Lào tăng cường tuần tra biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, cơ quan chức năng các tỉnh của Lào đang đẩy mạnh tuần tra, tăng cường kiểm soát khu vực biên giới để phát hiện sớm và ngăn chặn hoạt động nhập cảnh bất hợp pháp từ Thái Lan có nguy cơ mang theo virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 vào nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Vientiane, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Nguyên nhân là do các lao động Lào làm việc tại Thái Lan thường sử dụng cách vượt sông Mekong để về nước nhằm tránh cách ly và kiểm tra y tế theo quy định mà chính phủ ban hành.
Theo đó, Ban chuyên trách quốc gia về phòng chống COVID-19 tại Lào vừa yêu cầu chính quyền các tỉnh Savannakhet, Saravan và Xayaboury lưu giữ thông tin chi tiết về những người nhập cảnh vào nước này. Các tỉnh này được coi là có nguy cơ lây lan virus cao vì giáp với Thái Lan bằng các đoạn sông hoặc địa hình đất trống. Đây chính là thách thức lớn trong nỗ lực giám sát người dân tại các cửa khẩu biên giới và hỗ trợ những người lao động trở về bị ảnh hưởng của dịch bênh.
Hiện tại, chính quyền các tỉnh giáp biên với Thái Lan đang tăng cường kiểm soát tình trạng qua lại biên giới, nhất là nhóm lao động trở về nước. Tuần trước, một phụ nữ Lào đã vượt sông Mekong để vào huyện Pakkading thuôc tỉnh Bolikhamxay và được xác nhận dương tính vơi virus SARS-CoV-2 , chỉ sau khi được người nhà đưa đi khai báo y tế.
Ngày 19/4, huyện Xonnabouly, tỉnh Savannakhet, đã phong tỏa bản Nake, nơi được cho là ghi nhận một số lượng công dân Lào nhập cảnh trái phép về nước từ Thái Lan, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch trong cộng đồng. Tính đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 58 trường hợp mắc COVID-19, không có ca tử vong. Hiện người nhập cảnh vào Lào phải được kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện cách ly bắt buộc trong vòng 14 ngày.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đang lên kế hoạch cho phép bệnh nhân có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn tự cách ly tại nhà để dành giường bệnh cho những trường hợp bênh năng, trong bối cảnh số ca măc mơi COVID-19 gia tăng trong những ngày gân đây.
Kế hoạch dự phòng này là nhăm đối phó với những lo ngại ngày càng tăng vê tình trạng các giường bệnh đang được lấp đầy nhanh chóng trong làn sóng đại dịch thứ ba hiện nay và cần khân trương hành đông trong trường hợp tình hình xấu đi. Theo kế hoạch cách ly tại nhà được công bố ngày 19/4, các bệnh viện có thể xem xét cho phép bệnh nhân măc COVID-19 không có triệu chứng được điều trị tại nhà với một số điều kiện. Các bệnh viện sẽ được yêu cầu tuân theo một bộ tiêu chí khi xem xét cho bệnh nhân COVID-19 tự cách ly – điều chỉ được khuyến nghị nếu bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng khác và với thời gian tự cách ly trong một tháng.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết hệ thống cách ly tại nhà chưa được áp dụng vào thời điểm này vì vẫn còn khoảng 3.000 giường vẫn trống trên toàn quốc. Cục trưởng Cục Dịch vụ Y tế (DMS) Somsak Akksilp giải thích rằng những lo ngại về tình hình hiện nay liên quan nhiều đến thời gian chờ đợi giường bệnh hơn là tình trạng thiếu giường và cho biết các nỗ lực phối hợp đã được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Bác sĩ Somsak nói thêm rằng việc nhập viện vẫn là bắt buộc đối với tất cả bệnh nhân COVID-19 nhưng những ca nhẹ và không có triệu chứng, được gọi là những trường hợp “Xanh”, có thể được đưa đến bệnh viện dã chiến và “bệnh viện-khách sạn” (hospitel). Theo Bác sĩ Somsak, tất cả các bệnh viện dưới sự giám sát của Bộ Y tế đã được yêu cầu để dành các giường bệnh chăm sóc tích cực vì dự kiến sẽ có thêm nhiều ca bệnh nặng trong tuần này.
Trong khi đó, tình trạng thiếu giường bệnh đã khiến cho 600 bệnh nhân măc COVID-19 ở thủ đô Bangkok bị chậm nhập viện. Giám đốc Sở Dịch vụ Y tế Suksan Kittisupphakorn nói rằng có 505 bệnh nhân đang chờ giường bệnh kể từ đầu tháng này cùng với 99 người được xác nhận măc COVID-19 hôm 19/4 sau lần xét nghiệm thứ hai. Bác sĩ Suksan cho biết những bệnh nhân này dự kiến sẽ được chuyển đến bệnh viện dã chiến trong vòng 1 hoặc 2 ngày, vì các quan chức đang bổ sung thêm giường cho các bệnh viện dã chiến.
