Lấp đầy sẹo rỗ với các nguyên liệu tự nhiên tại nhà
Chỉ 5 phút mỗi ngày thực hiện những biện pháp trị sẹo rỗ từ những nguyên liệu thiên nhiên chẳng tốn kém lại vô cùng hiệu quả và an toàn.
Trị sẹo rỗ bằng các phương pháp tự nhiên tuy có tác dụng chậm hơn các phương pháp điều trị chuyên sâu nhưng nó có độ an toàn cao, ít gây kích ứng và phù hợp với mọi loại da. Hơn nữa, bạn có thể kết hợp trị liệu tự nhiên với công nghệ để hỗ trợ hiệu quả rõ rệt hơn.
1. Mặt nạ vitamin E
Mặt nạ vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và cải thiện bề mặt da. Ngoài ra, Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, kích thích da sản sinh collagen và hỗ trợ tiêu trừ các gốc tự do. Do đó, người ta không chỉ sử dụng vitamin E bằng cách uống mà còn sử dụng như một loại mặt nạ đắp lên da giảm độ lõm của sẹo rỗ, giúp da khỏe mạnh, đàn hồi, ẩm mượt và mịn màng.
Các mô sẹo sẽ nhanh chóng được thúc đẩy tái tạo, phục hồi bởi vitamin E.
Hướng dẫn thực hiện:
- Làm sạch da mặt với sữa rửa mặt và dùng khăn sạch lau khô.
- Sử dụng tinh chất trong vitamin E tổng hợp thoa lên bề mặt da có sẹo lõm (nên thoa từ 2 – 3 lớp).
- Rửa sạch lại với nước ấm sau 10 – 15 phút.
- Đắp mặt nạ này từ 3 – 4 lần/tuần.
2. Mặt nạ rau má
Rau má là một trong những thực phẩm giàu collagen, chất chống oxy hoá có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho làn da. Đặc biệt, rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ da hiệu quả không cho hình thành sẹo mới. Tuy nhiên, trị sẹo lõm bằng rau má chỉ có tác dụng với các sẹo lõm nhẹ, nông và mới hình thành.
Rau má còn là bài thuốc quý, có tính hàn nhiệt, giúp cơ thể thanh lọc, giải độc nên hạn chế được các nguyên nhân gây ra sẹo lõm như: mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng…
Video đang HOT
Hướng dẫn thực hiện:
- Sơ chế rau má, rửa sạch và để ráo.
- Đem xay hoặc giã nát lấy nước ép uống (một ly nước ép tương đương với 30 – 40g rau má).
- Phần bã dùng để đắp trực tiếp lên vùng sẹo lõm, giữ từ 15 – 20 phút sau đó rửa sạch với nước.
- Đắp mặt nạ này từ 3 – 4 lần/ tuần.
Ngoài ra, rau má còn có thể kết hợp với lá gấc xay nhuyễn với muối và đắp trực tiếp lên vùng mụn nhọt sau đó băng lại.
3. Mặt nạ nghệ và sữa chua
Từ xa xưa, nghệ là thảo dược tự nhiên thường được tận dụng để trị sẹo thâm và sẹo rỗ. Hoạt chất curcumin trong nghệ được chứng minh có hiệu quả chống oxy hóa, tiêu trừ sắc tố melanin, giảm viêm và tăng sinh collagen. Ngoài ra, sữa chua còn chứa nhiều vitamin B, C, khoáng chất như sắt, kẽm, magie, canxi, axit lactic giúp tẩy tế bào chết dịu nhẹ, dưỡng ẩm và cải thiện bề mặt da.
Kết hợp sữa chua và nghệ giúp làm sáng da, cấp ẩm và hỗ trợ làm mờ các vết sẹo.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều 1/2 thìa bột nghệ với 2 thìa sữa chua không đường.
- Thoa lên da mặt đã được làm sạch.
- Để trong 10 – 15 phút và rửa lại với nước ấm.
- Đắp mặt nạ này từ 3 – 4 lần/ tuần.
4. Khoai tây nghiền và yến mạch
Khoai tây không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mà nó còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho làm đẹp. Nghiên cứu cho thấy trong khoai tây có vitamin A,E,C, khoáng chất phốt pho,… kích thích tăng sinh và tái tạo tế bào mới rất tốt đồng thời cân bằng ẩm tốt, giảm nhờn trên da. Bên cạnh đó, yến mạch nguyên chất có chứa nhiều selenium (chất chống oxy hóa) và các loại vitamin B, B6, vitamin E tái tạo da và trị sẹo rỗ, sẹo lõm hiệu quả.
Mặt nạ khoai tây yến mạch có rất nhiều công dụng đối với làn da của bạn như tái tạo các tế bào da mới, trị mụn cũng như giúp da sáng và đều màu hơn. Bạn nên sử dụng loại mặt nạ 2 lần/tuần.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rửa mặt sạch loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn và làm lỗ chân lông giãn nở giúp da hấp thụ các dưỡng chất từ mặt nạ.
- Rửa gọt sạch nửa củ khoai tây rồi hấp chín, nghiền nát mịn
- Trộn với 2 thìa yến mạch, 2 thìa sữa tươi không đường đến khi hỗn hợp mịn và sệt.
- Đắp hỗn hợp lên cùng da có sẹo rỗ và để từ 15 đến 20 phút sau đó rửa sạch mặt lại cùng nước mát.
