Lập quỹ để nhân rộng sáng tạo trong giáo dục

Theo dõi VGT trên

Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) vừa được ra mắt với mục tiêu phát hiện và nhân rộng các mô hình, sáng kiến, cách làm hay trong giáo dục phổ thông.

Lập quỹ để nhân rộng sáng tạo trong giáo dục - Hình 1

Những mô hình, sáng kiến hay trong giáo dục sẽ được lan tỏa nhờ Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông – ẢNH TUỆ NGUYỄN

Chủ tịch Quỹ là ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo; Giám đốc Quỹ là ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục – Đào tạo.

Ông Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ: VIGEF là quỹ xã hội, phi chính phủ và không vì lợi nhuận, hoạt động trên toàn quốc theo cơ chế xã hội hóa, công khai, minh bạch về quản lý tài chính, nguồn tài trợ và đối tượng được hỗ trợ, hình thức, nội dung và kết quả hoạt động; chịu sự quản lý nhà nước về tổ chức bởi Bộ Nội vụ, quản lý về chuyên môn bởi Bộ Giáo dục – Đào tạo, quản lý về tài chính bởi Bộ Tài chính.

Quỹ xác định mục đích hoạt động là góp phần vào thành công và ngày càng hoàn thiện quá trình đổi mới giáo dục phổ thông bằng nguồn nhân lực và tài lực từ các nhà tài trợ xã hội trong và ngoài nước. Quỹ có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng người thực hiện phải là các nhà khoa học giáo dục, các cán bộ quản lý giáo dục và các thầy cô giáo, trước hết là đội ngũ các nhà giáo, giáo viên cốt cán của các nhà trường phổ thông Việt Nam.

Lập quỹ để nhân rộng sáng tạo trong giáo dục - Hình 2

Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông đã chính thức đi vào hoạt động – ẢNH T.N

Ông Hiển khẳng định, hoạt động chính của Quỹ là phát hiện và nhân rộng các mô hình, sáng kiến, cách làm hay trong giáo dục phổ thông. Với mỗi mô hình, sáng kiến, quy trình hoạt động của Quỹ thường gồm 5 nhóm hoạt động.

Thứ nhất, tìm kiếm, đánh giá những mô hình, sáng kiến tốt; tìm kiếm nguồn lực (kinh phí, nhân lực) để nhân rộng. Thứ hai, kết nối nơi xuất xứ và nơi nhân rộng. Thứ 3, chuyển giao – nhân rộng bằng hình thức chủ yếu là tập huấn để giới thiệu cho số đông, nhưng chỉ lựa chọn số ít đơn vị và cá nhân cốt cán làm nòng cốt để cùng nhau triển khai, cùng nhau trao đổi đổi rút kinh nghiệm trên thực tế. Thứ tư, giám sát, đánh giá quá trình và kết quả triển khai nhân rộng. Thứ năm, khuyến nghị chính sách, giải pháp đối với các cấp quản lý để hỗ trợ cho việc triển khai.

Ông Hiển cho rằng, chúng ta đang quan tâm triển khai đổi mới giáo dục từ trên xuống; chú trọng chỉ đạo và hướng dẫn, chưa coi trọng đúng mức việc tổ chức thực hiện, phát hiện và giải quyết các khó khăn phát sinh, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm, sáng kiến từ các nhà trường.

Vì vậy, theo ông Hiển, cách làm của Quỹ sẽ là coi trọng cả 2 chiều đổi mới: từ dưới lên và từ trên xuống. Chiều từ trên xuống sẽ tăng cường sự hỗ trợ kịp thời của các chuyên gia; chiều từ dưới lên sẽ rất coi trọng vai trò và các hoạt động triển khai, cộng tác, trao đổi kinh nghiệm (cả thành công và chưa thành công) của các giáo viên, hiệu trưởng cốt cán. Gắn kết hai chiều bằng cả hình thức trực tiếp (gặp mặt) và gián tiếp (qua internet).

