Lão nông Út Đậm góp 100 triệu đồng làm đường giao thông
Út Đậm là cái tên trìu mến mà người dân trong ấp Đập Đá, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang dành cho ông Lê Văn Đậm. Chuyện ông Út Đậm làm từ thiện ai cũng biết, nhưng việc ông góp 100 triệu đồng từ tiền bán lúa của gia đình thì ít người biết đến.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Chi bộ ấp Đập Đá cho biết, năm 2015, con đường từ chợ Mỹ Phước vào kênh ấp Đập Đá dài gần 3 km bị xuống cấp. Sau khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân chung tay làm đường giao thông, tạo thuận lợi cho người dân và học sinh đi lại. Biết tin, ông Út Đậm đã bán gần hết số lúa của gia đình được 100 triệu đồng để cùng địa phương làm con đường này.
Ông Út Đậm (giữa)
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Mách, Phó Trưởng ấp Đập Đá nhớ lại: “Hôm đó, khi ông Út Đậm cầm 100 triệu đồng đóng góp vào quỹ xây dựng nông thôn mới ai cũng bất ngờ, bởi đó là số tiền quá lớn đối với một nông dân”.
Ông Út Đậm sinh ra và lớn lên ở vùng Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1970, ông về vùng Mỹ Phước sinh sống, bắt đầu khai hoang, phục hóa vùng đất này. Nhờ chăm chỉ làm ăn, từ 1 – 2 ha đất ban đầu đến nay gia đình ông đã có 15 ha đất, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm. “Cũng có của ăn của để, nên gia đình tôi muốn đóng góp công sức cùng xây dựng nông thôn mới”, ông Út Đậm cho biết.
Ông Phan Văn Trung, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Phước khẳng định: Ông Út Đậm là người giàu lòng nhân ái. Không chỉ đóng góp số tiền lớn xây dựng nông thôn mới, ông còn đóng góp thực hiện nhiều chương trình do địa phương phát động. Khi ấp có chủ trương xây cầu qua sông cho con em đến trường, ông Út Đậm đã ủng hộ 30 triệu đồng. Năm 2000, khi lũ lớn về, nhiều người dân trong xã thiếu lương thực, ông cũng đứng ra vận động và cùng góp được hơn 10 tấn gạo để cứu đói cho bà con.
Theo Lê Sen (TTXVN)
Hiệu quả mô hình "nuôi bò rẻ" ở Phước Hòa
Nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hội viên, nhiều năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phước Hòa (Bác Ái) đã triển khai mô hình "nuôi bò rẻ".
Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình "Nuôi bò rẻ". Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.
Đàn bò được chăm sóc tốt để tạo điều kiện cho các hội viên nghèo và cận nghèo nhận nuôi.
Chị Chamaléa Thị Khái, thôn Chà Banh, vui vẻ chia sẻ: Năm 2009, được Hội CCB xã giúp đỡ cho nhận 2 con bò cái về nuôi sinh sản. Gia đình mừng lắm! Nhờ điều kiện thuận lợi, trong vòng 6 năm đã sinh sản được 4 con. Trả lại chủ cho nhận nuôi 2 con, gia đình được hưởng 2 con bò. Tiết kiệm, cộng với số tiền bán được từ 2 con bò, nên năm 2015, gia đình đã xây được ngôi nhà gần 70 triệu đồng.
Tương tự như chị Khái, ông Chamaléa Đông, cũng ở thôn Chà Banh, phấn khởi nói: Trước đây, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2010, được Hội CCB chia sẻ, giúp cho nhận nuôi 2 bò cái để nuôi rẽ và sinh sản đã được 4 con bò cái. Gửi lại chủ cho nhận nuôi bò nái và 2 bò con, gia đình có được 2 con bò. Có được bò, gia đình sẽ tích cực chăn nuôi tiếp tục sinh sản, có thêm nhiều điều kiện để phát triển kinh tế gia đình.
Đánh giá về mô hình "Nuôi bò rẻ" của Hội CCB xã, đồng chí Katơr Tám, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, cho biết: Có thể nói, mô hình "Nuôi bò rẻ" của Hội CCB xã là điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất của địa phương. Hiện nay, Hội CCB xã có 26 hội viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Để tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hội viên, Hội CCB xã Phước Hòa tiếp tục nhân rộng mô hình "Nuôi bò rẻ", vận động các hội viên phát triển kinh tế với mô hình vườn ao chuồng, vươn lên ổn định cuộc sống. Với cách làm hay, huy động được sức mạnh tổng hợp của hội viên CCB, tin rằng đời sống của các hội viên và Nhân dân ở đây sẽ được nâng cao, kinh tế gia đình sẽ phát triển hơn.
Theo Phan Hiếu (Báo Ninh Thuận)
Bắc thêm một "nhịp cầu" gỡ khó cho nhà nông Sở NNPTNT Hà Nội vừa phối hợp huyện Phú Xuyên tổ chức hội thảo "Nhịp cầu nhà nông". Dự hội thảo, bà con nông dân trên địa bàn được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về những vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, cũng như kịp thời nắm bắt các chính sách về phát...