đênh ngắm cảnh và người trên sông nước Cửu Long.
Cách chế biến lẩu cá bông lau (dành cho 6 người ăn)
1. Nguyên liệu:
* Cá và gia vị:
- Cá bông lau tươi: nguyên con lọai 1kg
Video đang HOT
- Dừa tươi: 3 trái
- Me chín: một vắt nhỏ bằng nửa nắm tay
- Hành tím băm nhuyễn: 2 muỗng cà phê
- Nước mắm: 4 muỗng canh
- Muối: 2 muỗng cà phê
- Bột ngọt hoặc bột nêm: 2 muỗng cà phê
- Đường cát: 3 muỗng canh
- Ớt trái: tùy khẩu vị ăn cay nhiều hay ít
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
* Rau ăn kèm và bún:
- Bún tươi: 2 dĩa nhỏ
- Cà chua: 3 trái
- Các lọai rau gồm: bông so đũa, bông súng, bông điên điển, vòi voi, rau đắng, bắp chuối bào, rau dừa nước, rau muống, đậu bắp…
- Rau nêm gồm ngò gai, ngò ôm.
2. Thực hiện:
Chuẩn bị:
- Rửa sạch cá với chút muối. Khứa thành từng lát dày 40cm. Ướp cá với 1 muỗng canh nước mắm ngon, hành tím, một ít bột ngọt.
- Nấu nước me: cho ít nước vào nồi, đun sôi và cho me vào. Dầm me và lược lấy nước cốt.
- Xắc ớt thành lát mỏng.
- Xắc cà chua thành 4 miếng/trái.
- Ngò gai, rau ôm rửa sạch, xắc nhỏ.
- Ngâm các loại rau trong nước muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Chế biến:
- Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng già thì bỏ cá vào chiên sơ.
- Nước dừa, nước cốt me cho chung vào nồi (thêm nước lạnh nếu muốn dùng nhiều nước), đun đến sôi thì cho cá vào. Nêm nước mắm, bột ngọt, đường cát cho vừa ăn. Hớt bọt để nước lẩu trong. Lẩu sôi 10 phút là được.
Trình bày:
- Đặt nồi lẩu giữa bàn ăn.
- Xếp các lọai rau và bún vào dĩa, bày hai bên nồi lẩu.
- Cho cà chua, rau nêm vào nồi.
- Gắp cá ra dĩa có chút nước mắm, ớt lát.
- Ăn cá kèm bún, rau trụng với nước lẩu. Nếu nhạt thêm chút nước mắm cho đậm đà.
Mách nhỏ:
- Nếu không thích nước dừa, bạn có thể dùng xương heo hay đầu gà để nước dùng thêm ngọt.
- Nếu không có các loại rau đặc trưng của miền Tây Nam bộ, bạn có thể thay bằng rau bạc hà, rau muống, cần nước… món lẩu vẫn rất hấp dẫn.
Đặc sản cá lóc nướng trui của Cà Mau
Có mặt tại hầu hết các nhà hàng đặc sản miền Tây, cá lóc nướng trui Cà Mau là một món ăn đặc biệt hút hồn bất cứ du khách nào khi đến đây.
Cá lóc nướng trui
Nhờ thiên nhiên ưu ái mà vùng đất Nam Bộ bao đời nay đã nổi tiếng với muôn vàn món ăn dân dã, đậm bản sắc riêng. Trong đó, không thể bỏ qua món cá lóc nướng trui vốn có lịch sử lâu đời, món ăn làm không chút cầu kỳ nhưng vị ngon thì khó cưỡng.
Cá lóc là loài cá thịt ngon, ít xương và nhiều đạm trong các loại cá đồng, đặc biệt khi bắt từ dưới ruộng lên thịt cá lóc ngọt và chắc hơn so với cá nuôi. Cá ngon nhất vào mùa mưa, lúc đó cá đầy bụng trứng.
Cá lóc nướng trui được ăn kèm với các loại rau sống và mắm nêm (Ảnh: themanfallscreek)
Cá lóc được đánh bắt dưới sông hay sau những buổi làm đồng, ngăn lạch được người dân rửa sạch, dùng que tre xiên từ đầu đến đuôi rồi vùi trong đống rơm khô cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, người ta chỉ cần cạo lớp vẩy đã cháy xém để thưởng thức lớp thịt trằng lộ ra thơm phức. Từ một món ăn dân dã của người dân đồng ruộng Cà Mau giờ đã vào các nhà hàng, quán ăn và trở thành đặc sản.
Vịt kho khổ qua đặc sản miền Tây ai ăn cũng thích Món vịt kho khổ qua là một món đặc sản của miền Tây. Bỏ túi ngay cách làm món vịt kho khổ qua lạ miệng, hấp dẫn mà ai ăn cũng sẽ thích qua bài viết sau đây. Thịt vịt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có chất thịt mềm và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hôm nay...