Ông Hiển nhấn mạnh, Quỹ chỉ phối hợp và hỗ trợ những hoạt động do chính các cơ quan quản lý giáo dục hoặc nhà trường tự nguyện đề xuất và chủ động khai thác, tổ chức các nguồn lực tại chỗ để triển khai thực hiện… Với tinh thần đó, Quỹ xác định giá trị chính của mình là “Hợp tác, tận tâm, truyền cảm hứng”.

Ông Hiển cũng bày tỏ mong muốn và đề nghị các Sở Giáo dục – Đào tạo, các nhà trường phổ thông trong cả nước hỗ trợ Quỹ bằng cách chủ động giới thiệu, đề xuất và tích cực triển khai các hoạt động áp dụng hoặc nhân rộng các mô hình, các cách làm hay, hiệu quả về đổi mới giáo dục phổ thông mà Quỹ tham gia hỗ trợ; tạo điều kiện để các giáo viên, hiệu trưởng tham gia tích cực vào mạng lưới hoạt động của Quỹ trong cả nước.

Theo thanhnien

Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ?

Tổng kinh phí dành cho đội ngũ nhân viên như chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, bộ phận tuyển sinh... còn lớn hơn nhóm giảng dạy.

Từ xưa đến nay, việc học phí giáo dục bậc cao ở Mỹ tăng vọt luôn khiến nhiều người kinh ngạc. "Các quý ông phải chi tiền trong một năm cho con trai nhiều hơn tổng bốn năm họ từng bỏ ra để hoàn thành khóa học", tờ New York Timesviết năm 1875. Tác giả lập luận rằng điều này xảy ra do căn hộ sinh viên ngày càng khang trang, những bữa ăn đắt tiền và việc "nghiện các môn thể thao".

Ngày nay, Mỹ chi tiêu cho giáo dục đại học nhiều hơn hầu hết quốc gia khác, theo báo cáo về giáo dục năm 2018, được công bố đầu tháng 9 bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cộng khoản đóng góp của từng gia đình và chính phủ (dưới hình thức cho vay, học bổng và các loại hỗ trợ khác), người Mỹ chi khoảng 30.000 USD cho mỗi sinh viên trong một năm - gần gấp đôi mức trung bình của các quốc gia phát triển.

Video đang HOT

"Mỹ đang ở đẳng cấp của riêng mình. Chi tiêu cho mỗi sinh viên quá cao và hầu như không có mối liên hệ với giá trị mà sinh viên có thể nhận được", Andreas Schleicher, giám đốc phụ trách giáo dục và kỹ năng tại OECD cho biết.

Chỉ một quốc gia chi tiêu nhiều hơn cho mỗi sinh viên, đó là Luxembourg - nơi chính phủ chủ trương miễn học phí. Thực tế, một phần ba các nước phát triển cung cấp nền đại học miễn phí cho công dân, và một phần ba giữ học phí ở mức rất rẻ - ít hơn 2.400 USD một năm.

Bài viết của Amanda Ripley trên The Atlantic nhân mùa tựu trường năm 2018 đi sâu phân tích lý do đại học Mỹ đắt đỏ và liệu mức phí đó có xứng đáng?

Dịch vụ đi kèm

Mỹ xếp thứ nhất thế giới về chi tiêu cho các dịch vụ phúc lợi của sinh viên như nhà ở, bữa ăn, chăm sóc sức khỏe và vận chuyển, nhóm chi tiêu mà các nước OECD kém xa, chỉ xem như "dịch vụ phụ trợ". Các gia đình và người chịu thuế ở Mỹ chi khoảng 3.370 USD cho những dịch vụ này trên mỗi sinh viên, cao hơn ba lần mức trung bình của các nước phát triển.

Ngoài ra, sinh viên Mỹ có nhiều khả năng sống xa nhà hơn, lý do quan trọng ảnh hưởng đến tổng chi phí. Các chuyên gia nói rằng đại học ở Canada và châu Âu có xu hướng ít ký túc xá và nhà ăn hơn ở Mỹ.

Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ? - Hình 1

Mỹ là điểm đến hấp dẫn về giáo dục đại học. Ảnh: World Top Listed University

"Gói dịch vụ mà một trường đại học Mỹ và Pháp cung cấp rất khác nhau", David Feldman, chuyên gia kinh tế mảng giáo dục tại Đại học William & Mary ở Williamsburg, Virginia cho biết.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở điều kiện ăn ở. Ngay cả khi không có tất cả dịch vụ này, Mỹ vẫn chi tiêu cho mỗi sinh viên đại học nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tất nhiên vẫn trừ Luxembourg.

Dữ liệu chỉ ra rằng phần lớn kinh phí được đại học Mỹ sử dụng cho hoạt động giáo dục, như trả lương cho nhân viên và người giảng dạy. Những chi phí này lên tới khoảng 23.000 USD cho mỗi sinh viên một năm - gấp hai lần những gì Phần Lan, Thụy Điển hoặc Đức chi cho các dịch vụ cốt lõi.

Việc kinh doanh giáo dục quá đắt đỏ bởi đại học không giống những thứ người ta thường mua, Feldman và cộng sự Robert Archibald viết trong cuốn sách Why does college cost so much? năm 2011. Giáo dục là một dịch vụ, không phải một sản phẩm, có nghĩa nó không rẻ hơn khi có những thay đổi trong công nghệ sản xuất (các nhà kinh tế gọi đây là "căn bệnh chi phí"). Đại học là dịch vụ được cung cấp chủ yếu bởi những lao động có bằng đại học - những người mà lương đã tăng vọt so với người lao động dịch vụ trình độ thấp trong vài thập niên qua.

Đại học không phải dịch vụ duy nhất tăng giá, Feldman và Archibald chỉ ra. Từ năm 1950, giá thực tế của các dịch vụ liên quan đến bác sĩ, nha sĩ, luật sư đã tăng lên với tỷ lệ tương đương.

Giải thích bằng xu hướng chung của các lĩnh vực có thể hợp lý nếu chỉ tập trung vào Mỹ. Nhưng phần còn lại của thế giới thì sao? Xu hướng này cũng tồn tại. Vậy tại sao mức phí trung bình để học đại học ở các nước khác chỉ bằng một nửa?

Nguồn tài trợ bị cắt giảm

Điểm khác biệt của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là có ba hệ thống khác nhau, thường bị gộp làm một: hệ thống đại học công lập, hệ thống tư thục phi lợi nhuận và hệ thống đại học vì lợi nhuận.

Hệ thống lớn nhất cho đến nay là đại học công lập, gồm cả trường cao đẳng cộng đồng hai năm và cơ sở bốn năm. Ba phần tư sinh viên Mỹ theo học hệ thống công lập này, được bang và liên bang trợ cấp tài chính.

Tuy nhiên, trong ba thập niên qua, nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang đã dần chi tiêu ít hơn cho mỗi sinh viên để cân bằng ngân sách. Sự cắt giảm đặc biệt rõ rệt sau cuộc suy thoái năm 2008, dẫn đến một loạt hậu quả không lường trước.

Cách dễ dàng nhất để các trường đại học bù đắp cho việc cắt giảm nguồn tài trợ là tăng học phí và tìm kiếm sinh viên giàu có. "Một khi khoản tài trợ bền vững bị cắt giảm khỏi các trường này, họ bắt đầu hành động giống doanh nghiệp hơn", Maggie Thompson, giám đốc điều hành của Generation Progress, một nhóm ủng hộ giáo dục phi lợi nhuận cho biết.

Một số đại học bắt đầu nhận nhiều sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế. Chẳng hạn, trong thập kỷ qua, Đại học Purdue đã giảm 4.300 sinh viên trong bang trong khi tăng thêm 5.300 sinh viên ngoài bang và quốc tế, những người trả mức học phí gấp ba lần. "Họ đã chuyển từ mục tiêu giáo dục công dân trong khu vực sang cạnh tranh để có được những sinh viên ưu tú và giàu có - theo cách chưa từng có trước đây", Thompson nói.

Lương trả đội ngũ nhân viên hỗ trợ và giảng viên

Cũng theo dữ liệu của OECD, so với các quốc gia khác, đại học Mỹ chi một khoản tiền đáng kinh ngạc cho nhân viên không giảng dạy.

