Lập đoàn kiểm tra đánh giá nguyên nhân tử vong do Covid-19
Bộ Y tế vừa lập các đoàn đi kiểm tra TPHCM, một số tỉnh phía Nam và các tỉnh có số tử vong cao do Covid-19, nhằm kiểm tra, giám sát công tác điều trị hồi sức tích cực, đánh giá nguyên nhân tử vong.
Theo đó, đoàn gồm 28 thành viên, trong đó trưởng đoàn là PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Ngoài thành viên của Bộ Y tế, đoàn còn có sự tham gia của đại diện Sở Y tế TPHCM và chuyên gia của một số bệnh viện như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Nhân dân 115 TPHCM.
Ảnh minh họa: T.D.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm chỉ đạo, chủ động trưng tập chuyên gia của các bệnh viện tham gia đoàn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xếp lịch đi kiểm tra TPHCM, một số tỉnh phía Nam và các tỉnh có số tử vong cao do Covid-19.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác điều trị Covid-19 mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết từ làn sóng dịch thứ 4 bắt đầu bùng phát từ ngày 27/4 đến nay đã hơn 5 tháng. Dịch xuất hiện ở tất cả các tỉnh thành từ Bắc đến Nam, đặc biệt là một số tỉnh thành có số ca mắc rất lớn là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, sau đó là TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Bộ Y tế đã có nhiều thay đổi trong công tác điều trị, nhờ đó góp phần giảm tỷ lệ tử vong. SARS-CoV-2 là virus rất phức tạp, luôn biến đổi. Đặc biệt là biến chủng Delta gây nên sự khó xử trong công tác điều trị: lây lan rất nhanh, mật độ virus tập trung trên dịch tiết hô hấp trên 1.000 lần so với các biến chủng trước đó. Ngoài ra, diễn biến bệnh ở một số đối tượng như người lớn, người có bệnh nền trở rất nặng khiến tỷ lệ bệnh nhân nặng, tử vong tăng rất cao.
Theo Thứ trưởng đến ngày 30/11, Việt Nam sẽ cơ bản đạt chỉ tiêu về độ bao phủ vaccine phòng Covid-19 cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Vì thế, xu hướng hiện nay là không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, mà khuyến khích người dân tự phát hiện nếu mắc thì báo cơ quan y tế để được quản lý, khi có triệu chứng thì vào viện. Thay vì đó, các địa phương sẽ tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều hơn. Có thể thời gian tới sẽ lấy đó làm tiêu chí để đánh giá dịch bệnh tại địa phương.
Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch theo cấp tỉnh, huyện, xã… thì càng chia nhỏ đánh giá theo 4 cấp độ càng nhỏ càng tốt, một khu phố, một cụm dân cư, có biện pháp ngăn chặn kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo y tế đến được với người dân khi nhiễm tại nhà, tại cơ sở. Để làm được điều này cần nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc, đặc biệt là gói C.
Hơn 14.500 nhân viên y tế được huy động hỗ trợ chống dịch tại miền Nam
Từ đầu tháng 7 đến nay, Bộ Y tế, các địa phương, các bệnh viện, trường y dược, các viện đã huy động tổng cộng hơn 14.500 nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Trong đó, Bộ Y tế cử gần 200 người là lãnh đạo Bộ và lãnh đạo, chuyên viên các Cục/Vụ/Viện. 35 tỉnh, thành phố cũng huy động gần 2.000 người tới TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Về nhân lực khối các trường y dược, 12 trường huy động hơn 7.500 người tới TPHCM, Phú Yên, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu. 27 bệnh viện trung ương huy động 2.731 người tới TPHCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Bộ Y tế, các địa phương, các bệnh viện... đã huy động một lượng lớn nhân lực để hỗ trợ phòng chống dịch tại các tỉnh phía Nam.
Đồng thời, 10 bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực cũng huy động 1.246 người tới các Trung tâm Hồi sức tích cực tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long.
Số liệu này không bao gồm lực lượng y tế tại chỗ của các tỉnh, thành đang trực tiếp chống dịch.
Theo Bộ Y tế, trong số hàng ngàn cán bộ y tế tham gia chống dịch đợt 4 này có các bác sĩ, điều dưỡng, giảng viên, sinh viên từ các trường y, tình nguyện viên... Số còn lại là các nhân viên trợ giúp công tác hành chính, hậu cần, truy vết..., hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm và vận chuyển mẫu xét nghiệm...
Bên cạnh đó, 5 Giám đốc các bệnh viện tuyến trung ương là Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế và Đại học Y Dược TPHCM được giao đảm đương kiêm nhiệm Giám đốc bệnh viện hồi sức Covid-19 TPHCM quy mô 1.000 giường và 4 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 của Bộ Y tế tại TPHCM với quy mô 500 giường/Trung tâm để điều trị bệnh nhân nặng.
Bên cạnh đó, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đảm đương kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp cứu người bệnh Covid-19 với quy mô gần 500 giường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tại tỉnh Long An, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đang kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19; tại tỉnh Vĩnh Long là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Cùng với hỗ trợ về nhân lực, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ vật tư, trang thiết bị như thành lập Kho dã chiến tại TPHCM để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ Thành phố và các tỉnh phía Nam.
Trong đợt dịch thứ 4 đến nay, Bộ Y tế đã quản lý, cấp phát gần 5.000 máy thở (trong đó có 4080 máy thở dòng cao HFNC), 191 máy xét nghiệm RT-PCR, 93 máy tách chiết, 10 máy ECMO, 50 máy lọc máu và hàng triệu test xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
8 người ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp, có trường hợp tử vong Ngày 26/11, BV Bạch Mai cho biết, trong 2 tuần qua tiếp nhận 8 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Các ca bệnh đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, đã có trường hợp tử vong. Não hoại tử, tử vong vì ngộ độc rượu Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc,...