Lập trình viên, người hùng hay tội đồ?
Những ngày vừa qua, Bill Sourour – giảng viên kiêm lập trình viên người Canada khiến cả giới công nghệ xôn xao với bài viết về mặt trái công việc “đáng mơ ước” của mình.
Bill Sourour bắt đầu câu chuyện bằng việc nhớ lại quãng thời gian khi mới ra trường, anh chàng được giao thiết kế trang web cho một công ty dược phẩm có tiếng với mục tiêu quảng cáo sản phẩm làm đẹp mới nhất. Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi xuất hiện những trường hợp người dùng tự tử vì trầm cảm sau khi sử dụng loại thuốc này. Dù chuyện xảy ra đã lâu, cảm giác tội lỗi vẫn đeo bám Sourour.
Lập trình viên đang vô tình tiếp tay cho cái ác? Ảnh: Business Insider.
Sát nhân mang tên “lập trình viên”
Diễn giả nổi tiếng – Robert Martin đã có buổi chia sẻ nghiêm túc về chủ đề này. Ông khẳng định: “Tương lai phát triển của nền văn minh loài người, phần lớn phụ thuộc vào công việc của lập trình viên”.
Từ việc mua bán hàng hóa, sử dụng điện thoại đến lái xe ôtô và thậm chí là đi máy bay bay… Tất cả đều thực hiện dưới sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Chỉ cần một lỗi nhỏ xảy ra, số lượng tử vong có thể lên đến hàng trăm người.
Bill Sourour: Sai lầm của chúng ta đang vô tình tước đoạt mạng sống của những người dân vô tội.
Martin cho rằng trong tương lai, giới lập trình viên sẽ sớm phải chịu trách nhiệm với những gì mình gây ra. Ông dẫn chứng: “Trong vụ lùm xùm gian lận khí thải của Volkswagen, CEO Michael Horn từng đổ lỗi cho các kỹ sư phần mềm tự ý hành động tại buổi điều trần Quốc hội. Dù sau đó Horn đã từ chức vì bị các công tố viên cáo buộc tội cố gắng che đậy”.
Theo Martin: “Thực tế, chính những chuyên gia công nghệ là người viết ra mã code cho phần mềm xử lý khí thải. Bản thân họ cũng biết hành động của mình là phạm pháp.”
Lời thú tội của người trong cuộc
Sau khi bài viết về nỗi “hổ thẹn” của Sourour được đăng trên trang Hacker News và Reddit, những lời thú nhận của giới công nghệ về công việc trái đạo đức, thậm chí là phi pháp mà họ từng làm đồng loạt xuất hiện.
Từ việc viết phần mềm theo dõi người dùng cho đến việc gian lận trong quảng cáo khi sử dụng kênh radio khẩn cấp nhằm tiếp cận khách hàng nhanh hơn hay sao chép ý tưởng của đối thủ… tất cả đều được phơi bày trước ánh sáng.
Thậm chí, có lập trình viên từng phải khước từ khách hàng vì lý do đạo đức khi người này yêu cầu viết phầm mềm trò chơi cờ bạc trá hình dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, nếu một người từ chối, sẽ có người khác làm thay. Hoặc Sourour, hoặc chúng ta, không ai có thể chặn đứng hoàn toàn những hành vi trái pháp luật này lại nếu thiếu vắng sự tự nguyện từ những người trong cuộc.
“Tài năng” phải đi liền với “đạo đức”
Tại các trường đại học giảng dạy bộ môn công nghệ thông tin, đạo đức khi hành nghề là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên nếu muốn tốt nghiệp. Giáo trình chính được sử dụng là cuốn “A Gift of Fire: Social, Legal, and Ethical Issues for Computing Technology” của tác giả Sara Baase.
Video đang HOT
Thế nhưng, phần lớn những lập trình viên ngày nay đều không qua một trường lớp nào. Họ tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo trực tuyến vì ưu điểm tự do, không bị bó buộc về mặt không gian và thời gian.
Vì vậy, Sourour khi kết thúc bài viết đã đưa ra lời kêu gọi các đồng nghiệp cùng những cá nhân, tổ chức hoạt động trong giới công nghệ nâng cao tinh thần tự giác, trau dồi đạo đức bản thân trước khi hành nghề. Bởi “công việc của các bạn có thể ảnh hưởng đến mạng sống và tương lai của người khác”.
Minh Minh
Theo Zing
10 quốc gia có lập trình viên tốt nhất thế giới
Đáng ngạc nhiên nhất là Mỹ, vốn nổi tiếng với Silicon Valley, lại không nằm trong danh sách top 10 "thiên đường" của dân học lập trình.
Lập trình viên - nghề sống bằng bàn phím.
Ngạc nhiên nữa là Ấn Độ, vốn được coi là thị trường out-sourcing phần mềm lớn nhất thế giới, cũng không nằm trong danh sách này. Khảo sát của HackerRank xếp Mỹ ở trị ví thứ 28, còn Ấn Độ là 31.
Xếp hạng của HackerRank dựa trên nghiên cứu với 1,5 triệu chuyên gia lập trình. Những người này đến tới nhiều quốc gia khác nhau. Kỹ năng của họ phản ánh chất lượng đào tạo lập trình tại quốc gia đó.