Những người này là thủ thư, chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần - trực tiếp mang lại lợi ích cho sinh viên. Cũng có nhiều người khác làm những công việc thầm lặng, liên quan đến việc thu hút sinh viên hơn là việc giảng dạy. Đó là người gây quỹ, huấn luyện viên thể thao, luật sư, bộ phận tuyển sinh và nhân viên hỗ trợ tài chính, bảo trì, vận chuyển, an ninh, phục vụ thực phẩm.

Dữ liệu quốc tế không đủ chi tiết để tiết lộ chính xác vị trí công việc nào chiếm nhiều chi phí nhất, nhưng có thể cho thấy khoản chi tiêu mà đại học Mỹ dành cho đội ngũ nhân viên không giảng dạy nhiều hơn đội ngũ giảng dạy, ngược lại với những quốc gia cung cấp dữ liệu cho OECD.

Ngoài ra, hầu hết bảng xếp hạng đại học toàn cầu đánh giá rất cao số lượng nghiên cứu được công bố bởi giảng viên - số liệu không có mối liên hệ trực tiếp tới việc học của sinh viên. Nhưng trong cuộc đua nảy lửa giành sinh viên, những bảng xếp hạng này thu hút được sự chú ý của lãnh đạo đại học. Họ bắt đầu thúc đẩy tập trung vào việc nghiên cứu và trả tiền cho các giáo sư một cách hậu hĩnh.

Đại học Mỹ hiện có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên thấp hơn một chút so với mức trung bình các nước phát triển. Đây cũng là một tiêu chí được ưu tiên trong các bảng xếp hạng đại học, nhưng cũng rất tốn kém để cạnh tranh. Và giữa các nhà nghiên cứu giáo dục, không có sự đồng thuận rõ ràng về việc liệu lớp học nhỏ hơn có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không.

Việc cắt giảm ngân sách nhà nước không đồng đều trên cả nước. Chẳng hạn, học phí cho sinh viên trong bang ở Wyoming hiện bằng một phần ba ở bang Vermont. Ở những nơi chi phí sinh hoạt thấp, một tấm bằng đại học Mỹ vẫn có thể là một món hời, đặc biệt là đối với những sinh viên không ngại sống ở nhà và mức tài chính đủ thấp để đạt điều kiện nhận tài trợ liên bang. Tính đến chi phí sinh hoạt, Alex Usher của công ty tư vấn Higher Education Strategy Associates cho biết sinh viên ở trường công lập thuộc bang Mississippi thường phải bỏ một khoản tiền túi tương đương sinh viên Thụy Điển.

Usher, người gốc Toronto (Canada), là nhà nghiên cứu tâm huyết về chi phí giáo dục đại học trên toàn cầu. Năm 2010, anh và đồng nghiệp Jon Medow tạo một bảng xếp hạng thông minh về hệ thống giáo dục bậc cao của 15 quốc gia - sử dụng nhiều cách để đánh giá tính hợp lý về giá cả.

Đọc bản báo cáo này giống như bóc vỏ hành tây. Lớp đầu tiên tập trung đánh giá dựa trên học phí, sách, chi phí sinh hoạt chia cho thu nhập trung bình của một quốc gia cụ thể. Theo tiêu chí này, thứ hạng của Mỹ rất thấp, xếp thứ ba từ dưới lên, chỉ trên Mexico và Nhật Bản. Nhưng khi tính đến các khoản trợ cấp và tín dụng thuế, Mỹ nhích lên một thứ hạng.

"Các khoản trợ cấp của Mỹ thực sự hào phóng so với mọi quốc gia khác", Usher nhận xét. Học phí ở Mỹ cao hơn, do đó các khoản trợ cấp không thể bao gồm toàn bộ mức giá. Tuy nhiên, 70% sinh viên toàn thời gian nhận được một số loại trợ cấp nhất định, theo College Board. Từ cách phân tích "chi phí ròng" này, Australia đắt đỏ hơn Mỹ.

Tiếp theo, nếu chỉ xét đại học công lập, thứ hạng của Mỹ lại nhích lên một chút, nằm ở giữa trong bảng phân tích của Usher, trên Canada và New Zealand.

