Lắp lưới bảo vệ ở ban công chung cư cao tầng thế nào cho đúng?
Chuyên gia lĩnh vực xây dựng nhấn mạnh ban công nhà cao tầng có chức năng quan trọng trong công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn. Người dân tuyệt đối không được bịt kín.
PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), nhìn nhận tiêu chuẩn về chiều cao lan can tại khu vực ban công của các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đều được quy định rất chặt. Ông cũng đưa ra những khuyến nghị đối với việc lắp lưới bảo vệ ở khu vực ban công.
Lưới bảo vệ phải dễ dàng cắt bỏ
Về việc một số căn hộ lắp lưới bảo vệ để đảm bảo an toàn cho trẻ em ở khu vực ban công, cửa sổ, PGS.TS Trần Chủng thừa nhận đây là công cụ khá thuận tiện và hiệu quả ở các nhà chung cư hiện nay.
Song, ông lưu ý chất liệu của các lưới bảo vệ nên được lựa chọn cho đúng bởi nó liên quan đến đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
“Theo quy định, khu vực ban công các tòa nhà có nhiệm vụ rất quan trọng là cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố trong tòa nhà. Lực lượng cứu nạn sẽ dùng các phương tiện để đón người qua khu vực ban công”, ông Chủng nói.
Vì vậy, phần khoảng trống bên trên lan can là rất cần thiết, tuyệt đối không được bịt kín hoặc gia cố bằng các loại hàng rào, lồng sắt. Nếu người dân lắp đặt lưới bảo vệ thì cần sử dụng loại vật liệu dễ cắt bỏ, không được quá kiên cố.
PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng). Ảnh: ASHUI.
Qua vụ việc bé gái thoát nạn dù rơi từ tầng 12A của tòa nhà vừa xảy ra, ông Chủng cho rằng đây là sự việc cực kỳ hy hữu. Qua mỗi vụ việc, các cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ nguyên nhân để tuyên truyền rộng rãi điều kiện an toàn tại chung cư.
Các gia đình sống ở chung cư nên quan sát, đánh giá lại mức độ an toàn ở hành lang ban công, cửa sổ nhà mình để điều chỉnh cho phù hợp; tránh các trường hợp đáng tiếc, nhất là ở đô thị lớn có mật độ chung cư dày đặc.
Lan can đúng tiêu chuẩn nhưng vẫn có thể tai nạn
Video đang HOT
Nói về độ cao lan can nhà chung cư, PGS.TS Trần Chủng cho hay các chi tiết này phải đúng tiêu chuẩn thì tòa nhà mới được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
“Quy chuẩn của Bộ Xây dựng đã rất rõ ràng về vấn đề này, những lan can chung cư, nhà cao tầng được quy định rõ chiều cao phải là 1,4 m. Quy định cũng nêu rõ cấu tạo của lan can không được có thêm các kết cấu để trèo lên được”, tiến sĩ Trần Chủng nói.
Bên cạnh hành lang pháp lý về mặt kỹ thuật đã cụ thể, những đô thị có mật độ nhà cao tầng lớn cần chú trọng đến kiểm tra, kiểm soát các điều kiện an toàn. Các đơn vị thẩm tra địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực xây dựng phải nghiệm thu chặt chẽ mới đưa vào sử dụng.
“Hành lang pháp lý và công cụ để chúng ta quản lý đã được đảm bảo. Tuy nhiên, những vụ việc tương tự vẫn xảy ra. Ta phải xem xét từng vụ việc để mổ xẻ nguyên nhân là gì”, PGS.TS Trần Chủng nói.
Theo tiến sĩ Trần Chủng, nếu người dân lắp đặt lưới bảo vệ ở ban công thì cần sử dụng loại vật liệu dễ cắt bỏ, không được quá kiên cố. Ảnh: Đức Anh.
Theo ông Chủng, có một vài nguyên nhân chính dẫn đến những tai nạn đáng tiếc thế này. Trong đó có việc khu vực ban công thường được người dân tận dụng làm nơi để đồ, trồng hoa, cây cảnh, vô tình biến thành các bậc để trẻ trèo lên, dễ dàng leo qua lan can.
Cùng với đó, ban công các tòa nhà tuyệt đối không phải nơi chơi đùa của trẻ nhỏ, đặc biệt khi không có người lớn trông coi. Ông đề nghị gia đình có trẻ em cần thường xuyên đóng cửa đi ra khu vực ban công, hạn chế mở cửa sổ có kích thước lớn, hạn chế kê giường, tủ, nội thất sát cửa sổ…
Theo quy chuẩn xây dựng nhà ở và công trình công cộng ở Việt Nam được Bộ Xây dựng ban hành năm 2008, những nhà cao tầng hoặc chung cư có trẻ em dưới 5 tuổi sinh sống hoặc thường xuyên lui tới, lan can phải đạt tiêu chuẩn: Khe hở của lan can không đút lọt quả cầu có đường kính 100 mm và không có cấu tạo để trẻ em dễ trèo qua lan can.
