Lao động chui ở Anh đem tới rủi ro và lợi nhuận lớn
Lén lút lao động chui ở Anh, nhiều di dân vào Anh bất hợp pháp mong muốn kiếm tiền từ những ngành bất hợp pháp và không được quản lí.
Tamsin Barber, một chuyên gia về cộng đồng người Việt ở Anh, cho biết nhiều người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói:
“Họ làm vậy bởi vì họ biết rằng khi họ đến Vương quốc Anh, có nhiều phần chắc là họ sẽ có thể tìm được công việc trong ngành trồng cần sa và họ có thể kiếm được một số tiền lớn trong thời gian ngắn, trả lại tiền nợ những kẻ buôn lậu, và cuối cùng có thể gửi tiền về cho gia đình của họ.”
Cũng như ngành trồng cần sa bất hợp pháp, nhiều người Việt Nam làm việc trong các tiệm làm móng, vốn đã nở rộ trên các đường phố ở Anh trong những năm gần đây. Những người khác làm việc trong nhà hàng, làm lao công, một số người bán dâm. Một khi đã đến đây, nhiều di dân bị kẹt lại.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á, Human Rights Watch chia sẻ:
“Khi họ đến Vương quốc Anh, họ phải làm việc để trừ nợ từ 30 đến 40.000 đôla khỏi tiến lương của họ. Nếu họ không vâng lời hoặc họ không làm theo chỉ dẫn thì những băng đảng buôn lậu có thể làm hại gia đình họ ở Việt Nam.”
Một số di dân chịu đựng tình cảnh như nô lệ.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á, Human Rights Watch cho biết thêm:
“Họ khiếp sợ là nếu họ bị trình báo hoặc bằng cách nào đó họ tìm tới nhà chức trách vì họ bị ngược đại quá tàn tệ, thì tất cả những gì xảy ra là họ sẽ bị bắt và gửi trở về lại Việt Nam, trong khi họ vẫn còn nợ chồng chất.”
Dù đầy rủi ro như vậy, việc gửi một thành viên gia đình ra lao động ở nước ngoài thường là một quyết định chung.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói thêm:
“Những cách thức mà các gia đình có thể sử dụng để gom tiền có thể là bán đất, thế chấp lại nhà của họ, hoặc có thể là vay tiền từ những người cho vay nặng lãi.”
Nếu thành công, tiền kiếm được có thể giúp nhiều gia đình đổi đời. Tại xã Đô Thành ở tỉnh Nghệ An, những căn nhà ọp ẹp giờ được thay thế bằng những biệt thự sang trọng.
Ông Nguyen Van Thuy, cư dân xã Đô Thành cho biết:
Ở xã Đô Thành này trước kia mọi người chỉ làm ruộng, từ ngày có chuyện đi làm việc ở nước ngoài thì bộ mặt xã thay đổi, nhiều nhà làm giàu được. Vì thế mà người dân người ta cho con em đi bằng con đường kể cả hợp pháp và bất hợp pháp sang Châu Âu.
Hành trình bất hợp pháp đó kết thúc bằng bi kịch cho 39 di dân tìm đường sang Anh.
Cô Tamsin Barber, Đại học Oxford Brookes nói:
“Họ đi theo những tuyến đường nguy hiểm này và có phần chắc họ vẫn sẽ tiếp tục đến vì sang Vương quốc Anh lao động vẫn còn quá nhiều cái lợi.”
Lợi nhuận tiềm năng so với những rủi ro đáng sợ. Đó là vấn đề nan giải đối với di dân đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Anh.
Theo VOA
BBC: Lợi nhuận các đường dây buôn người đổ vào túi 'sếp lớn' ở Paris
Chuyên gia người Pháp về buôn bán người cho biết khoản phí hàng chục nghìn USD, mà người di cư trả cho các đường dây, đi vào túi các "sếp lớn" ở Paris.
Câu chuyện của những người đang mất tích và bị nghi nằm trong số 39 người chết thường có những chỉ dấu liên quan tới Pháp.
Pháp là điểm nút của các tuyến đưa người vượt biên, là nơi để người di cư sang London. Đi tới Pháp từ Đức, Bỉ hay Ba Lan đều khá dễ dàng, nhưng từ Pháp sang Anh khó hơn và đắt đỏ hơn nhiều.
"Chỗ để lên xe tải thay đổi liên tục", Thi Hiep Nguyen, chuyên gia hàng đầu của Pháp về nạn buôn bán người, nói với BBC.
Hơn một tuần kể từ vụ phát hiện 39 thi thể trong container xe tải ở Anh, các gia đình có con mất tích vẫn chờ đợi xác minh danh tính nạn nhân. Ảnh: AP.
Báo cáo của bà về các đường dây vận chuyển người có trích lời một kẻ vận hành đường dây, bị bắt giữ ở Pháp năm 2012, nói rằng tiền về túi "các sếp lớn" ở Paris.
"Chúng không chỉ ở Paris, mà ở khắp nơi", bà nói với BBC. "Có các tay trùm ở khắp các nước châu Âu, bao gồm Anh. Có nhiều ở Paris, chúng thay đổi địa điểm liên tục, nhưng khá đông ở ngoại ô phía nam Paris".
Cảnh sát thỉnh thoảng nhận được tin tố giác về các nhà nghỉ có liên quan tới buôn bán người.
Năm ngoái, truyền thông Pháp đưa tin về vụ phát hiện 24 người di cư Việt Nam bị nhốt bên trong một căn nhà ở Villejuif, ngoại ô Paris. Tất cả, trừ hai người, là phụ nữ và trẻ em.
Bà cho rằng 39 người chết trong container ở Essex có lẽ đã không đủ tiền để trả cho tuyến vượt biên "xịn" nhất. Họ đã đánh đổi tính mạng của mình.
Một gia đình đã lập bàn thờ con gái nghi nằm trong số 39 nạn nhân sau nhiều ngày không thể liên lạc được. Ảnh: Hoàng Lam.
Một nam thanh niên Việt Nam đã vượt biên bất hợp pháp vào Anh tuần trước, cũng đi tuyến từ Zeebrugge, Bỉ sang London (như xe container chở 39 thi thể) nói với BBC anh biết một số người trong đó.
"Tôi rời Anh một ngày trước khi 39 người kia đi", anh nói với đài BBC qua Facebook. "Xe tôi đi thì có 7 người. Nó không đông lạnh nên hít thở không vấn đề gì".
Người này nói anh đi từ Việt Nam sang Nga, sống ở một nhà kho trong một tháng, trước khi đi bộ qua rừng, đến Đức, rồi đến Pháp.
"Tôi sang Anh để tìm việc", anh nói với BBC. "Nhưng bây giờ tôi cảm thấy quá sốc, chẳng làm được gì".
Theo Zing.vn
Đầu tư dài hạn sẽ giảm thiểu được rủi ro? Thông thường, những nhà đầu tư chứng khoán dài hạn được xem là đang đi theo mục tiêu "chậm mà chắc", là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người không ưa mạo hiểm với lợi nhuận ổn định, bền vững và ít rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán dài hạn không hề dễ dàng, nhà đầu tư phải là người...