Dữ liệu này được thu thập từ năm 2010, và Usher cảnh báo mọi thứ có thể ít màu hồng hơn nếu anh bắt tay làm lại nghiên cứu.

Sự tương quan giữa lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe

Mỹ về cơ bản có 50 hệ thống giáo dục bậc cao, mỗi hệ thống thuộc một bang, mỗi bang gồm công lập, tư thục phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Chi phí thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào địa điểm và đối tượng cụ thể.

Hệ thống giáo dục đại học khó hiểu của Mỹ có thể được so sánh với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong cả hai lĩnh vực, người Mỹ trả gấp đôi người dân ở các nước phát triển khác và nhận được kết quả rất không đồng đều.

Mỹ chi gần 10.000 USD một người cho chăm sóc sức khỏe mỗi năm (nhiều hơn 25% so với Thụy Sĩ, quốc gia xếp thứ hai), theo báo cáo sức khỏe năm 2017 của OECD, nhưng tuổi thọ của người Mỹ hiện thấp hơn gần hai năm so với mức trung bình của các nước phát triển.

Bệnh viện và trường đại học tính giá khác nhau cho những người khác nhau, làm cho cả hai hệ thống trở nên phức tạp, Douglas Staiger của Đại học Dartmouth, một trong số ít các nhà kinh tế Mỹ nghiên cứu cả về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho biết.

Trong cả hai lĩnh vực, những người dễ bị tổn thương nhất có xu hướng đưa ra những quyết định ít lý tưởng hơn. Ví dụ, trong số học sinh thu nhập thấp, có điểm số và điểm thi thuộc 4% học sinh top đầu của Mỹ và đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ tài chính hào phóng tại các trường đại học ưu tú, đại đa số không nộp đơn vào trường có mức cạnh tranh cao, theo nghiên cứu của Caroline Hoxby và Christopher Avery.

"Trớ trêu thay, các sinh viên này thường trả nhiều tiền hơn để vào một trường đại học bốn năm bình thường hoặc thậm chí là một trường cao đẳng cộng đồng, trong khi họ có khả năng đến những cơ sở tốt nhất ở Mỹ", Hoxby nói với NPR.

Trong khi đó, nói đến chăm sóc sức khỏe, người Mỹ có thu nhập thấp có xu hướng ít quen thuộc với khái niệm về khoản khấu trừ, đồng bảo hiểm và mạng lưới nhà cung cấp, theo nhiều nghiên cứu khác nhau.

Cuối cùng, lý do đại học Mỹ đắt đỏ cũng giống với sự đắt đỏ của dịch vụ y tế: Không có cơ chế trung tâm để kiểm soát việc tăng giá. "Các trường đại học bòn rút tiền sinh viên vì họ có thể làm vậy. Đó là kết quả không thể tránh khỏi của việc chi phí không được kiểm soát", Schleicher của OECD nói.

Theo vị giám đốc về giáo dục và kỹ năng, bạn không thể buộc mọi người bỏ tiền ra mua thứ gì đó, nhưng nên để người mua thấy rõ giá trị sẽ đạt được.

Giá trị của tấm bằng

"Mỹ có những trường đại học tốt nhất trên thế giới", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi đầu năm. Trước đó, cựu tổng thống Barack Obama nói điều tương tự.

Nhưng điều này có thực sự đúng không? Không tồn tại dữ liệu thực sự có ý nghĩa về chất lượng của các trường đại học trên toàn cầu. Nước Mỹ có một số đại học nổi trội, chỉ chấp nhận ít hơn 10% ứng viên, và những nơi này tuyển dụng một số học giả xuất sắc tạo ra những nghiên cứu có tính đột phá. Tuy nhiên, dưới 1% sinh viên Mỹ theo học các trường có tính chọn lọc cao như vậy.

Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ? - Hình 2

Sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm được lương cao gấp nhiều lần người chỉ tốt nghiệp trung học ở Mỹ. Ảnh: PBS

Hơn ba phần tư sinh viên Mỹ theo học các trường đại học "làng nhàng" hơn, chấp nhận ít nhất 50% số người nộp đơn. Không ai đánh giá chính xác về hiệu quả của các trường này trong nhiệm vụ cốt lõi là giáo dục sinh viên. Nhưng trong Chương trình đánh giá khả năng dành cho người lớn của OECD mới đây, người Mỹ dưới 35 tuổi sở hữu một bằng cử nhân thể hiện kém hơn những người đồng trang lứa có trình độ giáo dục tương đương ở 14 quốc gia khác khi kiểm tra kỹ năng toán học thực tiễn.

Nói cách khác, họ chỉ làm tốt hơn một chút so với những học sinh tốt nghiệp trung học ở Phần Lan. Những người tốt nghiệp đại học của Mỹ thể hiện khả năng đọc hiểu tốt hơn, chỉ xếp dưới sáu quốc gia khác, nhưng lại tụt hạng trong một bài kiểm tra về khả năng giải quyết các vấn đề bằng công nghệ kỹ thuật số, với điểm số thấp hơn 13 quốc gia.

Tuy chưa bổ sung giá trị học thuật rõ ràng và nhất quán, đại học Mỹ cho thấy rõ giá trị về tài chính. Người Mỹ có bằng đại học kiếm được nhiều hơn 75% so với những người trình độ trung học. Trong suốt cuộc đời, những người có bằng cử nhân kiếm được hơn nửa triệu đôla so với những người không có bằng đại học ở Mỹ. Trên thực tế, không một quốc gia nào khác trao thưởng cho tấm bằng đại học hào phóng như Mỹ và rất ít quốc gia trừng phạt người khác một cách tàn nhẫn như vậy vì không có một tấm bằng.

Đó là một vòng tuần hoàn kinh khủng: Các trường đại học tốn rất nhiều tiền để hoạt động, một phần vì trả lương rất cao cho những người lao động có tay nghề. Nhưng mức lương cao hơn đó làm cho bằng đại học cực kỳ có giá trị, có nghĩa là người Mỹ sẽ trả rất nhiều tiền để có được chúng. Và vì vậy đại học có thể tính phí nhiều hơn. Như Carey, tác giả của End of College, tóm tắt: "Sinh viên đang bị dồn vào đường cùng".

Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường đại học mà bạn theo học, mức lương sẽ rất khác nhau. Một phần tư sinh viên tốt nghiệp kiếm được nhiều hơn mức trung bình mà học sinh tốt nghiệp trung học kiếm được. Bằng liên kết hai năm từ các trường đại học vì lợi nhuận mang lại mức lương ít hơn so với tấm bằng tương đương từ các trường cao đẳng cộng đồng, vốn có học phí rẻ hơn. Hai phần ba sinh viên đại học vì lợi nhuận bỏ học trước khi lấy bằng, có nghĩa nhiều người sẽ mất nhiều năm để vật lộn với khoản nợ mà họ không thể trả hết.

Hệ thống phức tạp, không nhất quán này tiếp tục tồn tại và tiếp tục đắt đỏ vì tấm bằng đại học ở Mỹ vẫn đáng giá đối với một số người ở một số trường đại học nhất định, đặc biệt là khi họ hoàn thành chương trình học.

Thùy Linh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật BảnHai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản
19:30:11 30/12/2024
Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?
19:00:46 30/12/2024
68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện68.000 vé máy bay bị hủy chỉ trong 1 ngày, Jeju Air lâm vào khủng hoảng toàn diện
19:31:48 30/12/2024
Người đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh ngườiNgười đàn ông đột nhập tiệm tóc trong đêm, camera ghi lại thứ đối tượng cầm trên tay khiến tất cả lạnh người
21:17:29 30/12/2024
"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc
21:05:06 30/12/2024
Máy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USDMáy bay Jeju Air gặp nạn được mua bảo hiểm trách nhiệm tới 1 tỷ USD
20:39:37 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024
Người phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 nămNgười phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 năm
18:29:28 30/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ gian lận dẫn tới tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử: Bộ phim tài liệu vén màn những sự thật kinh hoàng bị che giấu!

Vụ gian lận dẫn tới tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử: Bộ phim tài liệu vén màn những sự thật kinh hoàng bị che giấu!

