Lao hạch có lây không, triệu chứng thế nào?
Lao hạch là một căn bệnh tương đối phổ biến và ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh. Lao hạch có biểu hiện như thế nào?
Biểu hiện của bệnh lao hạch
Bệnh lao hạch do trực khuẩn lao gây ra, trong đó chủng trực khuẩn phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis.
Trên thực tế, cơ thể luôn tồn tại những hạch nhỏ có kích thước bằng hạt gạo hay hạt đậu lẫn trong các mô cơ thể. Khi các hạch này bị nhiễm trực khuẩn lao, chúng sẽ có hiện tượng viêm sưng, đau nhức tại vị trí hạch.
Một số vị trí lao hạch thường xuất hiện trên thân thể như cổ, mang tai, nách, bẹn,… Một số trường hợp khác có thể xuất hiện hạch ở nội tạng như hạch mạc treo, hạch trung thất,…
Khi bị lao hạch sẽ có các biểu hiện là sốt nhẹ về chiều, sốt kéo dài; người mệt mỏi, kém ăn, gầy sút… Khoảng 36 – 41% lao hạch có kèm theo tổn thương lao các cơ quan khác.
Vị trí tổn thương hay gặp nhóm hạch ở cổ.
Vị trí tổn thương hay gặp nhóm hạch ở cổ, trong khi hạch bẹn rất ít gặp. Hạch có đường kính khoảng một đến vài cm, chắc, di động, có thể hơi đau, đôi khi có viêm ở xung quanh hạch, thường bị một chuỗi hạch.
Lao hạch chia làm 3 thể:
Thể viêm hạch thông thường
Thể viêm hạch và viêm quanh hạch
Video đang HOT
Thể khối u.
Với mỗi thể khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau.
Đối với viêm hạch thông thường: Những tổn thương ở răng, miệng, mũi… tạo điều kiện để vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú tại đó và gây ra bệnh lao hạch. Viêm hạch thông thường thì các hạch rất nhỏ (bằng hạt thóc, hoặc hạt bắp…) và nhỏ lẫn trong các mô xung quanh. Khi hạch nổi ngoài da có thể sờ thấy, lúc đó hạch đã sưng to. Viêm hạch thông thường thì sờ vào hạch không thấy đau, hạch cũng phát triển chậm (trong nhiều tháng) và mềm.
Đối với viêm hạch và viêm quanh hạch (viêm hạch do nhiễm khuẩn): Khi hạch sưng to, đỏ, sờ vào thấy đau, dùng kháng sinh thấy bớt sưng đau, thể tích hạch giảm dần thì đó là hạch viêm do nhiễm khuẩn. Hoặc hạch nếu lúc sưng lúc giảm, lúc đau lúc không có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường.
Đối với hạch khối u: Nếu hạch cứng, to và phát triển nhanh, gốc hạch có chân lan tỏa như rễ cây lan vào các tổ chức xung quanh, thì có nguy cơ đây là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.
Chẩn đoán và điều trị lao hạch
Để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài những biểu hiện nghi ngờ các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm trong đó siêu âm hạch giúp đánh giá tính chất hạch.
Chọc hút hạch bằng kim nhỏ: Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ làm, cho kết quả nhanh, hầu như không có tai biến. Chọc hút hạch để làm xét nghiệm tế bào học hoặc để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Các trường hợp điển hình, chọc hút tế bào làm hạch đồ, khi soi trên kính hiển vi sẽ thấy các thành phần của một nang lao điển hình.
Sinh thiết hạch để chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Đây là kỹ thuật quan trọng, có giá trị giúp chẩn đoán xác định lao hạch cao hơn chọc hút tế bào, thấy được tổn thương là nang lao điển hình.
Một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định nếu thấy cần thiết.
Điều trị lao hạch bao lâu là còn tùy thuộc vào thể lao.
Lao hạch có lây không?
