Lập đề án tuyên truyền CNTT là hạ tầng của hạ tầng
Sáng nay, 13/7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương đã tổ chức buổi họp bàn kế hoạch tổ chức công tác truyền thông về chủ đề “Công nghệ thông tin – Hạ tầng của hạ tầng”, góp phần thực hiện Nghị quyết 13 của BCH Trung ương Đảng khóa XI.
Ban Tuyên giáo chính thức huy động các cơ quan truyền thông báo chí tham gia việc thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vai trò mới của CNTT: Hạ tầng của hạ tầng. Ảnh: Xuân Bách.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn nhận xét, chỉ sau Diễn đàn cấp cao về CNTT-TT Việt Nam năm 2012 diễn ra gần đây, cụm từ “CNTT là hạ tầng của hạ tầng quốc gia” mới bắt đầu được rõ nét (dù rằng Nghị quyết số 13 ban hành từ đầu năm 2012 đã khẳng định rõ vai trò mới này của CNTT).
Video đang HOT
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của xã hội từ cấp lãnh đạo đến cấp cơ sở, để toàn xã hội đều nhận thức được rằng CNTT là hạ tầng của hạ tầng, liên quan đến quyền lợi sát sườn của từng cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại lợi ích cho một nhóm người nhất định.
Thứ trưởng Doãn cũng cho biết sắp tới Bộ TT&TT cùng Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phối hợp xây dựng riêng 1 đề án về công tác thông tin tuyên truyền (trên các kênh truyền thông đại chúng, báo, đài, cũng như qua đội ngũ cộng tác viên tuyên giáo,…) để đưa Nghị quyết số 13 vào cuộc sống. Sẽ có chương trình, kế hoạch thông tin tuyền truyền cụ thể cho từng giai đoạn, và sẽ bố trí đầu tư cho hoạt động này.
Trao đổi về chương trình thực hiện truyền thông để thúc đẩy lĩnh vực CNTT đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới, ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đề xuất các cơ quan truyền thông phải đặt ưu tiên hàng đầu cho công tác truyền thông về CNTT – Hạ tầng của hạ tầng cần có chuyên đề và cử người thường xuyên liên tục đăng tải thông tin về vấn đề này.
Theo vietbao
Tôn vinh 16 CIO ASEAN xuất sắc
Trong danh sách 16 Lãnh đạo CNTT xuất sắc nhất khu vực, Việt Nam áp đảo với 10 giải.
Ông Lê Thanh Tâm phát biểu tại Hội thảo CIO 2012. Ảnh: Quốc Dũng
Ban tổ chức CIO ASEAN Awards 2012 cho biết sau 8 tháng khởi động, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều đề cử nhất với 50 đề cử/ứng cử. Tiếp sau là Campuchia (8 đề cử/ ứng cử), Thái Lan (8 đề cử/ ứng cử), Singapore (6 đề cử/ ứng cử), Indonesia (5 đề cử/ ứng cử) , Malaysia (6 đề cử/ ứng cử) và các nước Philippines, Brunei, Lào mỗi nước 1 đề cử/ứng cử.
Các ứng viên tham gia CIO ASEAN Awards năm nay được chia thành 2 khối: khối Nhà nước và khối Doanh nghiệp, trong đó từng khối cũng được chia ra thành các nhóm ngành khác nhau. Khối nhà nước bao gồm trung ương và địa phương, khối doanh nghiệp được chia ra làm 7 nhóm ngành chính: Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm CNTT và Truyền thông Y tế, Giáo dục/Đào tạo, Nghiên cứu và Triển khai Dịch vụ, Thương mại Sản xuất, Vận tải, Hậu cần, Năng lượng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhóm ngành khác...
Phát biểu tại Hội thảo CIO 2012 diễn ra sáng nay với chủ đề: Phát triển Công nghệ Dịch vụ trên Hạ tầng hiện tại, ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG Đông Dương cho biết giải thưởng năm nay đề cao tầm nhìn chiến lược, năng lực tổ chức, lãnh đạo, đổi mới, sáng tạo của cá nhân CIO, nhấn mạnh tính đột phá, sáng tạo của dự án CNTT mà CIO đã triển khai thành công, trong đó kết quả triển khai dự án sẽ đặc biệt được chú trọng.
Cũng trong Hội thảo, ban tổ chức đã công bố nhiều số liệu đáng nói về Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2012, Việt Nam đã tăng được 7 bậc, từ vị trí số 90 lên 83 thế giới về Chính phủ Điện tử. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Brunei, đứng trên các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesisa, Phillipines, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu của Việt Nam vẫn bị đánh giá rất thấp, chẳng hạn như về quy trình thể chế, về e-participation (sự tham gia của xã hội với chính phủ điện tử)... đạt số điểm gần như bằng 0. Nguồn lực tài chính bị cho là đầu tư chưa đúng và chưa trúng, trong khi nguồn lực con người vừa thiếu, vừa yếu. Sự gắn kết giữa các cơ quan nhà nước lỏng lẻo, thiếu đồng bộ cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ điện tử tại Việt Nam chưa thể bứt phá như kỳ vọng.
Theo vietbao
Lý giải việc ứng dụng CNTT hạn chế trong đời sống xã hội Trong nhiều năm qua, công nghệ thông tin đã thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân... Phát biểu tại diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Summit) 2012 diễn ra vào sáng 26/6,...