90% sẹo rỗ có thể chữa khỏi bằng những phương pháp chữa trị chuyên sâu
Da mặt lồi lõm sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa khi biết cách chọn cho mình phương pháp chữa trị chuyên sâu đúng với loại sẹo mình đang bị.
Không như các vấn đề da liễu thông thường, sẹo rỗ xảy ra do cấu trúc da bị tổn thương và tăng sinh/giảm collagen bất thường. Do đó, việc điều trị sẹo rỗ thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải tính kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn từ bác sĩ da liễu. Dựa vào nguyên nhân và cách thức phân loại sẹo rỗ mà chúng ta có các biện pháp điều trị chuyên sâu khác nhau.
Bôi thuốc trị sẹo rỗ
Thuốc trị sẹo được áp dụng khi trường hợp sẹo rỗ mới hình thành và đang có mức độ nhẹ, phạm vi tổn thương nhỏ. Thuốc có tác dụng kích thích da tăng sinh collagen, elastin và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Bạn nên lựa chọn các loại thuốc có thành phần Heparin, Allatoin, Glucosamine, Coenzyme Q10, vitamin E, B, C, A,... cùng các tinh chất nha đam, hành tây thúc đẩy tái tạo mô da hư tổn, xây dựng liên kết và cải thiện độ săn chắc và sức khỏe của làn da.
Bôi thuốc trị sẹo rỗ chỉ đem lại cải thiện rõ rệt đối với vết sẹo mới hình thành, độ lõm nông, phạm vi nhỏ. Nó không có hiệu quả đối với các vết sẹo có kích thước lớn và đã hình thành lâu năm.
Điều trị bằng Laser
Laser là một trong những công nghệ làm đẹp tân tiến nhất hiện nay sử dụng tia nhiệt cải thiện các vấn đề về da và chống lão hóa. Thông thường tia laser có bước sóng từ 10.000nm tác động trực tiếp đến vùng hạ bì nhằm đốt cháy các mô hư tổn, kích thích da tái tạo và phục hồi. Tác động từ tia laser còn thúc đẩy sản sinh collagen nhằm lấp đầy vết sẹo lõm, cải thiện bề mặt và độ săn chắc của da.
Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, không gây chảy máu, không để lại sẹo và có thời gian phục hồi tương đối nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp có sử dụng Isotretinoin trong vòng 6 tháng, đang bị nhiễm khuẩn da, người có bệnh collagen (tăng sinh mô da bất thường) và bị dị ứng thuốc tê.
Phương pháp bắn tia laser này được đánh giá cao trong điều trị sẹo rỗ, sẹo lồi và cải thiện các khuyết điểm trên da mặt.
Tiêm chất làm đầy (filler)
Đây là phương pháp thẩm mỹ phổ biến và được giới điệu mộ làm đẹp ưa chuộng nhất. Chất làm đầy được sử dụng để điều trị sẹo lõm thường chứa hyaluronic acid - một chất tự nhiên tồn tại ở dạng gel trong suốt có mặt trong ở hầu hết mô sụn, khớp xương và da. Do đó, nó khá tương thích và an toàn với cơ thể người. Chất làm đầy có vai trò lấp đầy các vết lõm giúp cải thiện bề mặt và độ săn chắc của da.
Tiêm filler được ứng dụng trong điều trị sẹo rỗ - đặc biệt là các vết sẹo có kích thước lớn và độ lõm sâu.
Lăn kim
Phương pháp điều trị sử dụng dụng cụ chứa các đầu kim có kích thước nhỏ lăn trực tiếp trên bề mặt da nhằm tạo ra các "tổn thương giả". Tác động này kích thích cơ thể tập trung tiểu cầu nhằm tái tạo vùng da bị sẹo, giúp làm mờ vết lõm, cải thiện cấu trúc và độ săn chắc của da. Trong quá trình lăn, có thể kết hợp đưa một số tinh chất vào da nhằm tăng tốc độ phục hồi và giúp các mô phát triển đồng đều.
Vì mức độ xâm lấn tương đối nên bạn nên tìm tới địa chỉ lăn kim uy tín tránh các cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo vô trùng dễ gây nhiễm trùng, đau rát và ngứa ngáy.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Tuy là phương pháp điều trị mới nhưng nó đã được ứng dụng trong điều trị nhiều vấn đề về da và xương khớp. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu sử dụng máu của người thực hiện, sau đó tiến hành chiết tách tiểu cầu và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương. Các chuyên gia thường thực hiện các biện pháp tạo tổn thương giả lên bề mặt da như laser hay lăn kim trước khi thoa. Các vết thương này đóng vai trò là đường dẫn giúp tiểu cầu dễ dàng thẩm thấu và đi sâu vào cấu trúc da.
Tiểu cầu có khả năng thúc đẩy da tái tạo, làm đầy vết lõm, giảm kích thước lỗ chân lông, cải thiện độ căng bóng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và giúp trẻ hóa làn da.
Cách trị sẹo rỗ trên mặt lâu năm tại nhà hiệu quả nhanh nhất Sẹo rỗ hay sẹo lõm là những di chứng tổn thương trên da xuất hiện do nhiều yếu tố tuy không ảnh hưởng tác động đến sức khỏe nhưng làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Dưới đây là tổng hợp những cách trị sẹo rỗ trên mặt lâu năm an toàn nhất để áp dụng tại nhà. Sẹo rỗ (lõm) là...