Laptop chơi game ngày nay đang trở nên mạnh mẽ hơn và mỏng dần đi
Cả hai đều khắc phục những nhược điểm lớn khiến game thủ không thích chơi game trên các máy tính xách tay.
Với game thủ PC, những cỗ máy để bàn to đùng, mạnh mẽ là lựa chọn hàng đầu của họ – chẳng phải ngẫu nhiên mà họ được gọi là “game thủ PC.” Laptop chỉ là lựa chọn hạng 2, bởi chúng thường rất đắt đỏ, nặng nề nhưng lại có hiệu năng kém hơn hẳn.
Trong thời gian gần đây, điều đó đang dần trở nên không còn chuẩn xác. Rất nhiều nhà sản xuất sẵn lòng đổ hàng đống công nghệ, linh kiện mới nhất vào chiếc laptop chơi game của mình,và hạ giá máy xuống thấp tương đương một chiếc PC chơi game mạnh mẽ. Dĩ nhiên nó vẫn không thể đạt được hiệu năng của một PC cấu hình cao, nhưng chúng đã có thể chơi game ở full HD, và thậm chí là cả thực tế ảo.
Chiếc Helios 300 của Acer là một ví dụ: nó có giá bán 1.200 USD, bằng với chi phí của một máy tính chơi game kha khá nhưng được trang bị màn 144 Hz, card đồ họa GTX 1060 và chip Core i7 – những con số thường chỉ xuất hiện trên các laptop 2.000 USD trở lên.
Acer Helios 300, laptop chơi game giá khá rẻ và cấu hình cao.
Bên cạnh sự đa dạng về cấu hình, các nhà sản xuất cũng muốn thu nhỏ kích thước của máy, nhằm loại trừ ý tưởng laptop chơi game = ngoại cỡ. NVIDIA đang rất cố gắng làm điều này khi đưa ra thiết kế Max-Q hồi năm 2017, cho phép các đối tác của hãng có thể “nhét” các card đồ họa cao cấp vào các laptop mỏng và mát hơn, đồng thời giữ lại khoảng 90% hiệu năng so với các máy tính xách tay dày cộm.
“NVIDIA đang tìm kiếm hiệu năng tối ưu cho các laptop mỏng dưới 20mm và được trang bị GTX 1080,” NVIDIA cho biết. Theo hãng, độ dày của laptop chơi game ngày nay đang gấp đôi mức độ họ muốn, nên NVIDIA muốn thay đổi điều đó.
Một phần lý do của độ dày này là vì các nhà sản xuất muốn có hiệu năng tối ưu từ linh kiện, thường dẫn tới việc tiêu hao nhiều điện năng hơn và nóng hơn, từ đó đòi hỏi náy phải có kích thước tản nhiệt lớn và thông thoáng. Với Max-Q, NVIDIA dùng cả giải pháp phần cứng lẫn phần mềm nhằm gia tăng hiệu năng của card GTX trong một thân mình mong manh hơn, chẳng hạn quạt thông minh được điều chỉnh theo từng tựa game.
Video đang HOT
Một laptop chơi game siêu mỏng của Asus theo kiến trúc Max-Q mà NVIDIA giới thiệu.
Tuy nhiên, cả hai giải pháp về cấu hình và kích thước trên đều chưa thể giải quyết được vấn đề về pin, và có lẽ nó sẽ còn đeo đuổi chúng ta rất lâu. Cho đến khi một công nghệ pin mới cho phép lưu trữ lượng điện lớn hơn được sản xuất đại trà, bạn sẽ vẫn phải vác theo những cục sạc to kềnh cho chiếc laptop chơi game.
Theo thegioitre
Những laptop chơi game tốt nhất năm 2018
Có thể nói gaming laptop đang dần trở thành tiêu chuẩn phát triển của máy tính xách tay. Những cỗ máy di động này mỏng hơn so với mong đợi, nhưng vẫn có GPU đủ khả năng xử lý thực tế ảo, chíp xử lý Intel Core sáu lõi và màn hình tốc độ làm tươi cao, sống động.
Tuy giá thành vẫn còn quá tay nhiều người, nhưng để sở hữu một chiếc máy di động có khả năng chạy những trò chơi đòi hỏi cấu hình khó nhất thì mức giá cao cũng là dễ hiểu. Bài viết sẽ tổng hợp những mẫu laptop chơi game được đánh giá tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Razer Blade 15
Blade 15 được đánh giá là laptop chuyên game tốt nhất hiện nay bởi 2 yếu tố. Thứ nhất là máy sở hữu cấu hình và khả năng xử lý cần thiết để chơi game. Thứ hai, điều này không giống với những mẫu gaming laptop khác, nhưng máy sở hữu vẻ ngoài nhỏ gọn, chất lượng thiết kế đỉnh cao.
Bên cạnh bộ vi xử lý Intel Core i7 8750H, RAM lên tới 32 GB DDR4 2667 MHz, bàn phím Chroma RGB, pin 80 WHr, các tuỳ chọn cấu hình khả dụng có từ 1899 đến 2899 USD. Blade 15 thừa sức xử lý những trò chơi đòi hỏi cấu hình cao nhất, nhưng điều làm người dùng hài lòng nhất chính là chất lượng thiết kế của máy.