Trong ngày 20/4, Thái Lan ghi nhận thêm 1.443 ca măc và 4 ca tử vong, nâng tổng số ca măc lên 45.185 ca, trong đó có 108 người không qua khỏi. Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cho biết trong số các ca nhiễm mới được ghi nhận ngày 20/4 có 1.328 ca lây nhiễm trong công đông. Số lượng các ca nhiễm mới theo ngày tại quốc gia Đông Nam Á này hôm 19/4 đã giảm xuống 1.390 ca sau khi khi ghi nhận các mức cao kỷ lục những ngày liên tiếp trước đó.
Các nước láng giềng của Brazil dựng 'rào chắn dịch tễ' ngăn virus tràn sang
Các nước láng giềng của Brazil đang thành lập "rào chắn dịch tễ học" để ngăn chặn biến thể virus gây bệnh COVID-19 lây lan đến phần còn lại của khu vực Mỹ Latinh.
Nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại khoa chăm sóc đặc biệt trong một bệnh viện dã chiến ở Sao Paulo, Brazil. Ảnh: Bloomberg
Theo tờ Telegraph, Uruguay tuyên bố sẽ chuyển số vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 còn lại ở nước này đến các thành phố giáp biên giới với Brazil trong nỗ lực nhằm "phong tỏa" đất nước này khỏi chủng virus biến thể P.1.
Colombia cũng ngăn chặn virus gây bệnh bằng cách tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho bất kỳ ai trên 18 tuổi ở vành đai Amazon giáp với Brazil. Tuần trước, Colombia thông báo đã tiêm được hơn 22.000 liều vaccine.
"Chúng tôi đang bị đe dọa bởi tình hình dịch tễ ở Brazil", Bộ trưởng Bộ Y tế Uruguay Daniel Salinas nói.
Argentina, Peru và Chile cũng đang thực hiện các bước để đề phòng biến thể P.1 - được cho là có nguồn gốc từ thành phố Manaus thuộc vùng Amazon của Brazil - với khả năng lây nhiễm nhanh hơn.
Là quốc gia lớn nhất ở Mỹ Latinh với 221 triệu dân, Brazil đã ghi nhận hơn 11,7 triệu trường hợp ca mắc COVID-19 và hơn 285.000 ca tử vong, chỉ xếp sau Mỹ.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thường đánh giá thấp căn bệnh này. Ông từng miêu tả COVID-19 chỉ như cảm lạnh, sổ mũi thông thường. Thế nhưng, thực tế là Bộ Y tế nước này đã tiếp nhận thêm hơn 90.000 ca dương tính và 2.648 ca tử vong mới chỉ trong 1 ngày vào tuần trước.
Hệ thống chăm sóc y tế ở quốc gia Mỹ Latinh này đang ở sát bờ vực đổ sụp: 24 trong số 26 bang và quận liên bang, trong đó có cả thủ đô Brasilia, có tỷ lệ kín giường bệnh chăm sóc đặc biệt bằng 80% hoặc hơn. Các nhà nghiên cứu cảnh báo đây có thể là vụ sập hệ thống bệnh viện lớn nhất trong lịch sử Brazil.
Các nước láng giềng đã lo lắng theo dõi tình hình dịch bệnh ở Brazil diễn nhiều tháng nay trước bối cảnh số ca mắc bắt đầu leo thang tại quốc gia của họ. Peru - quốc gia có chung 2.800 km biên giới với Brazil - đã đình chỉ các chuyến bay và đóng cửa biên giới với Brazil từ tháng 1.
Trong khi đó, Colombia vẫn duy trì đóng cửa biên giới với Brazil - trừ một số mục đích nhất định - cho đến ít nhất ngày 1/6. Quốc gia cũng đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ Brazil từ tháng 1, đồng thời cấm các chuyến bay đến Leticia - thành phố biên giới của
Chile quy định bất kỳ người nào đến từ Brazil sẽ phải đến một cơ sở cách ly bắt buộc và làm xét nghiệm COVID-19.
Argentina lại chọn cách không đóng cửa hoàn toàn biên giới. Mặc dù việc đi lại bị hạn chế đối với người nước ngoài, nhưng người Argentina vẫn có thể di chuyển qua biên giới. Hôm 20/3, Argentina đã cắt giảm số chuyến bay từ một số quốc gia Mỹ Latinh, trong đó có Brazil.
Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Chính phủ Argentia đang phải đối mặt với áp lực từ nội bộ để khẩn trương chống dịch hơn nữa. Trên 50 học giả và nhân vật nổi tiếng ở nước này đã đưa ra một bức thư ngỏ kêu gọi chính phủ đóng cửa biên giới.
"Tại thời điểm chúng ta chỉ tiêm vaccine cho một số ít dân số có nguy cơ và chúng tôi quan sát thấy một dòng chảy du lịch không thể giải thích được với Brazil, chúng tôi tin rằng việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của đại dịch ở đất nước chúng ta là cần thiết", bức thư nêu rõ.
Israel, Ireland và Hà Lan tiếp tục duy trì lệnh giới nghiêm và phong tỏa Nội các Israel ngày 23/2 đã thông qua lệnh giới nghiêm vào ban đêm nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong dịp lễ Purim sắp tới. Ngừng hoạt động tại khu vực khởi hành tại sân bay quốc tế Ben Gurion ở gần Tel Aviv, Israel ngày 24/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN Lệnh giới...