Triển vọng chẩn đoán sớm và điều trị khối u diệp thể vú hiếm gặp
Một nhóm các nhà khoa học Australia đã phát hiện các dấu ấn sinh học mới của khối u diệp thể vú, qua đó mở ra triển vọng trong việc điều trị bệnh nhân bị u vú khó chẩn đoán và hiếm gặp này.
Trong nghiên cứu công bố ngày 1/2 trên tạp chí Journal of Pathology, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Y học Garvan đã cải tiến một máy methyl hóa ADN để phân biệt các khối u diệp thể vú với các khối u khác. Chiếm chưa đến 1% trong số các ca u vú, khối u diệp thể chủ yếu là lành tính, song 10% có thể là ác tính. Do hiểu biết còn ít về cấu trúc phân tử của khối u hiếm gặp này, biện pháp chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa trên kiểm tra mô.
Theo nhà khoa học Ruth Pidsley tại viện Garvan, tác giả nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán khối u diệp thể vú hiện nay là phân tích các đặc tính tế bào dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có thể dẫn đến chẩn đoán sai thành u xơ tuyến, sarcoma (một loại ung thư bắt đầu trong các mô) hoặc ung thư vú thể dị sản. Các loại u có thể trông giống nhau song có tốc độ phát triển, tiên lượng và lộ trình điều trị khác nhau. Bà Pidsley nhận định cách tiếp cận di truyền học biểu sinh, tập trung vào nghiên cứu các kiểu methyl hóa ADN sẽ đem lại thông tin mới cho nghiên cứu bệnh lý học truyền thống.
Video đang HOT
Sau khi thực hiện methyl hóa toàn bộ bộ gene của một nhóm gồm 33 bệnh nhân, nhóm nghiên cứu thấy rằng các khối u diệp thể vú có quá trình methyl hóa đặc biệt so với mô vú bình thường và các khối u tương tự về mô bệnh. Ngoài ra, họ xác định được 53 khu vực methyl hóa khác nhau có thể được sử dụng để phân biệt các khối u diệp thể vú ác tính với các trường hợp lành tính, trong khi cũng phát triển một thuật toán học máy để tiến hành phân biệt.
Nhà khoa học Susan Clark, đồng tác giả và là người đứng đầu Phòng thí nghiệm Di truyển Biểu sinh ung thư tại Garvan, cho biết sự gián đoạn đối với quy trình di truyền học biểu sinh, chẳng hạn như các mô hình methyl hóa ADN, là dấu hiệu nhận biết ung thư. Dấu hiệu này có thể thay đổi đáng kể giữa các loại ung thư khác nhau.
Theo nhà khoa học này, với việc tận dụng sức mạnh của các công nghệ di truyền học biểu sinh tiên tiến như phương pháp PCR kỹ thuật số sử dụng hệ thống vi giọt, bước tiếp theo sẽ là tiến hành xét nghiệm PCR dựa trên di truyền học biểu sinh nhạy cảm để phát hiện các khối u diệp thể vú. Trong tương lai, đây có thể trở thành phương pháp được sử dụng thường xuyên trong các phòng thí nghiệm.
Phát hiện hóa thạch nhện cỡ lớn ở Australia
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà khoa học Australia mới đây đã phát hiện hóa thạch của một loài nhện lớn, có niên đại từ 11 triệu đến 16 triệu năm.
Đây là hóa thạch nhện lớn nhất từng được ghi nhận ở Australia và là hóa thạch đầu tiên thuộc họ nhện Barychelidae được tìm thấy trên thế giới.
Loài nhện hóa thạch mới được đặt tên là Megamonodontium Mccluskyi nhằm vinh danh những đóng góp của Tiến sĩ cổ sinh vật học Matthew McCurry tại Đại học New South Wales (UNSW), người đã phát hiện ra mẫu vật. Hóa thạch được tìm thấy tại khu vực khai quật McGraths Flat ở trung tâm bang New South Wales (Australia) - địa điểm nổi tiếng với nhiều hóa thạch độc đáo của nhiều loài động vật và thực vật khác nhau có từ kỷ Miocen (từ 23 triệu đến 5 triệu năm trước). Phát hiện được công bố trên Tạp chí Động vật học của Hiệp hội Linnean do Nhà xuất bản Đại học Oxford (Anh) phát hành gần đây.
Các nhà khoa học cho biết hóa thạch nhện mới có hình dáng tương tự như các loài thuộc chi Monodontium ("nhện cửa sập") hiện nay, nhưng có kích thước lớn gấp 5 lần so với các loài thuộc chi này.
Tiến sĩ McCurry cho rằng phát hiện mới này rất có ý nghĩa về mặt khoa học vì từ trước đến nay mới chỉ có 4 hóa thạch nhện được tìm thấy trên khắp lục địa Australia, khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc tìm hiểu quá trình tiến hóa của loài này. Hóa thạch trên tiết lộ thông tin mới về quá trình tuyệt chủng của các loài nhện và bù lấp khoảng trống kiến thức về quá trình lịch sử của châu Đại dương.
Theo Tiến sĩ McCurry, họ hàng gần nhất của hóa thạch này hiện sống trong các khu rừng rậm ẩm ướt trải dài từ Singapore cho đến Papua New Guinea. Điều này cho thấy các loài này từng sinh trưởng trong một môi trường tương tự ở lục địa Australia nhưng sau đó đã tuyệt chủng khi quốc gia châu Đại dương này trở nên khô cằn hơn.
Tiến sĩ Robert Raven, nhà nghiên cứu về nhện thuộc Bảo tàng Queensland, tác giả giám sát nghiên cứu, cho biết đây không chỉ là hóa thạch nhện lớn nhất từng được tìm thấy ở Australia mà còn là hóa thạch đầu tiên thuộc họ Barychelidae được tìm thấy trên thế giới.
Phó Giáo sư Michael Frese tại Đại học Canberra, người đã sử dụng kỹ thuật chụp chồng vi ảnh để quét các mẫu vật, cho biết hóa thạch nhện tìm được ở McGraths Flat cho thấy "các chi tiết được bảo quản ở mức độ đáng kinh ngạc". Ông mô tả: "Bằng việc quét bằng kính hiển vi điện tử, nhóm nghiên cứu có thể tìm hiểu các chi tiết nhỏ trên móng vuốt và những sợi lông cứng trên bàn chân, cẳng chân và phần thân chính của nhện. Những sợi lông cứng của nhện có cấu trúc giống như lông nhưng có thể có nhiều chức năng khác. Các sợi lông này có thể giúp nhện cảm nhận được hóa chất và rung động, bảo vệ nhện chống lại những kẻ tấ.n côn.g và thậm chí phát ra âm thanh".
Hóa thạch mới được lưu giữ trong bộ sưu tập cổ sinh vật học tại Bảo tàng Australia (AM) ở thành phố Sydney và được cung cấp dưới dạng dữ liệu trực tuyến để phục vụ nghiên cứu.
Các dòng hải lưu biển sâu Nam Cực chảy chậm lại Các dòng hải lưu sâu quanh khu vực Nam Cực đang chảy chậm lại sớm hơn dự kiến nhiều thập niên do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là kết luận trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia, được công bố ngày 26/5. Ảnh: Getty Images Trong nghiên cứu này, một nhóm các nhà khoa học...