Laptop lai máy tính bảng Dell Inspiron Mini Duo về VN
Chiếc máy tính với màn hình xoay đang được bộ phận kỹ thuật của Dell tại Việt Nam thử nghiệm trước khi tung ra thị trường. Giá bán vẫn chưa được công bố.
Mini Duo có thiết kế bên ngoài như các dòng laptop khác, kích thước 285,0 x 194,5 x 26,2 mm, nặng khoảng 1,54 kg.
Máy được trang bị hai cổng USB, giắc cắm tai nghe 3,3 mm, loa ngoài nằm cạnh dưới máy, cùng các chuẩn kết nối Wi-Fi, Bluetooth, dùng pin “smart” Lithium-ion 4 cell.
Người dùng có thể sử dụng Mini Duo như một chiếc laptop bình thường.
Điểm độc đáo của chiếc máy tính này là màn hình có thể xoay 180 độ và gập lại sát với bàn phím tạo thành một chiếc máy tính bảng. Trên phần khung cố định màn hình được tích hợp một webcam 1.3 megapixel và microphone.
Màn hình xoay rất linh hoạt.
Dell Mini Duo dùng màn hình cảm ứng 10.1 inch TFT (1366×768 px), chip xử lý Intel Atom Pineview (Dual Core), RAM 2 GB, ổ cứng SATA 320 GB, chạy hệ điều hành Windows 7 Home Premium.
Video đang HOT
Có thể gập lại dùng như một khung hình, hoặc trở thành màn hình xem phim, lướt web.
Màn hình xoay và được gập lại tạo thành một chiếc máy tính bảng màn hình cảm ứng. Các icon trên màn hình giao diện chính có thể tùy chỉnh và thay đổi vị trí bằng cách kéo và thả trực tiếp trên màn hình.
Tuy nhiên so với các dòng máy tính bảng khác thì Mini Duo khá nặng và hơi dày. Ngoài bàn phím vật lý, máy còn hỗ trợ thêm bàn phím ảo.
Giao diện các ứng dụng giải trí. Màn hình cảm ứng đa điểm sử dụng thoải mái và nhạy. Máy có nhược điểm là hình ảnh chỉ thể hiện rõ ở vị trí chính diện, còn từ cạnh bên hơi mờ.
Tích hợp nhiều ứng dụng giải trí. Trong ảnh là phần mềm hội họa trực tiếp bằng cách chạm trên màn hình.
Hỗ trợ tốt chơi game 3D.
Theo VNExpress
Hậu iPad 2: Apple đã "dạy" cho Google một bài học về kinh doanh?
Tất cả những gì chúng ta có thể nhận định tính đến thời điểm này là Apple đang thống trị thị trường tablet. Đây quả thực là tin vui đối với các fan yêu iPad, nhưng nhìn về góc độ thị trường, sự xuất hiện của một kẻ thống trị luôn là thiệt thòi đối với người tiêu dùng.
Sự kiện 2/3 vừa qua của Apple đã đánh tan mọi nghi ngờ về sự xuất hiện của iPad 2, với những thay đổi đáng kể như trang bị 2 camera, câu hinh manh me và hệ điều hành cải tiến. Có thể nói, "Quả táo cắn dở" đã cực kì khôn khéo khi công bố iPad 2 vào thời điểm 2 tháng sau hội chợ công nghệ CES 2011 - diễn ra trong bối cảnh hằng hà sa số tablet được đủ các nhà sản xuất khác nhau cho ra mắt.
Phần lớn, chúng đều có một điểm chung: Sử dụng Android, trong số đó co môt vai thiêt bi chạy Android 3.0 Honeycomb - hệ điều hành "thực sự" dành cho tablet. Liệu các máy tính bảng khác như Motorola Xoom, thiết bị sử dụng Honeycomb đầu tiên, có khả năng tranh đấu ngang ngửa với iPad 2?
Tạm gác yếu tố chất lượng và tính năng sang một bên, chiến lược kinh doanh và tiếp thị của Apple phải nói là quá áp đảo. Lợi thế rõ ràng nhất của Apple so với các đối thủ khác (ngoại trừ RIM - hãng chế tạo BlackBerry) là khả năng độc lập sản phẩm, không phụ thuộc vào các hãng khác.
Tất nhiên, "Quả táo cắn dở" sẽ cần phải thêm thắt nhiều yếu tố khiến sản phẩm của họ thu hút và được lòng các OEM (đối tác sản xuất). Nhưng khi nhìn vào chiếc iPad mới này, bạn sẽ chỉ toàn nhìn thấy Apple mà thôi: Sản phẩm của Apple, hệ điều hành Apple, được bày bán tại các cửa hàng của Apple...
