Lắt léo chữ nghĩa: Báo cô & bảo kê
Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên đã ghi nhận mục báo cô nhưng chỉ ghi chú chữ Hán cho mục này là [á77;] chứ không giảng mà lại chuyển chú đến mục ăn báo cô.
Còn ăn báo cô thì được giảng là “ăn hại, ăn bám người khác mà chẳng giúp ích được gì”.
Dĩ nhiên là cái nghĩa này đã được giảng đúng, nhưng đây chỉ là nghĩa hiện hành, có phần ngược với nghĩa gốc là đằng khác.
Video đang HOT
Báo cô là bảo cô bị nói trại đi còn bảo cô [Ì45;] là hai chữ Hán dùng để chỉ một điều luật thời xưa của Trung Quốc, đại khái là kẻ hành hung gây thương tích cho người bị hại phải nuôi người này trong một thời gian quy định rồi tùy theo mức độ hồi phục của nạn nhân mà xử tội, nếu chưa đến kỳ hạn mà nạn nhân tử vong thì kẻ gây án sẽ bị kết tội giết người. Bảo [Ì45;] có nghĩa là “giữ gìn; nuôi dưỡng; nhận lấy trách nhiệm” còn cô [] là “tội lỗi” cho nên bảo cô có nghĩa gốc là “tội phải nhận nuôi dưỡng [ai đó]“.
Bảo cô đã bị từ nguyên dân gian thay thanh đổi nghĩa thành báo cô mà hiểu báo như trong báo cơm, báo đời, báo hại. Nhưng với sự lệch thanh lạc nghĩa này, hai tiếng báo cô đã được thói quen ngôn ngữ “bảo kê” để ngang nhiên tồn tại. Với cái nghĩa này, nó đã được tác giả của mục từ hữu quan trong Từ điển tiếng Việt chú thích bằng hai chữ Hán [á77;] nhưng đây là một việc làm sai trái vì [á77;] chẳng những không phải là một từ tổ cố định của tiếng Hán mà cũng không thấy xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của dân Trung Quốc.
Bảo [Ì45;] trong bảo cô [Ì45;] có một điệp thức quen thuộc và thông dụng là bầu, như trong: – bầu cử bảo cử, có nghĩa là đề cử một người mà mình tin ở năng lực vào một chức vụ nhất định và chịu trách nhiệm về sự đề cử đó; – ông/bà bầu , có nghĩa là người chịu trách nhiệm bảo lãnh cho một người nào đó. Bảo chủcòn có một danh ngữ đồng nghĩa là bảo gia [Ì45;ê78;], mà âm Triều Châu (Trung Quốc) là pổ kê. Âm này đã đi vào tiếng Việt miền Nam (miền Tây Nam bộ có rất nhiều người gốc Triều Châu sinh sống) thành bảo kê, vốn có sắc thái trung hòa nhưng nay lại thông dụng với sắc thái xấu nghĩa (pejorative) để chỉ hành động bảo vệ hoặc dung túng cho những hoạt động bất hợp pháp. Tầm-nguyên tự-điển Việt-Namcủa Lê-Ngọc-Trụ (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993, ảnh) ghi âm Triều Châu của hai chữ [Ì45;ê78;] theo chữ quốc ngữ là “bo kê” (tr. 470) nhưng phương ngữ này của tiếng Hán chỉ có P chứ không có B.
Còn chữ báo [á77;] trong báo cô [á77;] của Từ điển tiếng Việt thì có nghĩa là nói cho biết, kể lại cho biết (bên cạnh những nghĩa khác). Với cái nghĩa này, nó đã được tập quán ngôn ngữ của người Việt biến đổi từ thanh điệu 5 (dấu sắc) sang thanh điệu 4 (dấu hỏi) thành bảo, như trong bảo ban, dạy bảo… Bảo có một điệp thức là biểu, thông dụng trong tiếng Việt miền Nam.
Theo Thanh Niên
Lắt léo chữ nghĩa: 'Kỳ cục' là gì?
Ngoài Bắc nói kỳ quặc, trong Nam nói kỳ cục. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng kỳ quặc là "kỳ lạ đến mức trái hẳn lẽ thường, khó hiểu". Còn kỳ cục thì sao?