Những người này được yêu cầu giải quyết các bài toán về lập trình trên website HackerRank. Kết quả xếp hạng căn cứ vào tốc độ và độ chính xác giải quyết các thách thức này.
Mặc dù Mỹ và Ấn Độ có số người tham gia nghiên cứu này nhiều nhất nhưng kết quả lại rất tệ hại. Danh sách top 10 có những cái tên ít ai ngờ tới.
10. Italy
Các chuyên gia lập trình Italy được đánh giá cao về kỹ năng cơ sở dữ liệu và hướng dẫn. Riêng hai lĩnh vực này, người Italy xếp thứ 2.
Đại học Napoli Federico II, nơi dạy lập trình do Apple xây dựng tại Italy.
Có vẻ như HackerRank không phải là tổ chức duy nhất đánh giá cao kỹ sư lập trình Italy. Trước đó, Apple đã mở trường đào tạo mới cho 600 kỹ sư lập trình tại Đại học Napoli Federico II trên bờ biển Italy.
9. Cộng hòa Séc
Thủ đô Prague xinh đẹp và cổ kính của Cộng hòa Séc.
Kỹ sư lập trình Cộng hòa Séc vượt trội về khả năng "kịch "shell scripting". Họ còn xếp thứ 2 về khả năng giải quyết các thách thức toán học trênHackerRank. Những kỹ năng tổng quát giúp Séc đứng vị trí thứ 9 trong số những quốc gia có kỹ sư lập trình tốt nhất.
8. Pháp
Dân lập trình Pháp nổi tiếng về kỹ năng C .
Lập trình viên của Pháp vượt trội về C với lý do đơn giản: Học sinh được học ngôn ngữ lập trình từ cấp phổ thông theo một chính sách mới có từ tháng 6/2014.
7. Đài Loan (Trung Quốc)
Đài Loan là nơi đặt đại bản doanh của nhiều hãng công nghệ.
Đứng ở vị trí số 7, các lập trình viên Đài Loan có kỹ năng cơ sở dữ liệu, lập trình chức năng, thuật toán và cấu trúc dữ liệu rất tốt, đặc biệt là khả năng vượt trội về sử dụng ngôn ngữ lập trình Python.
6. Nhật Bản
Robot thông minh Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới.
Lập trình viên Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất khi giải quyết các thách thức về trí tuệ nhân tạo (AI). Thực tế, đất nước Mặt trời mọc này đang có nhiều đột phá về AI, nhất là loại robot thông minh. Mùa hè vừa rồi, Đại học Tokyo đã cứu mạng một người phụ nữ bằng trí tuệ nhân tạo.
5. Hungary
Ngay cả học sinh tiểu học Hungary đã được học lập trình.
Xếp hạng ở vị trí khá cao, các lập trình viên Hungary đạt kỹ năng hướng dẫn vượt trội. Cũng không ngạc nhiên lắm bởi Hungary là thành viên đầu tiên của châu Âu đưa lớp học lập trình máy tính vào hệ thống giáo dục quốc gia, cả ở bậc tiểu học và trung học.
4. Thụy Sỹ
Xứ sở hoa Tulip là nơi sản sinh ra ngôn ngữ lập trình Pascal.
Trong số 15 thử thách lập trình trên HackerRank, Thụy Sỹ đứng trong top 5 của 9 mục - là một trong những gương mặt lập trình sáng giá nhất. Thụy Sĩ cũng là nơi sinh ra Pascal, một trong những ngôn ngữ lập trình đầu tiên của máy tính. Ngoài ra, Thụy Sỹ cũng xếp thứ 1 trong báo cáo năm 2016 về Chỉ số Đổi mới Toàn cầu.
3. Ba Lan
Dân lập trình Ba Lan nổi tiếng về ngôn ngữ Java.
Lập trình viên Ba Lan có kỹ năng xuất sắc về Java, vốn là ngôn ngữ ưa thích của dân lập trình hiện nay. Cũng như nhiều quốc gia đứng đầu danh sách, Ba Lan có các lớp học lập trình từ rất sớm cho học sinh.
2. Nga
Lập trình viên của Nga có kỹ năng thuật toán xuất sắc.
Việc Nga đứng gần đầu danh sách không có gì ngạc nhiên. Từ lâu, Nga đã là quốc gia nổi tiếng với các thuật toán, vốn là thách thức được đánh giá rất cao trên HackerRank.
1. Trung Quốc
Trung Quốc được xem là nơi đào tạo lập trình viên xuất sắc nhất.
Ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng của HackerRank là Trung Quốc. Dân lập trình Trung Quốc có chất lượng đồng đều nhưng tập trung chủ yếu ở các mặt mạnh: cấu trúc dữ liệu, toán học và lập trình chức năng.
Gia Nguyễn
Theo Zing
22.000 hacker xuất hiện tại Las Vegas Trong tuần vừa qua, giới tin tặc trên khắp thế giới cùng những lập trình viên và chuyên gia an ninh đã đổ về Las Vegas để tham gia hai hội nghị lập trình lớn nhất hành tinh Được mệnh danh là "trại hè của hacker", hai hội nghị về lập trình lớn nhất thế giới - Black Hat và Def Con cùng...