Quan hệ ràng buộc nhất mà "Quả táo cắn dở" gặp phải là các đối tác nhà mạng Verizon và AT&T cho các sản phẩm iPhone và iPad. Nói tóm lại, Apple hoàn toàn có đủ điều kiện để tự chủ trong mọi tình huống (không như Motorola Xoom phải phụ thuộc hệ điều hành Honeycomb của Google). Tất cả những gì Apple phải làm là liên hệ với các nhà vận tải, thu hút và kí kết hợp đồng với các OEM, rồi đặt ra lộ trình có lợi nhất cho mình.
Thời điểm ra mắt của iPad 2 là minh chứng rõ nhất cho điều đó: Mặc cho các đối thủ xâu xé lẫn nhau tại CES 2011, giờ đây, họ có thể thảnh thơi thu hút sự chú ý của cả thế giới! Có thể nói, tháng 3 này là dành riêng cho iPad 2, giống như điều mà iPhone (tháng 6) và iPod (tháng 9) từng làm. Hầu như không một hãng nào có khả năng tung các sản phẩm "hot" và dạo chơi một mình một ngựa trên thị trường như vậy.
Google trong lúc ấy cũng đã cung cấp hệ điều hành Android của mình đến các hãng sản xuất. Xoom vừa được Motorola tung ra, hỗ trợ gần như hoàn hảo hệ điều hành Honeycomb. Tuy vậy, sản phẩm này xem ra chưa sẵn sàng tham gia cuộc đua với iPad 2: chưa hỗ trợ Flash (thê manh cua Android so vơi iOS nhưng Xoom vân chưa trang bi, lơi thê nay vân chi la con sô 0!), nghèo nàn về ứng dụng, và chất lượng các ứng dụng này tỏ ra không được tốt cho lắm.
Ngoài Motorola, sắp tới Samsung cũng sẽ cho ra mắt máy tính bảng chạy trên nền hệ điều hành Honeycomb của riêng mình. Và theo sau là rất nhiều các hãng công nghệ khác với hi vọng lôi kéo người tiêu dùng bằng Android được quảng cáo là "tuyệt vời" (tất nhiên là môi hang se tiên hanh tinh chỉnh cho phù hợp với sản phẩm của mình).
Tuy nhiên, mọi chuyện lại chẳng hề đơn giản như vậy. Khi các phiên bản cập nhật được Google tung ra và cài đặt, chúng đều làm việc không trơn tru. Lý do rất rõ ràng: Mỗi hãng đều "tùy biến" hệ điều hành đi một chút, khiến các bản cập nhật của Google không thể tương thích hoàn toàn được.
Ngược lại, hệ điều hành Apple chỉ hoạt động trên các sản phẩm do Apple cung cấp. nên hoàn toàn không có phiên bản "tùy biến" (hợp pháp) nào khác. "Quả táo" cũng nhận ra yếu tố cực kì quan trọng làm nên thành công của một hệ điều hành dành cho thiết bị di động rằng ngoài giao diện bóng bẩy hào nhoáng, đo la sự đơn giản và gọn gàng.
Honeycomb, dĩ nhiên, cũng có thiết kế gọn gàng như vậy. Nhưng bạn hầu như không thể bắt gặp phiên bản chuẩn đẹp đẽ của nó, bởi bất kì hãng sản xuất nào cũng tiến hành xào nấu lại để tạo điểm nhấn cho mình. Kết quả là: Chúng ta có một rổ những thứ hao hao nhau mà chẳng hề tiện dụng một chút nào.
Bởi thế, tuy không có ưu điểm là tính "mở" như Android, Apple lại có khả năng kiểm soát và bảo vệ nghiêm ngặt sản phẩm của hãng. Sẽ có ai đó nói rằng, ở điểm này, Google khôn ngoan hơn Apple. Họ có thể dễ dàng kí kết trao bản quyền sản phẩm cho bất kì ai rồi ngồi rung đùi thu tiền. Tuy nhiên, Google lại quá "tham" kí hợp đồng, đến nỗi sự xuất hiện của Android trở nên quá "loãng" và trở thành cơn ác mộng đối với người tiêu dùng.
Có rất nhiều Android tablet đến với khách hàng bằng con đường trực tiếp thông qua Android Market, trong khi một số không đủ tiêu chuẩn, phải trông cậy vào các dịch vụ hạng 2 (đương nhiên ứng dụng cũng hạng 2 nốt) mà vẫn trắng trợn gắn nhãn "Android tablet" trên vỏ.
Khách quan mà nói, Android là hệ điều hành thực sự được đánh giá cao. Một đại diện điển hình cho tiềm năng của Android chính là Xoom. Giá như chỉ có Xoom là chiếc Honeycomb tablet duy nhất, tình thế chắc hẳn sẽ sáng sủa hơn rất nhiều cho Google. Rất có thể hàng năm, chúng ta sẽ mong chờ sự xuất hiện của Xoom phiên bản mới giống như iPad vậy.
Nếu tình hình đơn giản hơn hiện nay, Google đã có thể dễ dàng cộng tác với Motorola để cho ra đời những sản phẩm có khả năng "chọi" lại với Apple. Tính năng mở là một ưu điểm đáng giá của Android, nhưng dưới bàn tay nhào nặn của các hãng sản xuất tablet, chính nó lại là nguyên nhân kéo lùi hệ điều hành này lại.
Nếu có một bài học nào đó từ Zune (máy nghe nhạc của Microsoft), đó chỉ có thể là "đừng chờ đợi quá lâu nếu có ý định cạnh tranh với Apple". Zune HD và Zune Marketplace đều là những sản phẩm tuyệt vời, nhưng chúng lại có nhược điểm chí mạng: Ra mắt quá muộn, khi iPod đã kịp thống trị thị trường máy nghe nhạc di động.
Với sự ra mắt của chiếc iPad thế hệ 2 này, có vẻ cánh cửa trở thành đối thủ của Apple lại một lần nữa đóng sập. Thế giới công nghệ không mong chờ những đối thủ tầm thường, mà là một sản phẩn mạnh mẽ sử dụng hệ điều hành chắc chắn. Rất có thể đó sẽ là Xoom, nhưng trước khi có thể bước lên võ đài với iPad, Xoom sẽ phải loại bỏ một rừng Android tablet khác nữa.
Rất may, vẫn còn đối thủ khác của Apple nhận ra điều đó. Khi phần còn lại của giới công nghệ bị ám ảnh bởi các Android tablet, BlackBerry PlayBook của RIM có thể sẽ chiếm sân khấu trình diễn và giai đoạn sau của năm. Giống các sản phẩm đến từ Apple, RIM sở hữu hệ điều hành riêng của họ, có tính năng sử dụng đơn giản như một chiếc Android tablet vậy. Hơn nữa, RIM cũng không có bất kì vướng bận phiền phúc nào về bộ xử lý như các đối tác của Apple đang phải đối mặt - giống như Apple vậy.
Một ngày nào đó, Apple sẽ có đối thủ thực sự ở mảng thị trường xách tay và di động. Để làm được điều này, một ai đó sẽ phải mở đầu bằng cách học tập và bắt chước các điểm mạnh đã giúp "Quả táo cắn dở" thống trị, đồng thời tạo ra điểm nhấn mới của riêng mình, như Pablo Picasso từng nói: "Các công ty tốt luôn học hỏi ý tưởng, còn các công ty vĩ đại hơn thì ăn cắp chúng".
Chúng ta có thể thấy rất nhiều công ty có tiềm năng làm được điều đó, như Google và Motorola chẳng hạn. Nhưng không biết phải đến bao giờ họ mới quyết định bắt tay nhau cùng giáng đòn đáp trả thực sự làm choáng váng Apple đây? Với điều kiện cần (Honeycomb) sẵn có trong tay, Google phải rũ bỏ xiềng xích mang tên "hệ điều hành mở" và một loạt các sản phẩm gây loãng mà nó mang lại, thay vào đó bằng một thứ gì đó như Apple đã làm. Những điều Microsoft làm với Zune đã là quá muộn, nhưng đối với thị trường table vẫn còn chưa muộn. Tuy nhiên Google cần tăng tốc lên, vì thơi cơ không đơi ngươi!
Theo PLXH
Fujitsu tung ra máy tính bảng chạy Windows 7 Stylistic Q550 của Fujitsu sẽ bao gồm các tính năng thân thiện với doanh nghiệp như hệ điều hành Windows và bảo mật thẻ thông minh. Hãng Fujitsu của Nhật Bản sẽ sớm tung ra một máy tính bảng (MTB) cho người dùng doanh nghiệp, có nhiều tính năng bảo mật không có sẵn trong phần lớn MTB của người tiêu dùng. Stylistic...