Lập trình tương lai và tầm nhìn công dân số
Google vừa giới thiệu dự án “ Lập trình tương lai cùng Google” giai đoạn 2019-2020. Dự án này đặt mục tiêu đào tạo 150.000 học sinh, 350 giáo viên tại 300 trường học; được triển khai ở 15 tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ảnh minh họa
Dự án “Lập trình tương lai cùng Google” là một trong nhiều nỗ lực của Google nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho nền kinh tế số Việt Nam. Giai đoạn năm 2018, dự án đã hoàn thành mục tiêu ban đầu là ươm mầm ước mơ, đam mê khoa học máy tính cho học sinh.
100% học sinh hoàn thành khóa học đều có thể tạo ra sản phẩm lập trình của mình bằng ngôn ngữ Scratch. 800 sản phẩm đăng ký “Sân chơi lập trình cuối khóa” là minh chứng cho khả năng tiếp thu, phối hợp nhóm của các em để biến ý tưởng thành những sản phẩm đa dạng, như ứng dụng về an toàn giao thông, trò chơi làm toán, ôn luyện tiếng Anh, luyện chính tả, học địa lý và những trò chơi giải trí sau giờ học…
Với dự án triển khai lần này, việc mở rộng dự án cũng giúp tăng số lượng giáo viên được đào tạo và bổ sung nội dung giảng dạy đa dạng. Đây là dự án giáo dục hoàn toàn miễn phí, được tài trợ bởi Google và tổ chức The Dariu Foundation (Quỹ Dariu), nhằm trang bị kiến thức về lập trình, sử dụng an toàn và khai thác hiệu quả Internet, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Theo báo cáo “Tương lai của các việc làm” của Diễn đàn Kinh tế thế giới và mạng tuyển dụng LinkedIn, các kỹ năng làm việc sẽ biến đổi nhanh chóng từ nay đến năm 2022. Ước tính, 85% công việc sẽ thay đổi vì chuyển đổi số vào năm 2022. Còn theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% việc làm trong ngành dệt may tại Việt Nam sẽ được thay thế bằng tự động hóa vào năm 2050. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự báo sẽ thiếu khoảng 47 triệu lao động có kỹ năng số vào năm 2030. Do đó, “Lập trình tương lai cùng Google” kỳ vọng tạo nên lớp nhân lực công nghệ cho tương lai mà bắt đầu hôm nay là học sinh.
Google sẽ bổ sung kiến thức đa dạng hơn theo các cấp học, bao gồm: lập trình ngôn ngữ Scratch và Robotics; ứng dụng bo mạch Micro:bit; kiến thức và sử dụng Internet an toàn. Trong đó, bộ tài liệu sử dụng Internet an toàn rất giá trị từ Google được biên soạn công phu, giàu kiến thức và trình bày dễ hiểu, tạo sức hút với người đọc. Thông qua các môn học lập trình và kiến thức Internet, dự án đưa lập trình trở thành môn học công nghệ chính khóa tại các trường học, từ cấp tiểu học đến cấp phổ thông, hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực số, đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội thời đại công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Video đang HOT
Cùng dự án “Bệ phóng kỹ thuật số Việt Nam 4.0″ với mục tiêu đào tạo kỹ năng kỹ thuật số cho 500.000 người trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án “Lập trình tương lai cùng Google” cung cấp kiến thức lập trình từ cơ bản đến nâng cao cho 150.000 học sinh, sinh viên. Đây chính là cam kết của Google trong việc đưa cơ hội số đến với mọi người Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn.
KIM THANH
Theo SGGP
Chủ động nhập cuộc
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đòi hỏi ngành Giáo dục, đặc biệt là người thầy có những tư duy mới cũng như tiếp nhận cái mới về công nghệ trong giáo dục.
Ngành Giáo dục các địa phương đang tập trung nguồn lực để có thể bắt kịp và đáp ứng nhu cầu của CMCN 4.0.
HS tiểu học ở TP Cần Thơ say mê học STEM - Robotics. Ảnh: T.G
STEM - Robotics và Khoa học máy tính đang khởi sắc
Từ năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục TP Cần Thơ bắt đầu triển khai dạy học STEM - Robotics và Khoa học máy tính cho học sinh quận Ninh Kiều và Bình Thủy. Sau đó, môn học này được triển khai thêm ở các trường thực hiện mô hình Trường điển hình đổi mới trên địa bàn. Để chuẩn bị cho môn học này, ngành Giáo dục thành phố đã có bước chuẩn bị từ nhiều năm trước, từ việc đầu tư cho đội ngũ đến cơ sở vật chất.
Sở GD&ĐT phối hợp với các công ty, doanh nghiệp chuyên về STEM tổ chức nhiều hoạt động như tập huấn cấp chứng chỉ giảng dạy STEM - Robotics cho giáo viên Tin học; Demo, giới thiệu chương trình STEM - Robotics cho các trường tiểu học, học sinh và phụ huynh; Hội nghị triển khai giảng dạy STEM - Robotics cho lãnh đạo, chuyên viên các Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng trường tiểu học có điều kiện thuận lợi nhất của các quận, huyện; Tập huấn cấp chứng chỉ giảng dạy STEM - Khoa học máy tính cho giáo viên Tin học cấp tiểu học; Tập huấn giảng dạy STEM - Robotics (mã nguồn mở) cho giáo viên Tin học cấp tiểu học; tổ chức Ngày hội Robothon thành phố và Ngày hội Robothon - Wecode...