Từ điển phương ngữ Nam bộ do Nguyễn Văn Ái chủ biên giảng là "kỳ lạ, vô cùng, hết sức, tuyệt". Thế là quyển từ điển này chỉ lấy có phần ngọn mà bỏ hẳn phần gốc trong cấu trúc ngữ nghĩa của hai tiếng kỳ cục.
Nói về xuất phát điểm của nó thì dân Nam kỳ dùng hai tiếng kỳ cục để chê chứ đâu có phải để khen. Ta hãy xem Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức giảng thế nào. Là: "Lạ đời ngộ-nghĩnh - Chướng đời khó coi". Tuy không kỳ cục nhưng lại giảng ngược "quy trình". Lẽ ra phải là: "Chướng đời khó coi - Lạ đời ngộ-nghĩnh". "Quy trình" là chê trước khen sau. Cái nghĩa "vô cùng, hết sức, tuyệt" của Từ điển phương ngữ Nam bộ còn có thể thấy với những từ/ngữ "chê trước khen sau" như: dễ sợ, dữ, ghê... Thấy mà ghê thì đúng là chê nhưng Đẹp ghê thì hết chê. Tự-điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai-Trí đã giảng đúng boong cái nghĩa gốc - và cũng chỉ giảng có cái nghĩa này mà thôi - của hai tiếng kỳ cục: Khác thường một cách lố bịch. Vậy, nếu quay về với nghĩa gốc của nó, thì kỳ cục trong Nam là kỳ quặc ngoài Bắc.
Nhưng đâu là xuất xứ của hai tiếng kỳ cục? Đây là một cấu trúc đẳng lập tiếng Hán gồm hai thành tố kỳ [] và cục [ì16;]. Kỳ là lạ, hiếm thấy còn cục là cong, hẹp, quanh co. Vì vậy nên kỳ cục [ì16;] thường được giảng là "tân kỳ khúc chiết" [], tức "mới lạ, lắt léo". Cấu trúc đẳng lập này có một danh ngữ đồng âm mà chữ Hán là [ì16;]. Hai chữ Hán ( kỳ cục) này vốn có nghĩa là bàn cờ, tức kỳ bàn [] nhưng ngày nay thường được hiểu là cái thế trận, cái nước đi của hai đối thủ trên bàn cờ. Vì vậy nên người ta đã chơi chữ mà tạo ra cái cấu trúc Chủ - Vị (nhận định, tường thuật) thú vị là kỳ cục kỳ cục [ì16;ì16;] để khen cái nước đi mới lạ, lắt léo, khó đối phó trên bàn cờ. Khốn nỗi dân Việt miền Nam lại không biết được cái nghĩa gốc chính xác của hai tiếng kỳ cục nên lại dùng nó để chê cái mới mà không hay, cái lạ mà lại tệ, nghĩa là đã xài nó theo cái nghĩa đã cho trong Tự-điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai-Trí.
Đó là hệ quả của từ nguyên dân gian (folk etymology). Vì chỉ hiểu kỳ cục một cách chung chung mà không biết nghĩa gốc của nó trong tiếng Hán là gì nên người ta đã đánh đồng chữ cục của nó với cục trong cục cằn, cục mịch, cục súc..., mà xài hai tiếng đó theo cái nghĩa "chướng đời khó coi" (Lê Văn Đức), "khác thường một cách lố bịch" (Ban Tu thư Khai-Trí). Phải nói thẳng rằng nhiều khi diễn tiến ngữ nghĩa của một số từ, ngữ đã đi theo một lộ trình kỳ cục chỉ vì sự không biết chữ.
Theo thanhnien
Hà Anh Tuấn: "Tiếng Anh giúp tôi thấy mình nhỏ bé như thế nào khi ra thế giới" Với khả năng nói thành thạo 2 thứ tiếng Anh và Đức, ca sĩ Hà Anh Tuấn cho rằng dù tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào, cuối cùng cũng không phải chỉ là từ ngữ được học trong từ điển. Nam ca sĩ khẳng định: "Ngôn ngữ không chỉ là công cụ mà còn là văn hóa". Tiếng Anh có một...