Khung nhôm unibody hoàn toàn màu đen của máy cho cảm giác giống với các mẫu Blade tiền nhiệm và MacBook Pro. Tính xuyên suốt trong cấu trúc thiết kế cho phép nắp máy, chỗ đặt tay và bàn phím không bị cong, khi cầm máy lên có cảm giác chắc tay và hài lòng.
Razer cũng hoàn thiện nhiều thứ nhỏ nhặt khác. Trong số các máy tính xách tay chơi game, dòng Blade nói chung có sự đồng bộ giữa phần cứng và phần mềm tốt nhất. Ứng dụng Razer Synapse kiểm soát hiệu ứng ép xung, hiển thị và hiệu ứng ánh sáng một cách hoàn hảo trên hệ điều hành Windows 10 được cài sẵn.
Tất nhiên, máy cũng có những khiếm khuyết cần được chỉ ra. Như khi hoạt động ở công suất lớn, cả trên và dưới bàn phím sẽ trở nên rất nóng. Hiện tượng này xảy ra ở cả mẫu máy xử dụng card đồ hoạ 1060 và 1070. Đây là điểm trừ lớn nhất của Blade 15, nhưng không quá nghiêm trọng vì nhiệt không toả đến chỗ đặt tay của người dùng.
MSI GS65 Stealth Thin
Nếu MSI GS65 có bộ khung bằng kim loại chắc chắn và không có độ dẻo, thì đây chắc chắn là sự lựa chọn vượt trội hơn so Blade 15. Thật không may, trong khi thiết kế của máy khá "sạch" và các đặc điểm trang trí như logo và đèn nền được giữ ở mức tối thiểu, chất lượng thiết kế là điểm trừ của MSI GS65.
Bỏ qua các vấn đề về thiết kế bên ngoài, MSI GS65 có thể sánh ngang Blade 15 ở bất cứ điểm nào. Đây là máy tính xách tay mỏng nhất và nhẹ nhất trong phân khúc này. Máy sở hữu màn hình 144Hz viền siêu mỏng, độ tương phản tuyệt vời và màu sắc tươi sáng, đủ khả năng làm hài lòng những game thủ khó tính nhất.
GS65 hoạt động tuyệt vời, trung bình hơn 100 fps khi chạy những tựa game phổ biến, ngoài ra mẫu gaming laptop này được trang bị rất nhiều cổng vào, thời lượng pin khá (khoảng năm tiếng), một bàn di chuột Precision chắc chắn và gần như không bị nóng.
Giá model với cấu hình cao nhất vẫn rẻ hơn Blade 15 một chút, ở mức 1.999 USD. Loa tốt nhưng không bằng loa tích hợp của Asus và Razer.
Các lựa chọn khác để cân nhắc
Asus ROG Strix Scar II
Asus ROG Strix Scar II sở hữu màn hình 15,6 inch viền siêu mỏng với tần số quét 144Hz/3ms. Máy được trang bị CPU với vi xử lý Intel i7 8750H thế hệ 8, card đồ họa (phiên bản cao nhất) Geforce GTX 1070, bộ nhớ có thể nâng cấp tối đa 32 GB RAM DDR4-2666 và SSD 512GB M.2 PCIe NVMe. Máy có kích thước 2,33 cm và dày 2,4 kg.
Asus Zephyrus GM501
So với phiên bản tiền nhiệm Asus Zephyrus, chip xử lý của Zephyrus M được nâng cấp lên Intel Core i7 8750H 6 nhân, 12 luồng và tốc độ 2,2 GHz (Turbo Boost lên đến 4,2 GHz). Card đồ họa được sử dụng là NVIDIA GeForce GTX 1070 bản tiêu chuẩn chứ không phải GTX 1080 bản Max Q (tối ưu tản nhiệt) như dòng Zephyrus đầu tiên.
Phiên bản Zephyrus M bán tại Việt Nam sẽ có RAM 16 GB DDR4 2666MHz, bộ nhớ trong 512 hoặc 256 GB SSD PCIe và ổ cứng 1 TB SSHD.
Gigabyte Aero 15x
Aero 15 có cấu hình khá mạnh với CPU Core i7 bốn nhân đời Kaby Lake, kèm theo là card đồ hoạ rời NVIDIA GeForce GTX 1060 cho laptop khả năng xử lý được cả những game chơi trong môi trường VR. Đèn nền của bàn phím có thể tùy biến với 16,8 triệu màu khác nhau và riêng biệt cho từng phím.
Máy được trang bị 2 khe SSD M.2 PCIe, cổng Thunderbolt 3, HDMI và mini DisplayPort hỗ trợ xuất hình ảnh 4K ra hai màn hình cùng lúc. Thời gian pin của Aero 15 có thể lên tới 10 tiếng liên tục nếu chỉ sử dụng các tác vụ nhẹ nhàng như duyệt web và soạn văn bản. Giá khởi điểm cho sản phẩm là 1.899 USD với 3 màu: đen, xanh lá và cam.
Theo: The Verge
Laptop Alienware 15 R4: Tuyệt phẩm cho game thủ Được thiết kế dành riêng cho các game thủ, Alienware 15 R4 hội tụ tất cả các ưu điểm cần có nhất trong dòng máy tính xách tay chơi game. Giống như phiên bản "tiền nhiệm" Alienware 17, Alienware 15 R4 đã có sự thay đổi màu sắc và được bổ sung sức mạnh nhờ bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ...