Lao vào nghề “hot” sẽ “được mùa, mất giá”
Đây là cảnh báo của TS Phạm Mạnh Hà – Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trước tình trạng học sinh cứ lao vào chọn nghề “hot”.
TS Phạm Mạnh Hà – Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Ảnh: QQ
Theo TS Phạm Mạnh Hà, chọn ngành nghề cần xem thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ chọn nghề theo thị trường thôi thì dễ rơi vào nguy cơ “được mùa, mất giá”. Nhiều người lao vào học 1 số ngành nghề nhất định và sau 4 năm học thì lại tạo ra nguồn lực khủng khiếp.
Vì thế, cần xác định thực sự về năng lực, tố chất và tính cách của mình. Bởi những điều này sẽ theo mỗi con người lâu dài và giúp chuyển đổi nghề nghiệp dễ dàng.
Khi chọn trường, việc đầu tiên cần xác định ngành đó đào tạo nghề gì bởi nghề nghiệp quyết định sự theo đuổi lâu dài. Nhiều người chỉ định hướng vào trường với suy nghĩ chỉ cần vào trường tốp trên, trường danh tiếng, đi du học là sẽ thành công, dễ xin việc… Đó là sự ngộ nhận. Quan trọng là lĩnh vực đó, ngành nghề đó, bản thân có phát huy được tố chất và sẽ đam mê lâu dài hay không.
Từ những phân tích đó, Phó trưởng Khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đưa lời khuyên: Các bạn cần nhớ 5 nguyên tắc cơ bản khi chọn ngành, nghề, trường phù hợp.
Thứ nhất, chọn trường. Hiện có rất nhiều trường và chuyên ngành khác nhau thì đầu tiên hãy chọn trường có truyền thống, và chọn ngành đặc sắc nhất trong trường bởi khi đó các thầy cô sẽ có kinh nghiệm đào tạo.
Video đang HOT
Thứ hai, chọn trường có điều kiện trải nghiệm nghề nghiệp. Nhiều bạn khi vào trường rồi mới phát hiện mình có hợp với ngành nghề này không. Vì thế, nếu chọn trường có đào tạo theo hướng bằng kép, song bằng hay đào tạo tín chỉ cho phép chuyển đổi ngành nghề trong trường sẽ hạn chế việc chọn sai và phải bắt đầu lại từ đầu.
Và điểm quan trọng nhất các bạn cần nhớ là yếu tố số 1 vẫn là chọn ngành. Ngành đó phải là ngành mình theo đuổi hay không. Nếu chọn ngành mang tính chuyên sâu thì khó xin việc. Ngành càng chuyên sâu bao nhiêu thì cơ hội xin việc hay chuyển đổi nghề nghiệp sẽ càng khó hơn, phức tạp hơn.
Ngành quá rộng để làm gì cũng được thì sau này không biết mình làm cái gì thì cũng nguy hiểm. Cần đảm bảo chọn ngành vừa có tính chuyên sâu, đồng thời vừa có độ mở để chuyển đổi nghề dễ dàng.
Tiếp nữa là chọn vị trí học tập. Tuỳ thuộc vào tài chính và văn hoá để chọn khu vực học tập. Ví dụ, gia đình điều kiện khó khăn hãy chọn các trường cao đẳng hay đại học vùng và gần địa phương sinh sống để có chi phí thấp hơn. Điều này đảm bảo quá trình học tập không bị đứt đoạn hoặc phải lao vào việc làm thêm quá nhiều.
Cuối cùng, chọn đại học hay cao đẳng, trung cấp. Việc này phụ thuộc vào bậc học đấy có đào tạo nghề bạn yêu thích hay không. Có nghề chỉ đào tạo trung cấp, cao đẳng cũng có nghề chỉ đào tạo ở bậc đại học.
Ngoài ra, yếu tố điều kiện kinh tế gia đình cũng cần được xem xét.
Theo Laodong.vn
Chọn ngành, chọn trường: Cẩn trọng kẻo bỏ học giữa chừng
Các chuyên gia giáo dục khuyên các em cần cẩn trọng trong việc chọn ngành, chọn trường, đừng chọn theo trao lưu rồi bỏ học nửa chừng
Việc tham gia các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cũng là cách giúp học sinh phổ thông có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề mình muốn theo học
Thời điểm hiện tại, khi các trường đại học, cao đẳng đang tăng tốc quảng bá tuyển sinh thì câu hỏi được nhiều học sinh bậc phổ thông đặt ra nhất là nên chọn ngành nào, trường gì?
Trước quá nhiều thông tin xuất hiện cùng lúc, không ít học sinh cảm thấy bị phân tâm. Có bạn còn không biết mình mạnh ở điểm nào và bản thân thực sự muốn gì nên khá mông lung trong việc chọn ngành nghề tương lai, nghiêng sang xu hướng chọn theo trào lưu.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng: chính suy nghĩ thiếu nghiêm túc trong việc định hướng nghề nghiệp là nguyên do dẫn đến nhiều hệ lụy sau này như phải thôi học giữa chừng, thất nghiệp, không thể phát triển tương lai.
Tại các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, điều khiến các chuyên gia giáo dục, đại diện nhiều trường đại học, cao đẳng lo lắng nhất chính là đa phần học sinh phổ thông chưa có thông tin đầy đủ về ngành nghề mà mình sẽ chọn. Thậm chí có em còn không biết ngành hay trường đó là gì và năng lực như thế nào là phù hợp để có thể theo đuổi đến cùng. Vì mù mờ thông tin, lắm em chọn ngành theo trào lưu, thậm chí theo bạn bè.
Theo Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc tiếp cận nguồn thông tin tuyển sinh, hướng nghiệp của học sinh phổ thông các vùng miền đã trở nên thuận tiện hơn. Thế nhưng, mặt trái của việc này là rất dễ dẫn đến tình trạng loạn thông tin khiến học sinh phân tâm, rối trí.
Do vậy, các em cần biết cách chọn lọc nguồn tin và tìm hiểu thật kỹ ngành nghề cùng với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia, giáo viên và gia đình để có được hướng đi phù hợp.
Ông Toàn nhấn mạnh: "Hiện nay, các bạn học sinh đang đón nhận cùng lúc quá nhiều thông tin như công nghiệp 4.0, phải học ngành gì cho tốt, nên học theo định hướng tương lai, đi du học, hay tham gia một chương trình liên kết quốc tế nào đó... Tất cả những điều này sẽ tác động rất nhiều đến các bạn học sinh phổ thông. Tuy nhiên tôi vẫn khuyên các bạn nên thực sự tỉnh táo. Mỗi bạn phải xem cái gì mình giỏi nhất để chọn ngành học theo năng lực cốt lõi của bản thân".
Ông Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế TPHCM cho rằng, học sinh phổ thông cần tận dụng tối đa các kênh thông tin để tìm hiểu sâu về ngành nghề mà mình yêu thích.
Điều quan trọng nhất là phải tìm được trường uy tín, ngành học phù hợp để theo đuổi đến cùng và khẳng định bản thân sau khi tốt nghiệp.
Thời gian qua, không ít sinh viên vì muốn vào đại học bằng mọi giá đã chấp nhận "nhắm mắt" chọn ngành để rồi chán nản bỏ học giữa chừng hoặc bị buộc thôi học do không đủ năng lực đáp ứng.
"Vấn đề quan trọng bây giờ mà các em học sinh phổ thông cần chú ý là học ngành gì để sau này ra trường có việc làm. Nếu chúng ta cứ tập trung vào một bậc học mà bản thân không đủ năng lực của bản thân cũng như điều kiện của gia đình thì các em có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng hoặc sau này thất nghiệp" - ông Lý nêu.
Nếu như tiêu chuẩn trước kia là chọn ngành sao cho ra trường có việc làm ổn định, thu nhập tốt thì trong giai đoạn đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay đòi hỏi người trẻ phải đủ kiến thức, bản lĩnh để chọn ngành tạo ra ưu thế trong thị trường lao động. Không cần phải chọn ngành nghề quá cao siêu hay tìm cách vào trường đại học quá nổi tiếng nhưng theo Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Việt, thí sinh phải chọn cho được ngành học tạo ra hướng phát triển sau này. Nếu được, hãy chọn ngành có thể giúp các em có kiến thức nền tảng để thích nghi tốt với nhiều lĩnh vực công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp.
Ông Thành khuyên: "Các em phải xem xét rất cẩn trọng và điều cần quan tâm là ngành nghề đó sẽ giúp cho có cuộc sống như thế nào. Với ngành nghề ấy các em có thể tiếp tục phát triển hơn nữa được hay không. Khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới như hiện nay các em phải làm sao nghĩ tới chuyện mình hòa nhập được với cuộc cách mạng ấy. Vì vậy, việc chọn một ngành học phù hợp và linh hoạt là rất quan trọng".
Nhưng PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, quan trọng hơn vẫn là nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên. Học kiến thức thôi chưa đủ mà ngay khi bước vào giảng đường đại học, các em phải chủ động tích lũy các kỹ năng cần thiết, phát huy hết mức thế mạnh của bản thân bởi đất nước hội nhập đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh của thị trường lao động sẽ ngày càng khốc liệt. Khi người lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng khắt khe việc họ thất nghiệp hay bị sa thải là điều đương nhiên.
Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, để không lạc hướng, ngay từ khi bước vào lớp 10, mỗi học sinh cần xác định thế mạnh của bản thân, chủ động tìm hiểu ngành nghề mà mình yêu thích và tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin. Việc nghiêm túc đánh giá bản thân cộng với quá trình nghiên cứu kỹ, tham gia các buổi tư vấn sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn cụ thể hơn, từ đó đưa ra những chọn lựa phù hợp với năng lực cũng như điều kiện gia đình
Theo VOV
Nhiều người không còn thấy sự bình an khi cầm trong tay bằng đại học Nhiều phụ huynh khác cho rằng, bây giờ các loại trường đại học đầy rẫy, việc vào được đại học thì dễ nhưng ra trường xin được việc làm thì rất khó. Nhiều bậc phụ huynh và học sinh đã có thay đổi trong tư duy chọn trường, chọn nghề. (Ảnh: Báo Nhân dân) LTS: Từ những câu chuyện xung quanh mình, thầy...