Không như những môn học khác học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng và ghi chép, STEM - Robotics sẽ cho học sinh tự lên ý tưởng, thiết kế, vận hành và lập trình các mô hình robot. Trên cơ sở những học sinh có năng khiếu và đam mê về khoa học, máy tính và robot, giáo viên hướng dẫn các em sử dụng bộ robot để lắp ráp thành những mô hình kỹ thuật như: Các loại máy, xe cộ, con vật... Sau đó lập trình trên máy vi tính để các mô hình thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu một cách tự động. Qua đó, kích thích, phát triển tư duy, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em...
Mặc dù mới triển khai dạy học STEM - Robotics từ năm học 2017 - 2018 nhưng TP Cần Thơ đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm đầu tiên thành phố đã có học sinh đạt giải quốc tế. Mới đây, một học sinh tiểu học đã đạt giải vô địch tại Cuộc thi lập trình quốc tế Wecode và Cuộc thi Robothon quốc tế được tổ chức tại Thẩm Quyến (Trung Quốc). "Robotics khi đưa vào giảng dạy sẽ giúp học sinh phát triển tư duy thuật toán, lập trình, tự động hóa thông qua thiết kế, lắp ráp, lập trình điều khiển robot gần gũi và mang tính ứng dụng cao. Thông qua những mô hình robot, học sinh áp dụng một cách tinh tế và linh hoạt những kiến thức lý thuyết của Toán, Vật lý và Tin học vào thực tế...", ông Nguyễn Thanh Thống - Giám đốc Trường Phổ thông Thái Bình Dương (TP Cần Thơ) cho biết.
Ảnh minh họa/ INT
Theo nhận định của nhiều giáo viên, ở Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo dục STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và Toán học, vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực và phẩm chất người học. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, giáo dục STEM được chú trọng, có mặt đầy đủ ở các môn học. Đó là các môn Toán học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học... Vị trí, vai trò của giáo dục Tin học và Giáo dục công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được nâng cao rõ rệt. Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM, mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước CMCN 4.0.
Ứng dụng phù hợp với địa phương
Đối với các tỉnh còn khó khăn, việc đẩy mạnh CMCN 4.0 trong ngành Giáo dục cũng được chú ý. Trong đó, ứng dụng STEM trong dạy học đang được nhiều trường học triển khai có hiệu quả. Qua đó, trang bị cho thầy, trò kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Tại tỉnh Sóc Trăng, ngành Giáo dục triển khai giáo dục STEM vào năm học 2018 - 2019. Trên địa bàn tỉnh triển khai thí điểm 3 trường, tương ứng với 3 cấp học phổ thông như: Trường Trung học thực hành Sư phạm Sóc Trăng thực hiện khối Tiểu học; Trường THCS Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) và Trường THPT Thuận Hòa (huyện Châu Thành). Trong mỗi cấp học, các khối lớp cũng sẽ thí điểm cơ số lớp nhất định được học STEM.
Theo thầy Hà Cơ Nhu - giáo viên dạy môn Vật lý, Trường THCS Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng): "Sau thời gian học với STEM, học sinh rất hứng thú, tính tích cực được nâng lên, các em đã chủ động được hoạt động diễn ra trong tiết học. Có khi thời lượng 1 tiết học tiêu chuẩn của STEM không đủ vì cả thầy, trò cùng quan tâm đến khía cạnh khám phá giờ thực hành, muốn trải nghiệm nhiều hơn, chủ động các câu hỏi của vấn đề. Việc "cháy" giáo án luôn là tình trạng phổ biến tại các lớp học STEM, ngay cả người hướng dẫn lẫn người học bị cuốn vào quá trình giảng dạy, học tập và tranh luận...".
Khi triển khai giáo dục STEM ở Sóc Trăng, học sinh dễ dàng thực hiện những dự án gắn liền với thực tiễn như: Trồng rau theo phương pháp thủy canh, làm máy sấy nông sản, làm trà sữa, kim chi... Tất cả đều thực hiện từ những vật liệu đơn giản, có những dự án được hỗ trợ công cụ và cũng có khi học sinh phải tự chuẩn bị những vật liệu tái chế (chai, lọ...) để hoàn thành sản phẩm. Tiếp cận với phương pháp bài bản về những vấn đề của đời sống, học sinh thực hiện ở trường và ở nhà rất tiện lợi. Dường như đến lớp học sinh sẽ chỉ tập trung học hỏi nhau cách thực hành, xử lý sâu hơn các vấn đề liên quan.
Theo ông Châu Tuấn Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng: "Thí điểm STEM, ngành Giáo dục hướng đến việc chọn những ngôi trường cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết với nghề, tích cực tham gia đổi mới. Do đó không tập trung một khu vực mà chia ra những khu vực khác nhau, khảo sát những hiệu quả khác nhau của chương trình. Chương trình giáo dục STEM ở Sóc Trăng được đơn vị Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM hỗ trợ khung chương trình, công cụ thí điểm năm đầu tiên. Sau đó sẽ chuyển giao lại cho giáo viên của mỗi trường. Dù triển khai có phần muộn hơn những tỉnh, thành khác trong khu vực, với 21 tuần học sinh được học STEM, nhưng đã thu về nhiều tín hiệu phản hồi rất tích cực".
Quốc Ngữ
Theo giaoducthoidai
Ngưỡng mộ bảng thành tích của 3 học sinh đoạt giải cao nhất quốc gia kỳ thi IGCSE Lần đầu tiên có 3 học sinh trường Wellspring cùng nằm trong Top 34 thí sinh xuất sắc nhất trên tổng số 1.223 thí sinh dự thi kỳ thi IGCSE Quốc tế 2019 toàn quốc vừa qua. 3 gương mặt đạt Top in country của trường Wellspring bao gồm: Em Lê Tuệ Nhi với môn Computer Science (Khoa học máy tính), em Nguyễn...