Lao động sang Hàn sẽ phải ký quỹ bảo lãnh
LĐVN làm thủ tục dự thi tiếng Hàn (Ảnh: B.D/Lao động)
Hôm qua, 23/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tới đây người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ phải ký quỹ bảo lãnh.
Đây là một trong những biện pháp chính nhằm giảm thiểu tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm thêm, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hiện nay.
Video đang HOT
Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ ban hành chính sách mạnh tay nhằm ràng buộc trách nhiệm của người lao động và gia đình họ như chính sách ký quỹ, bảo lãnh đối với NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc yêu cầu người lao động và gia đình cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật hai nước những địa phương có nhiều lao động hết hạn hợp đồng không về nước sẽ giảm giao chỉ tiêu xuất khẩu lao động…
Thậm chí, nếu tình hình chưa được cải thiện, Bộ sẽ đề nghị các địa phương tiếp tục tạm dừng ở một số huyện, nếu cần có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng tuyển chọn ở một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao tại Hàn Quốc. Cùng với đó, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để có biện pháp xử lý đối với cá nhân người lao động vi phạm.
Trước thông tin người lao động chia sẻ rằng họ bị thu phí quá cao để sang Hàn Quốc làm việc, với số tiền lên tới 300 triệu đồng. Khi hết hạn hợp đồng, thu nhập của người lao động chỉ vừa đủ để trả các chi phí bỏ ra ban đầu nên họ phải trốn ra ngoài làm chui, kiếm thêm tiền mang về cho gia đình. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhận định bà không đồng tình với quan điểm này, bởi đây chỉ là những lý do biện bạch cho việc không tuân thủ những quy định pháp luật hai nước, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, tư cách của người lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Bà Chuyền nhấn mạnh Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) là chương trình phi lợi nhuận, được đánh giá cao và là chương trình công khai, minh bạch, chi phí thấp. Theo quy định của Hàn Quốc, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ phải chịu các chi phí trước khi đi với tổng cộng là 630 USD (bao gồm tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tuyển chọn và xử lý hồ sơ của người lao động). Ngoài ra, người lao động phải mang theo 500 USD sang Hàn Quốc để mua bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm hồi hương (khoản tiền này sẽ được hoàn trả lại cho người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động về nước).
“Những nội dung này đã được Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều năm nay để tất cả người dân đều có thể nắm được. Tuy nhiên, nhiều lao động có tâm lý nôn nóng, muốn được xuất cảnh sớm, nên dễ bị các cá nhân xấu lợi dụng để lừa đảo” bà Chuyền nói.
Nữ Bộ trưởng cũng khẳng định tỷ lệ người lao động Việt Nam không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã lên tới 50% (trong khi tỷ lệ này tính bình quân cho tất cả các nước cung ứng lao động sang Hàn Quốc là 21%), là nguyên nhân khiến phía Hàn Quốc tạm thời ngừng ký kết thỏa thuận cung ứng lao động với Việt Nam để hai bên phối hợp giải quyết sự việc. “Trong thời gian này, phía Hàn Quốc tạm thời chưa giới thiệu lao động mới cho người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn. Tuy nhiên, lao động về nước đúng thời hạn vẫn được tiếp tục sang làm việc tại Hàn Quốc” Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định.
Theo 24h
Hơn 12.000 CNVCLĐ đã bỏ thuốc lá
Sau 5 năm hệ thống CĐ thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc (MTKKT), kết quả khảo sát và báo cáo bước đầu đã có trên 12.000 CNVCLĐ bỏ thuốc lá (TL) trên 85% số CĐCS thực hiện MTKKT.
LĐLĐ Bắc Giang - đơn vị đi đầu phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc. Ảnh: V.L
Trao đổi về kết quả này, ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó ban Tuyên giáo - Thường trực Ban chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) Tổng LĐLĐVN - cho biết:
Thực hiện chỉ thị số 12/2007/CT - TTg ngày 10.5.2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Tăng cường các hoạt động PCTH của TL", Tổng LĐLĐVN đã ban hành hướng dẫn 860/HD - TLĐ yêu cầu các cấp CĐ triển khai các hoạt động tuyên truyền trong CNVCLĐ về tác hại của TL đối với sức khỏe con người, vận động đoàn viên, CNVCLĐ không hút thuốc nơi làm việc. Các cấp CĐ đã tích cực lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về tác hại của TL cho CNVCLĐ, triển khai việc gắn hàng trăm ngàn biển "Cấm hút thuốc" tại nơi làm việc đồng thời tham gia xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, DN, trong đó có nội dung "Không hút TL nơi làm việc" để CNVCLĐ thực hiện. Tổng LĐLĐVN đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hàng chục hội nghị tập huấn để cung cấp cho CB tuyên giáo CĐ về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm TL, những chính sách PCTH TL của VN.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cũng có hướng dẫn số 1350/HD - TLĐ triển khai đến các cấp CĐ xây dựng MTKKT, đồng thời yêu cầu các cấp CĐ đưa tiêu chuẩn "Không hút TL nơi làm việc" vào nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị để mọi đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện, coi đây là một tiêu chí thi đua trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá. Những đơn vị điển hình trong hoạt động xây dựng MTKKT như LĐLĐ các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Bình Dương, Tiền Giang, Đắc Lắc, CĐ Bưu điện, CĐ Viên chức VN...
´ Thực tế cho thấy, để xây dựng MTKKT còn gặp khó khăn. Đã có giải pháp gì để khắc phục chưa, thưa ông?
- Tháng 6.2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật PCTH TL. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện thành công việc xây dựng MTKKT.
Những khó khăn thường gặp trong công tác này là chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác PCTH TL chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những người hút thuốc không đúng nơi quy định một số chính sách thực thi của Nhà nước còn chậm và thiếu đồng bộ như chính sách thuế, việc ngăn chặn TL nhập lậu... Một vấn đề hết sức quan trọng là nhận thức của nhân dân nói chung và CNVCLĐ nói riêng về tác hại của TL còn đơn giản, chưa đầy đủ. họ cho rằng việc hút TL là sở thích riêng, thói quen, một việc làm bình thường.
Do đó, Nhà nước cần sớm có nghị định hướng dẫn thi hành Luật PCTH TL để các cấp, các ngành và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của TL và những chính sách PCTH TL của VN, của các nước trên thế giới cũng cần được đẩy mạnh. Đối với tổ chức CĐ, sẽ tích cực triển khai nội dung Luật PCTH TL, gắn với việc xây dựng MTKKT, vận động đoàn viên, CNVCLĐ cam kết không hút thuốc nơi làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe cho CNVCLĐ, giữ gìn môi trường trong lành và xây dựng cơ quan, DN văn hóa.
- Xin cảm ơn ông!
Theo laodong
'Tấm lưới nghĩa tình' giúp ngư dân bám biển Hoàng Sa Ngư dân của 7 tỉnh miền Trung đã được nhận được tàu đánh cá, ngư lưới cụ để phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Ngày 19/10, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng ngư lưới cụ trị giá 13 tỷ đồng cho ngư dân 7 tỉnh miền Trung theo chương trình "Tấm lưới...