Lắp camera sẽ ngăn được bạo lực học đường?
Vụ việc giáo viên Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) liên tục đánh học sinh và chỉ bị phát hiện khi phụ huynh âm thầm gắn camera quan sát lại dấy lên một vấn đề tuy không mới nhưng luôn khiến phụ huynh quan tâm: Làm thế nào để giám sát việc giáo viên bạo hành học sinh và gắn camera có phải là giải pháp tối ưu?
Một lớp học mầm non có gắn camera – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cô giáo Trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú) liên tục mắng, nhéo tai và đánh vào lưng học sinh chỉ được phát hiện khi có camera lén đặt trong lớp học. Từ sự việc này, đã có ý kiến cho rằng cần thiết phải lắp đặt camera giám sát trong lớp học, không riêng bậc mầm non như TP.HCM đang triển khai.
Giáo viên sẽ chịu áp lực không đáng
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, cho biết: “Việc lắp camera trong lớp học đã có ở nơi này nơi khác từ mười mấy năm trước, từ mầm non đến THPT… Từ hồi ấy tôi cũng nghĩ đến việc này và tham khảo ý kiến các thầy cô trong trường. Có cái lợi và không lợi! Về an ninh thì lợi nhưng về tâm lý cả thầy và trò thì không có lợi vì lớp học mất tự nhiên do bị “soi” thường xuyên. Vì thế, đến bây giờ tôi cũng chỉ cho lắp camera ở cổng, sân trường, hành lang, phòng ăn, nhà để xe… mà không lắp trong lớp học, nhà vệ sinh. Việc lắp trong lớp học nên ở các lớp mầm non, các cháu quá bé dễ bị “bắt nạt” (bạo hành); giám sát các cô, buộc các cô phải chu đáo và kiềm chế nóng giận, còn các cấp học cao hơn là không cần thiết”.
“Có thể việc lắp camera giúp GV e dè, không dùng bạo lực với HS nhưng cũng chính nó sẽ làm thui chột sự sáng tạo, say mê với nghề nghiệp của GV”
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa
Đồng quan điểm, nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho hay với tư cách là nhà quản lý giáo dục và nghiên cứu về tâm lý giáo dục, ông đều không ủng hộ quan điểm lắp camera để giám sát giáo viên (GV).
“Trường tôi từ nhiều năm nay đã có những ý kiến đề nghị lắp camera để hiệu trưởng theo dõi giờ lên lớp của GV nhưng tôi luôn luôn từ chối, tôi chỉ lắp camera ở khu vực công cộng trong trường học như cổng trường, hành lang lớp học… để đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Tôi từ chối chủ yếu là tôi không muốn tạo áp lực không đáng có cho GV. Nghề GV là rất nặng nề, đặc biệt với GV mầm non, tiểu học, các thầy cô phải quản lý một lớp học đôi khi như “ong vỡ tổ”, rất vất vả. Có thể việc lắp camera giúp GV e dè, không dùng bạo lực với HS nhưng cũng chính nó sẽ làm thui chột sự sáng tạo, say mê với nghề nghiệp của GV. Không phải chỉ những người có lỗi đâu mà tất cả những người khác đều cảm thấy mình bị “theo dõi”, là người có lỗi”, ông Hòa nói.
Video đang HOT
Yếu tố quyết định vẫn là con người
Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay: “Trong các dịp đi tham quan mô hình giáo dục tiểu học nhiều nước tiên tiến, chỉ thấy sự xuất hiện của camera ở sân trường, cổng trường để bảo vệ học trò, tôi đã thắc mắc sao không lắp trong lớp học để quản lý thì được nhà trường, tất cả nơi tôi đã đến đều chung một quan điểm: Giáo dục là phải có niềm tin. GV phải được thực hiện việc giảng dạy của mình một cách thoải mái, tự do nhất. Còn các hành vi không đúng chuẩn mực sẽ được phản ánh qua các kênh phụ huynh, học sinh và hệ thống quản lý của nhà trường là ban giám hiệu, tổ trưởng các khối lớp…”.
TP.HCM chi khoảng 3,3 tỉ đồng lắp camera ở các nhóm trẻ
Năm 2018, sau khi xảy ra một số vụ bạo hành trẻ mầm non tại TP.HCM như bạo hành trẻ mầm non tại Trường mầm non Mầm Xanh (Q.12), vào đầu năm 2019, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết về hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP. Trong đó, TP chi ngân sách khoảng 3,3 tỉ đồng dành cho việc lắp đặt camera cho 105 nhóm trẻ, trung bình mỗi nhóm trẻ có 3 camera… Việc lắp camera này đang được tiến hành ở các nhóm trẻ.
Ông Điệp cũng nói, không thể so sánh mầm non với tiểu học. Bậc mầm non, chủ yếu là chăm sóc và nuôi dưỡng nên việc hỗ trợ bằng các thiết bị nói trên phù hợp hơn. “Tuy nhiên dù sao đi nữa, yếu tố quyết định vẫn là con người, lắp đặt thiết bị giám sát không thể giải quyết được cái gốc vấn đề”, ông Điệp nhấn mạnh.
Cũng là phụ huynh, nhưng chị Trần Khanh Hồng Anh, có con học tại Trường tiểu học Trần Danh Lâm (Q.8) cũng không đồng tình với việc lắp camera trong lớp học. “Không nên lắp camera trong lớp tiểu học. Tôi suy nghĩ rằng những cái camera này là biểu hiện của sự mất niềm tin. Trường học luôn là một nơi những tưởng an toàn nhất và tin cậy nhất thì lại trở thành nơi đáng ngờ nhất và người ta phải nghi kỵ nhau…”.
Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạmđạo đức nhà giáo
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo – Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Bộ đã có nhiều văn bản và chỉ thị trong năm học 2019 – 2020, nêu rõ kiên quyết xử lý nghiêm GV, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo. Các cấp chính quyền và ngành GD-ĐT TP.HCM đã vào cuộc xác minh và xử lý theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ”.
Theo thanhnien
Vụ cô giáo đánh, kéo tai học trò: Cần nhìn nhận đa chiều
PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng Khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, cần nhìn nhận đa chiều vụ cô giáo tiểu học tát, mắng, véo tai học sinh trong nhiều ngày và bị camera giấu kín ghi lại.
Gần đây, dư luận bức xúc với việc cô giáo N.H.H (giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11 trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TP HCM) có hành vi bạo hành trẻ và bị camera bí mật ghi lại.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Trần Thành Nam, cho rằng, ở trường hợp này, cô giáo có lẽ đã nghĩ rằng những hành vi bạo lực đó là sai nhưng khi thử bằng cách khác thì lại không có hiệu quả.
Nếu muốn kỷ luật mang tính tích cực với học sinh, phải dựa trên mối quan hệ. Tức, mối quan hệ giữa cô trò gần gũi nhau thì khi cô phạt học sinh nhẹ nhàng, các em sẵn sàng nghe lời. Cô phải giống như "ông chủ tốt" của trò thì trò mới nể và nghe theo.
PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng Khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội).
Mặt khác, các thầy cô chỉ được tuyên truyền những điều được làm/không được làm thế này/thế kia khi có sự việc xảy ra. Thực tế, ta cần phải hướng dẫn các thầy cô làm như thế nào để quản lý những hành vi sai của học sinh sao phù hợp nhất. Xử lý tình huống phát sinh sao cho vẫn bảo vệ được cô giáo và không gây tổn thương cho học sinh.
Ông Nam cũng nhấn mạnh, hành vi của cô cần được nhìn trong cả một quá trình. Việc kiểm soát cảm xúc của giáo viên là rất quan trọng vì có thể dẫn tới hành vi sai.
Các thầy cô thường có suy nghĩ, muốn cho học sinh nghe theo lời mình thì phải khiến các em sợ hoặc xấu hổ. Các cô chưa được trải nghiệm với cái mới nên niềm tin không thay đổi. Cô giáo chỉ cố gắng thay đổi về mặt hành vi là vì cô sợ, chứ không tự giác.
Muốn giáo dục một đứa trẻ cần phải làm cho các em cảm thấy nếu mình ứng xử sai thì sẽ bị tước mất cơ hội, quyền lợi. Còn nếu giữ nguyên theo cách dạy học sinh/dạy con theo kiểu cũ thì không thể thay đổi được niềm tin.
Chung quy lại, người thiệt thòi nhất vẫn là những đứa trẻ. Tất cả những bài học về tình yêu thương chúng được học trên lớp nhưng bản thân cô giáo, bố mẹ hay ngoài xã hội lại diễn ra theo những hướng khác.
Camera bí mật ghi lại cảnh cô giáo tát mắng học sinh ở TP Hồ Chí Minh.
Khi ấy nếu có giáo dục về hành vi lối sống trên lớp cũng chỉ là hình thức. Nó chỉ được áp dụng ở trong một phạm vi nào đó mà có sự giám sát chặt chẽ, mọi người sợ bị vi phạm, sợ bị phạt nên cố gắng ứng xử với nhau theo nguyên tắc. Sau này khi lớn lên, đứa trẻ có thể sẽ có những hành vi "siêu giả vờ", ở trong môi trường nào thì ứng xử như thế.
Ví dụ, khi đi trên đường mà cứ thấy bóng dáng của cảnh sát giao thông thì mới nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, còn nếu không thì lại vô tư vượt đèn đỏ, không có tính tự giác. Hành vi đạo đức, phẩm chất lối sống của con người phải hình thành dựa trên tính tự giác.
"Qua câu chuyện này, chúng ta nên nhìn nhận đây là vấn đề của cả hệ thống. Rõ ràng, an ninh an toàn trường học đang thực sự có vấn đề.
Trước đó, vào ngày 23/8, nhiều em học sinh lớp 2/11 trường Tiểu học Phan Chu Trinh (Tân Phú, TP HCM) về nhà nói với bố mẹ bị giáo viên chủ nhiệm là cô N.H.H. đánh, véo tai liên tục, quát mắng học sinh. Camera được bí mật lắp ở lớp học 4 ngày liên tiếp từ 27 đến 30/8 và ghi được hình ảnh cô giáo có các hành vi bạo hành học sinh.
Hiện tại, Thanh tra quận Tân Phú đã lập đoàn thành tra để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM, hành vi của cô giáo là phản giáo dục và không thể chấp nhận được, cần phải đưa ra khỏi ngành giáo dục. Hiện tại, cô giáo H. đang bị tạm đình chỉ đứng lớp.
Đan Lê
Theo Dân trí
Vụ phụ huynh lắp camera phát hiện cô giáo đánh học sinh, chuyên gia Vũ Thu Hương chia sẻ về "một khía cạnh khác" nguy hiểm không kém Đang có vụ việc "giáo viên TP.HCM đánh trẻ", tôi đương nhiên phản đối hành vi xâm phạm trẻ của cô giáo, nhưng tôi muốn phân tích một khía cạnh khác về Phong cách giáo dục "không phạt" đã hủy hoại trẻ em thế nào? Các đây gần 10 năm, ở nước ta xuất hiện phong cách giáo dục "không phạt". Người ta...