Lật xe khách ở Hòa Bình, khiến hàng loạt người nước ngoài phải đi cấp cứu
Lật xe khách ở Hòa Bình, 15 người nước ngoài phải đi cấp cứu
Cả 2 ô tô trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn khiến 15 người nước ngoài bị thương phải đi cấp cứu ở Hòa Bình xảy ra vào chiều tối 4/11 đều còn hạn kiểm định.
Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả 2 ô tô trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên hoàn khiến 15 người nước ngoài bị thương ở Hòa Bình xảy ra vào chiều tối 4/11 đều còn hạn kiểm định.
Hiện trường xảy ra vụ việc. Ảnh: M.Đ.
Trước đó, vào khoảng 17h30 ngày 4/11, xe ô tô khách BKS 18B-021.70 (biển số nền vàng) do ông Dương Đình Hùng (sinh năm 1967, ở Hoài Đức, Hà Nội) cầm lái trên quốc lộ 6 hướng Hà Nội – Sơn La. Trên xe lúc này chở 44 người với 42 người quốc tịch nước ngoài và 2 người Việt Nam.
Khi tới Km 131 quốc lộ 6 (xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, Hòa Bình), xe khách va chạm với ô tô con BKS 29A-612.23T do anh Ngô Viết Huynh (sinh năm 1967, quê Quỳnh Phụ, Thái Bình) điều khiển hướng ngược lại (trên xe con có 3 người) và một xe máy. Sau va chạm, xe khách lật ngang, chắn giữa đường.
Video đang HOT
Theo báo cáo của lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình, vụ tai nạn làm 20 người bị thương được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu điều trị trong đó có 15 người nước ngoài, 5 người Việt Nam. Đồng thời, một số du khách nước ngoài khác bị thương nhẹ, được sơ cứu tại chỗ.
Trước đó, theo báo cáo nhanh từ Phòng Quản lý Đường bộ I.1 (Cục Đường bộ Việt Nam), chiếc xe khách có dấu hiệu mất phanh trước khi xảy ra sự cố. Thời điểm này họ ghi nhận khoảng 40 người bị thương ở các mức độ khác nhau tại hiện trường.
Hiện nguyên nhân vụ TNGT đang được điều tra làm rõ.
Rà soát từ điều tra của Tuổi Trẻ: Có xe hút hầm cầu 10 tháng chỉ xử lý chất thải 4 lần
Hai công ty xử lý bùn thải của TP.HCM đã cung cấp bằng chứng về việc các xe hút hầm cầu vào nhà máy xử lý bùn thải mà báo Tuổi Trẻ điều tra.
Bất ngờ khi có xe 10 tháng chỉ đi xử lý 4 lần nhưng lại cả chục địa điểm chỉ trong vài ngày.
Xe của "giám đốc Thành" ba lần liên tục vào Công ty Long Huei để hút hầm (đều cùng bồn và xe mang biển số 51D-81921) - Ảnh: CHÂU TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 4-11, đại diện Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình (1 trong 2 đơn vị xử lý bùn thải tại TP.HCM) cho biết thông tin trên.
Đối với các xe trong loạt điều tra của báo Tuổi Trẻ, qua trích xuất hệ thống quản lý của công ty cho thấy: Xe có biển số 50H - 057.71 của Công ty TNHH vệ sinh môi trường số 1 Sài Gòn, trong 10 tháng năm 2022 chỉ vào 3 lần (tháng 1, 6 và 7) để xử lý chất thải. Lúc trước công ty này ký hợp đồng với Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình nhưng sau đó không ký nữa.
Đối với hai xe Công ty TNHH Công Nghệ Sài Gòn Group của ông Nguyễn Văn Thành thì xe có biển số 50E - 204.32 trong 10 tháng chỉ đến Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường đô thị Hòa Bình để xử lý chất thải 6 chuyến (vào các tháng 5, 7, 8 ,9, 10). Còn xe biển số 51D - 819.21 vào 5 chuyến (vào tháng 7, 8, 9, 10).
Xe của "giám đốc Thành" núp tại con hẻm trên đường Chu Văn An (Bình Dương), một lúc sau vào Công ty Long Huei tiếp tục hút - Ảnh: CHÂU TUẤN
Xe biển số 29H - 831.49 của Nguyễn Bá Đạt thì không về xử lý chuyến nào và cũng không đăng ký. Xe biển số 61C - 020.93 của Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt đăng ký vào Công ty TNHH MTV Vệ Sinh Công Nghiệp Đô Thành trong năm 2022 nhưng cũng không về chuyến nào.
"Việc các xe đăng ký nhưng không vào thì công ty không có chức năng xử lý. Về quy định, các công ty hút hầm cầu phải về thường xuyên mới tái ký hợp đồng. Trường hợp đăng ký mà không về đổ thì sẽ không ký hợp đồng vào năm tiếp theo. Qua theo dõi, vẫn có tình trạng một số xe đăng ký nhưng nguyên năm không về và chúng tôi cũng không biết họ đi đâu", vị này cho biết.
Còn Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh cho biết theo thông tin nhà máy trích xuất, ba tháng gần nhất, xe biển số 29H - 831.49 của Nguyễn Bá Đạt có vào xử lý 2 chuyến, xe 50H - 057.71 chỉ vào 1 chuyến.
Các xe còn lại của Công ty TNHH Công Nghệ Sài Gòn Group do ông Nguyễn Văn Thành đứng tên và Công ty vệ sinh môi trường Tiến Đạt, nhà máy không có thông tin cũng như xe không về nhà máy.
Trước đó, loạt bài điều tra của Tuổi Trẻ "từ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu" đã phản ánh chiêu trò lừa đảo của các công ty môi trường - hút hầm cầu.
Một ngày, các xe hút chất thải ở hàng chục địa điểm với lượng chất thải rất lớn nhưng bồn xe không bao giờ đầy bởi họ hút từ nhà này đổ sang nhà khác, thậm chí đổ thẳng ra môi trường như xe của ông Nguyễn Văn Thành; hoặc dùng chiêu nâng khống lượng chất thải đã hút để lấy tiền của chủ nhà...
Từ phản ánh của Tuổi Trẻ, ngày 2-11, UBND phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức phối hợp Công an TP Thủ Đức đến kiểm tra tại khu đất trống ở đường Kha Vạn Cân (nơi xe hút hầm cầu của Công ty TNHH công nghệ Sài Gòn Group đổ bậy).
Quá trình kiểm tra cho thấy tại khu vực nhà bỏ hoang (thuộc khu đất trên) có lớp bùn sình (dạng lỏng) nghi là chất thải từ hầm cầu. Trong những ngày tới, UBND phường tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn để điều tra, tính toán khối lượng chất thải đã bị đổ bậy ra môi trường, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Từ năm 2023, người học lái xe bắt buộc phải luyện tập trên cabin ảo Bộ GTVT không đồng ý với kiến nghị của Cục Đường bộ Việt Nam về việc lùi thời hạn áp dụng cabin điện tử mà giữ nguyên theo lộ trình. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ về việc áp dụng cabin điện tử trong đào tạo, sát hạch lái xe. Theo đó, Bộ GTVT không đồng ý với kiến...