Lật tảng đá, chuyên gia thấy “vật thể lạ” dưới mặt đất đất: Bảo vật 3.200 năm tuổi nguyên vẹn đáng kinh ngạc
Vật thể lạ này có từ thời Đồ Đồng.
Phát hiện của hai nhà khảo cổ Jaume Deya và Pablo Galera đã gây sự chú ý rộng rãi trong giới nghiên cứu và công chúng yêu thích lịch sử. Khi đang chuẩn bị biến khu khảo cổ Talaiot del Serral de ses Abelles, nằm ở Puigpunyent trên đảo Majorca, Tây Ban Nha thành bảo tàng, họ đã tình cờ phát hiện ra thanh kiếm thời Đồ Đồng từ 3.200 năm trước. Việc này diễn ra vào ngày 18/9/2019 và được đưa tin bởi Ancient Origins.
Thanh kiếm được tìm thấy dưới một tảng đá lớn, mà khi được dịch chuyển, lập tức tiết lộ vị trí của mình. Mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm, thanh kiếm vẫn còn nguyên vẹn đến mức đáng kinh ngạc, chỉ trừ một phần lưỡi bị gãy. Điều này gợi ý rằng có thể người xưa đã cố ý chôn cất nó tại đây. Vị trí cụ thể của phát hiện cũng khiến nhiều người tin rằng thanh kiếm có thể là đồ cúng tế của một gia đình quý tộc trong quá khứ, bởi nó được tìm thấy tại một địa điểm có thể từng là nơi thực hiện nghi lễ tôn giáo, hoặc là nơi dùng để phòng thủ.
Thanh kiếm cổ 3.200 năm tuổi được tìm thấy nguyên vẹn dưới đá. (Ảnh: Ancient Origins)
Puigpunyent là địa điểm có nhiều công trình bằng cự thạch từ năm 1000-6000 trước Công nguyên, xây dựng bởi cộng đồng Tailiotic. Nhà khảo cổ Guillem Rossello Bordoy là người đầu tiên khai quật những công trình này vào những năm 1950. Tuy nhiên, ngay cả khi khu vực này đã được khai quật kỹ lưỡng trong nhiều năm và từng bị cướp phá, việc phát hiện thanh kiếm vẫn là một sự ngạc nhiên lớn cho cả hai nhà nghiên cứu.
Video đang HOT
Các nhà khoa học hiện đang tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng đối với thanh kiếm, mong muốn thu thập thêm thông tin về nền văn minh Talaiotic qua đó. Họ hy vọng sẽ tìm hiểu được nguồn gốc và vai trò của thanh kiếm trong nền văn hóa đó, cũng như xác định liệu vũ khí có phải chỉ được sử dụng trong mục đích cúng tế hay không.
Bảo tàng Majorca dự định sẽ trưng bày thanh kiếm cổ này, như một cách để công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng một phần của lịch sử giàu có và huyền bí của đảo Majorca. Thông qua việc trưng bày, bảo tàng hy vọng sẽ mở ra những hiểu biết mới về quá khứ cũng như truyền cảm hứng cho những nghiên cứu tiếp theo.
'Ngôi nhà đá' Ả Rập 13.000 tuổi viết lại lịch sử
Các cuộc khai quật ở 30 di chỉ trên khắp tiểu vương quốc Fujairah cho thấy một bức tranh khác về vùng Ả Rập cuối kỷ băng hà.
Fujairah là một trong các tiểu vương quốc hợp thành Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), một miền đất từng bị cho là không có người ở cho đến 7.000 năm trước.
Thế nhưng, một cuộc khảo cổ lớn vừa diễn ra đã làm thay đổi lịch sử.
Một cuộc khai quật tại Jabal Kaf Addor - Ảnh: Cơ quan Du lịch và Cổ vật Fujairah - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Theo Ancient Origins, Tập đoàn Tài nguyên thiên nhiên Fujairah, hợp tác với các chuyên gia quốc tế, đã xác định được hơn 30 di chỉ có đặc điểm địa chất quan trọng, cho thấy sự tồn tại của một cộng đồng lớn vào chính thời điểm mà người ta cho rằng Fujairah không ai sống nổi.
Các di chỉ tạo thành một khu định cư lớn gọi là Jabal Kaf Addor, nơi các dạng nhà sơ khai được xây nên bởi nguyên liệu đá vôi chất lượng cao trong khu vực.
Nơi trú ẩn đá này mang lại khả năng tiếp cận nhiều cảnh quan khác nhau, bao gồm đồng bằng nội địa, chân đồi phía Tây của dãy núi Al Hajar và các dòng kênh gần đó.
Có tới 3 lớp trầm tích chứa các công cụ bằng đá, xương động vật và lò sưởi được phát hiện tại các di chỉ, cho thấy con người đã sống ở đây từ 13.000 đến 7.500 năm trước, theo GDN Online.
Trước đây, cũng có giả thuyết cho rằng khu vực này có thể từng có người ở, nhưng là những người rất cổ đại, đã rời đi hết trong Cực đại băng hà cuối cùng (khoảng 20.000 năm trước), thậm chí là trước đó, trong một giai đoạn khô hạn kéo dài tới 6.000 năm.
Khoảng 10.500 năm trước, khu vực này bắt đầu dần trở nên ẩm ướt hơn trong hàng ngàn năm do sự thay đổi trong sự cân bằng giữa hai hệ thống khí hậu.
Fujairah hiện nay nằm ở vị trí giao thoa giữa các vùng Tây vĩ độ trung bình, nơi mang theo mưa mùa đông và gió Shamal mùa hè nóng nực, cũng như gió mùa mùa hè từ Ấn Độ Dương.
Cùng với một số bằng chứng khác, người ta nghĩ rằng khoảng 7.000 năm trước, con người mới thực sự bắt đầu định cư vĩnh viễn ở đây.
Nhưng các bằng chứng nói trên cho thấy bất chấp điều kiện khắc nghiệt của 13.000 năm trước - thời điểm thế giới còn chìm trong kỷ băng hà lạnh, khô - con người vẫn lựa chọn trú ẩn nơi miền đất Ả Rập này.
Đó là một dấu mốc quan trọng, nhất là giai đoạn của khu định cư lại trùng khớp với thời gian nông nghiệp bắt đầu phát triển trong khu vực.
Vùng Cận Đông - bao gồm các quốc gia trên bán đảo Ả Rập - được cho là nơi văn minh nông nghiệp phát triển đầu tiên trên thế giới, khoảng 12.000 năm trước, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.
Trong khi đó, sự tan rã của các dải băng Bắc bán cầu chỉ bắt đầu diễn ra khoảng 11.700 năm trước và cho đến hơn 10.000 năm trước, kỷ băng hà mới kết thúc.
Bí ẩn cổ mộ 2.000 năm bên đường, có đôi "bò thần" trấn giữ Ngôi mộ đặc biệt đường tìm thấy bên đường cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc quần thể cổ mộ bí ẩn gọi là Turuş Rock ở thành phố cổ Tharsa. Theo Ancient Origins, quần thể cổ mộ Turuş Rock được xây dựng rất công phu bằng cách chạm khắc vào nền đá, tạo nên một không gian ngầm bên dưới. Để bước...