Đối với nhà ở, cơ quan, trường học, công sở và các công trình công cộng thì tại lô gia và sân thượng ở những vị trí cao từ 9 tầng trở lên thì chiều cao tối thiểu là 1,4 m. Lan can ở cầu thang và các vị trí khác là từ 0,9 m đến 1,1 m.
Những lưu ý thiết kế ban công nhà cao tầng tránh nguy hiểm tiềm ẩn cho trẻ
Thời gian gần đây, những vụ việc trẻ em bị ngã từ ban công chung cư, cao tầng đặt ra câu hỏi lớn làm sao để đảm bảo an toàn cho con trẻ khi ở nhà cao tầng.
Trong ảnh là vụ việc thương tâm bé gái 6 tuổi ngã tử vong từ lô gia trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Lê Hải
Đặc thù của căn hộ chung cư là có ban công và nhiều cửa sổ, đặc biệt là ở vị trí trên cao. Dù các cửa được đóng kỹ nhưng trẻ em hoàn toàn có thể mở ra chơi đùa, leo trèo và ngã xuống bất cứ lúc nào.
Số lượng những căn nhà chung cư lắp đặt song chắn tại lô gia và cửa sổ còn chưa nhiều. Lý do là bởi rất nhiều chung cư cấm lắp đặt để đảm bảo lối thoát an toàn khi xảy ra cháy nổ. Sau đây là những giải pháp giảm thiểu sự cố tai nạn cho trẻ ở nhà cao tầng, chung cư:
1. Lắp đặt lưới an toàn
Để giải quyết vấn đề nan giải trên thì rất nhiều giải pháp được đưa ra. Trong đó tiêu biểu là lưới an toàn.
Lưới an toàn là một giải pháp hữu hiệu cho vấn nạn này. Đồ họa: Đức Mạnh
Khắc phục được nhược điểm của mô hình "chuồng cọp" trước đây, lưới an toàn đem đến sự an toàn linh hoạt, đồng thời không ảnh hưởng đến tầm nhìn xung quanh.
Lưới an toàn được hình thành bởi những sợi cáp inox xoắn có khả năng chịu lực cao, đan vào những ốc vít và thanh nhôm chuyên dụng. Lưới được làm bởi hợp kim nhôm, trên thân dập các bulong sẽ đảm bảo dây luôn căng, thẳng và đàn hồi tốt.
Cấu tạo của sợi lưới an toàn. Đồ họa: Đức Mạnh
Ưu điểm của lưới an toàn có thể chỉ ra như sau:
- Lưới bảo vệ tất cả thành viên trong gia đình đến thú cưng của bạn. Người già đi lại sẽ có lúc bất cẩn, sự nguy hiểm khi đó cũng tương đương với trẻ nhỏ.
- Khi xảy ra cháy nổ, người bị nạn chỉ cần dùng kìm cộng lực cắt đi 1-2 dây là có thể thoát ra ngoài, không bị chặn cụt đường như các loại chấn song chuồng cọp.
- Ngoài ra bạn có thể tận dụng lưới an toàn để treo đồ vật như cây cảnh, quần áo... để tăng hiệu quả diện tích.
2. Sắp xếp nội thất
Bạn hãy lưu ý nội thất xung quanh khu vực lô gia và cửa sổ. Di chuyển bàn, ghế và các chậu cây ra khỏi những khu vực này bởi trẻ rất thích leo trèo khám phá.
Che các cửa kính bằng cách sử dụng giấy dán và đặt nội thất phía trước cửa kính để con không chạy vào đó. Bạn hãy cân nhắc sử dụng kính an toàn hoặc chống va đập trên cửa ra vào và cửa sổ kính.
3. Luôn giám sát trẻ
Khóa cẩn thận các lối ra ban công, lô gia. Hãy nhớ luôn giám sát trẻ nhỏ, đặc biệt khi chơi tại khu vực này. Hạn chế tối đa những thanh ngang hoặc vật dụng nào mà trẻ có thể trèo lên.
Cần bố trí người trông nom trẻ nếu bạn có việc bận không thể coi được. Thậm chí bạn có thể lắp đặt camera để giám sát sự an toàn cho trẻ khi vắng nhà.
Camera sẽ giúp bạn giám sát con trẻ mọi lúc mọi nơi. Ảnh: TTXVN
4. Giáo dục an toàn cho trẻ
Tất cả những biện pháp trên đều vô nghĩa nếu chúng ta thiếu đi sự giáo dục con trẻ. Lưu ý với con về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách phòng tránh chúng. Lưu ý với con những khu vực không an toàn để cẩn thận khi đi vào và những giải pháp nếu như con gặp khó khăn.
Từ vụ bé gái rơi từ tầng 12A: Tại sao nên lắp lưới an toàn ở chung cư? Bạn cũng có thể trang trí thêm các loại hoa, dây leo trên lưới an toàn ban công để giúp căn hộ của mình có thêm không gian xanh mát. Tại các đô thị phát triển hiện nay, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm. Các chủ đầu tư phát triển khu dân cư và thương mại đều muốn xây nhà...