Lao hạch không thuộc dạng những căn bệnh nguy hiểm vì chúng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Hiện lao hạch đã có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm trong vòng từ 7 – 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân.
Lao hạch nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại di chứng. Ngược lại, điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và có nhiều biến chứng: Hạch to nhuyễn hóa, rò mủ kéo dài, dễ tái phát; hạch dính với nhau thành đám, chèn ép vào thần kinh; có thể gây lao lan đến các cơ quan khác.
Khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lời khuyên thầy thuốc
Lao hạch có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe con người. Điều trị lao hạch bao lâu là tùy thuộc vào việc người bệnh có bỏ dở điều trị hay không. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng dùng thuốc trước 8 tháng, bỏ dở việc điều trị khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, sẽ không những không khỏi bệnh, mà bệnh còn nhanh tái phát trở lại. Nguy hiểm hơn là vi khuẩn lao sẽ trở nên kháng thuốc, khiến việc điều trị sau này gặp khó khăn hơn.
Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, trường hợp điều trị nội khoa không khỏi, lao hạch cũng có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ hạch, áp dụng với các trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, ở giai đoạn khu trú, di động.
Để phòng bệnh lao hạch cần chú ý tiêm phòng lao đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế. Ngoài ra, cần nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, nhất là đối với trẻ em. Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ. Khi có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi đã được chẩn đoán lao hạch, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa lao. Không tự ý điều trị, thay đổi dùng thuốc dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.
Một người ở Phú Thọ mắc bệnh lao da hiếm gặp
Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh nhưng diễn tiến nguy hiểm.
Bà N.T.T. (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) bị nổi sẩn ngứa ở cổ tay, bàn chân đã lâu, đi khám da liễu và thoa thuốc nhưng không thuyên giảm.
Sau đó, bà T. được giới thiệu đến Bệnh viện Phổi Phú Thọ khám và nhận kết quả mắc lao da.
May mắn, sau hơn một tháng điều trị, người bệnh đã hết ngứa, vết thương liền sẹo.
Vết loét do lao trên tay người bệnh. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó trưởng khoa Lao ngoài phổi, Bệnh viện Phổi Thú Thọ, lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Lao da là dạng tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% trong số các dạng bệnh lao. Bệnh thường đi kèm với lao ở những cơ quan khác như lao phổi, lao ruột hoặc lao sinh dục.
Nếu không chú ý phát hiện và điều trị sớm, lao da sẽ lan dần ra những vùng khác vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến người bệnh khó chịu, rát ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da khá đa dạng như nổi nốt sần, sần viêm, loét da mạn tính... và các tổn thương khác. Biến thể của bệnh lao da cũng có thể được phân loại tùy theo số lượng vi khuẩn trên da của người bệnh.
Trong khi đó, triệu chứng bệnh viêm da cơ địa rất điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Điều này rất dễ khiến nhiều người lầm tưởng mình bị viêm da cơ địa, dẫn đến điều trị không khỏi.
Bác sĩ Hoàng Yến cho hay việc chữa lao da không chỉ chú trọng vào điều trị các tổn thương ngoài da mà còn phải kiên trì kết hợp với các loại thuốc kháng lao. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nhưng người bệnh vẫn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay dừng thuốc.
Lao da là bệnh lý hiếm gặp nhưng để lại những hệ quả rất nguy hiểm nếu vô tình nhiễm bệnh. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám sớm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để phòng ngừa lao và các bệnh lao ngoài phổi, mọi người cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng; hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh lao, nếu có biểu hiện bất thường trên da hay các cơ quan khác trên cơ thể nên đến cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn xa Với trường hợp di căn xương, bệnh nhân có thể biểu hiện đau xương, gãy xương tự nhiên. Thep PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu, Trung tâm Ung bướu, BV Đại học Y Hà Nội, di căn là một trong những đặc tính cơ bản của tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u nguyên phát, di chuyển theo...