Phim âu mỹ

23:16:06 30/12/2024
Bộ phim này hé lộ những bí mật kinh hoàng đằng sau vụ gian lận khủng khiếp nhất lịch sử ngành hàng không hiện đại.
"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

"Tổng tài 25 tuổi" được ví như Vương Hạc Đệ, đóng cảnh 18+ bị chê kệch cỡm là ai?

Hậu trường phim

23:13:20 30/12/2024
Bộ phim Mẹ Lao Công Học Yêu do Thùy Trang, Đình Mạnh đóng chính hiện vẫn đang phát sóng và gây tranh cãi vì nội dung kệch cỡm, xa rời thực tế.
Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Mỹ nam Squid Game 2 gây ám ảnh vì diễn xuất điên rồ, ánh mắt biến thái đến mức được gọi là Joker Hàn Quốc

Phim châu á

23:02:14 30/12/2024
Với tạo hình và tâm lý bất nhất, Gong Yoo khiến người xem không khỏi rùng mình bởi loạt biểu cảm và hành động điên rồ, bệnh hoạn.
Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Nữ diễn viên Việt giàu nhất miền Bắc: Sống sung sướng trong biệt thự 600m2, tự nhận "có sugar daddy bao nuôi 17 năm"

Sao việt

22:47:46 30/12/2024
Lã Thanh Huyền vốn nổi tiếng bởi rất giàu có, thậm chí còn được tung hô là nữ diễn viên giàu nhất miền Bắc, chị đại kim cương sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Cặp đôi kiểu mẫu hàng đầu showbiz kỷ niệm 10 năm ngày cưới: Tái hiện hôn lễ thế kỷ gây bão toàn cầu

Sao châu á

22:40:47 30/12/2024
Mới đây, nhân dịp kỷ niệm tròn 10 năm ngày cưới, mỹ nhân đẹp nhất Philippines Marian Rivera và ông xã tài tử Dingdong Dantes đã cùng nhau thực hiện bộ ảnh tái hiện hôn lễ thế kỷ năm nào.
Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Truy xét, bắt giữ tên trộm đột nhập quán ăn "cuỗm" hơn nửa tỷ đồng

Pháp luật

22:31:13 30/12/2024
Ngày 30/12, Công an TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã bắt giữ đối tượng gây ra vụ trộm cắp hơn nửa tỷ đồng tại một quán ăn trên địa bàn, di lý về Công an tỉnh để điều tra, xử lý.
Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Siêu mẫu kiêm diễn viên Dayle Haddon qua đời

Sao âu mỹ

22:28:39 30/12/2024
Theo trang web của Sở Cảnh sát Solebury Township, Dayle Haddon được phát hiện đã chết trong phòng ngủ ở tầng hai vào sáng 27.12,
Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Phát hiện bất thường về máy bay Hàn Quốc chở 181 người trước khi gặp nạn

Thế giới

22:16:10 30/12/2024
Hãng hàng không Jeju Air được cho là đã khai thác máy bay với tần suất cao trước khi xảy ra vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng.
Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

Cơ sở núp bóng vật lý trị liệu để điều trị tăng kích thước dương vật

Tin nổi bật

22:09:50 30/12/2024
Chỉ được cấp phép dịch vụ cắt tóc, gội đầu, vật lý trị liệu nhưng 2 cơ sở kinh doanh ở thành phố Thanh Hóa lại tổ chức khám, điều trị các bệnh về xương khớp, yếu sinh lý, tăng kích thước dương vật.
Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Một dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhiều người không nhận ra

Sức khỏe

21:44:29 30/12/2024
Khối u kích ứng đường hô hấp: Khối u trong phổi có thể kích hoạt phản xạ ho bằng cách làm tổn thương hoặc kích thích các niêm mạc đường thở.
Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Tv show

21:38:37 30/12/2024
Sự ra đi lần lượt của mẹ và anh trai Anh Tú khiến cả gia đình Lưu Bích bị sốc trong một thời gian dài. Thậm chí, chị gái của Lưu Bích là Thúy Anh không muốn đi hát nữa.